Phương hướng phát triển kinh tế xã hộiKT XH của vùng Bắc Trung Bộ đến

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hẹp chênh lệch về Phát triển Kinh tế - Xã hội giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ (Trang 75)

I. Phương hướng phát triển kinh tế xã hộiKT XH đến năm 2020

2. Phương hướng phát triển kinh tế xã hộiKT XH của vùng Bắc Trung Bộ đến

Trung Bộ đến năm 2020.

2.1. Mục tiêu phát triển.

a. Mục tiêu tổng quát:

Đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội vùng BTB sớm tiến kịp các vùng khác trong nước và trở thành một đầu cầu lớn của cả nước trong giao lưu, hợp tác quốc tế; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực; cải thiện căn bản đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân trong vùng; hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của thiên tai; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái.

b. Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020:

Phát triển các khu kinh tế: tập trung xây dựng và phát huy hiệu quả đầu tư các khu kinh tế đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập.

Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Phấn đấu đến năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt từ 670-780 USD. Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP đến năm 2010 dự kiến nông, lâm nghiệp và thuỷ sản khoảng 21,3-21,9%, công nghiệp và xây dựng khoảng 34-34,1% và ngành dịch vụ khoảng 44,1-44,6%. Giải quyết thêm việc làm cho khoảng 2,5-3,0 triệu lao động. Tỷ lệ hộ nghèo vùng BTB giảm từ 35,9% năm 2005 xuống còn 20,9% vào năm 2010 (theo chuẩn nghèo mới).

2.2. Nhiệm vụ chủ yếu.

Nhiệm vụ và giải pháp phát triển một số ngành, lĩnh vực:

Formatted: Font: Not Italic

Formatted: Level 3

Formatted: Font: Not Italic

Formatted: Font: Italic

Formatted: Level 4

Formatted: Font: Italic

Formatted: Font: 14 pt

Formatted: Font: 13 pt, Bold, Italic

Formatted: Border: Top: (Double solid lines, Auto, 0.5 pt Line width)

- Công nghiệp: Xây dựng nhà máy lọc - hóa dầu ở Dung Quất đúng tiến độ quy định, triển khai thu hút nguồn vốn để đầu tư nhà máy lọc dầu Nghi Sơn; triển khai thực hiện dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê gắn với xây dựng khu liên hợp luyện kim tại Vũng áng (Hà Tĩnh). Xây dựng các nhà máy đóng và sửa chữa tàu biển. Xây dựng các nhà máy xi măng ở các vùng có nguyên liệu đã được quy hoạch. Phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và công nghiệp dệt, da, may. Xây dựng mới các nhà máy bột giấy tại Thanh Hóa, Nghệ An, phù hợp với khả năng vùng nguyên liệu. Đẩy mạnh sản xuất mụối, đặc biệt là muối công nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy thủy điện kết hợp thủy lợi. Cơ bản hoàn thành đưa lưới điện quốc gia về các xã trong vùng.

- Phát triển nông-lâm-thuỷ sản: Nông nghiệp: phát triển nông nghiệp

theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả trên mỗi ha đất canh tác, thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết. Quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến, chú trọng các cây ngắn ngày (mía, lạc, thuốc lá, bông vải) và cây công nghiệp dài ngày (điều, dứa, cà phê, chè, cao su, hồ tiêu), cây ăn quả, khai thác có hiệu quả vùng đất phía Tây. Phát triển chăn nuôi với quy mô thích hợp. Lâm nghiệp: tập trung khoanh nuôi, bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn để giảm lũ, giữ nước, bảo đảm an toàn cho các công trình thủy lợi, thủy điện trong vùng. Đẩy mạnh trồng rừng ven biển chắn cát, ngăn mặn; nâng độ che phủ của rừng lên 44-45%. Thuỷ sản: phát triển thủy sản, đầu tư hạ tầng nuôi trồng thủy sản, bảo đảm phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển nghề cá xa bờ kết hợp với bảo vệ an ninh trên biển, xây dựng cơ sở hạ tầng các cảng, khu dịch vụ hậu cần nghề cá; các điểm, khu tránh bão ở cửa sông và hải đảo nơi nhiều tầu thuyền qua lại.

- Các ngành dịch vụ: Du lịch: Khai thác thế mạnh về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hoá, lịch sử. Đặc biệt quan tâm thu hút đầu tư phát triển các khu du lịch ven biển, đảo; phát triển các khu du lịch, các điểm du lịch hấp dẫn như : Phong Nha - Kẻ Bàng, cố đô Huế. Phối hợp phát triển các đô thị, khu, cụm công nghiệp với phát triển du lịch, nhất là du lịch biển đảo. Phát huy vai trò du lịch trong hợp tác kinh tế hành lang Đông - Tây, mở rộng quan hệ thương mại, du lịch và dịch vụ với các nước láng giềng Lào, Campuchia, Thái Lan, tham gia vào du lịch tiểu vùng Mê Kông mở rộng các tuyến đường Xuyên Á. Thương mại: Phát triển dịch vụ vận tải hàng không, vận tải biển, viễn thông quốc tế, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin ở các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu kinh

Formatted: Font: 14 pt Auto, 0.5 pt Line width)

Formatted: Font: 13 pt, Bold, Italic

Formatted: Border: Top: (Double solid lines, Auto, 0.5 pt Line width)

tế cửa khẩu và các thành phố của vùng. Xây dựng các trung tâm thương mại ở Vinh, Huế và khu thương mại ở một số cửa khẩu trên đất liền. Phát triển các dịch vụ cho nghề cá và phục vụ du lịch tại các huyện đảo trong vùng. Đẩy mạnh phát triển hệ thống chợ nông thôn.

- Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng: Xây dựng cảng trung chuyển quốc tế phục vụ phát triển vùng kinh tế trọng điểmKTTĐ miền Trung; nâng cấp các cảng, sân bay trong vùng phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Đầu tư các tuyến đường đảm bảo giao thông thông suốt trong mùa mưa lũ, giữa phía Đông và phía Tây; các đường nối liền các cảng biển, sân bay, đô thị ven biển với các huyện phía Tây của vùng với Tây Nguyên và với các nước bạn Lào, Campuchia và vùng Đông Bắc Thái Lan. Nâng cấp các công trình thủy lợi lớn ở thượng nguồn để chống lũ, phát điện, cấp nước mùa kiệt, bảo vệ môi trường. Hoàn thành các dự án khôi phục hệ thống thủy lợi chống lũ, tập trung phát triển thủy lợi miền Trung đảm bảo phục vụ cho sản xuất và đời sống; các công trình thủy lợi kết hợp với phòng tránh lũ.

- Từng bước đầu tư phát triển các khu kinh tế ven biển gắn với các tuyến, trục giao thông, các khu đô thị và các khu kinh tế cửa khẩu phía Tây của vùng. Đầu tư kết hợp nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học Vinh, Huế, trở thành cơ sở đào tạo đa ngành, trung tâm nghiên cứu khoa học của khu vực. Xây dựng thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa của khu vực Bắc Trung Bộ.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao tại Huế; đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các bệnh viện tỉnh trong vùng,triển khai xây dựng các trung tâm y tế vùng ở Vinh. Nâng cao đời sống kinh tế văn hóa các dân tộc thiểu số, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo.

- Về môi trường: Đảm bảo giữ vững môi trường sinh thái, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển, rừng đầu nguồn, góp phần khắc phục hậu quả thiên tai.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hẹp chênh lệch về Phát triển Kinh tế - Xã hội giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)