Tiềm năng, lợi thế so sánh của vùng Bắc Trung Bộ

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hẹp chênh lệch về Phát triển Kinh tế - Xã hội giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ (Trang 35 - 40)

I. Khái quát về vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ

1. Vùng đồng bằng sông Hồng

2.21. Tiềm năng, lợi thế so sánh của vùng Bắc Trung Bộ

2.1.1.2.2.1 Lợi thế về vị trí địa lý.

BTB với vị trí nằm trong vùng trung tâm của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, ở trung độ - như một điểm gạch nối giữa Bắc và Nam Việt Nam, cửa ngừ ra biển của một số tỉnh của CHDCND Lào và Đụng Bắc Thỏi Lan.

BTB nằm trên trục giao thông xuyên Việt kể cả đường bộ và đường sắt, nhiều tuyến đường ngang Đông Tây như cảng biển đến nước bạn Lào như Đường 7, Đường 8, Đường 9, Đường 29. BTB có hệ thống đô thị ven biển như Thanh Hóa, Vinh, Hà Tĩnh, Đồng Hới, Đông Hà, Cố đô Huế gắn liền với các khu, cụm công nghiệp, các trung tâm thương mại dịch vụ du lịch và các cảng biển. BTB gần đường hàng hải quốc tế, gần hay chịu ảnh hưởng trực tiếp của các khu vực phát triển năng động trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt bị chi phối nhiều bởi sự tăng tốc của đảo Hải Nam Trung Quốc.

Do vậy, BTB có vị trí giao lưu thuận lợi với các địa phương trong cả nước và quốc tế, trước hết là với thủ đô Hà Nội, địa bàn trọng điểm Bắc Bộ và địa bàn trọng điểm miền Trung, nước CHDCND Lào, mở ra triển vọng to lớn về khả năng hợp tác trong các lĩnh vực khai thác chế biến gỗ và lâm sản, sản xuất và trao đổi vật liệu xây dựng, khai thác và sử dụng tiềm năng thủy điện, tổ chức vận tải quá cảnh, đặc biệt Đường 9 đã được chọn là đường xuyên Á, Lao Bảo là khu mậu dịch tự do. Triển vọng to lớn hơn là khả năng BTB có quan hệ trao đổi mọi mặt với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới thông qua hệ thống đường biển.

Formatted: Level 4

Formatted: Level 5, Outline numbered + Level:

3 + Numbering Style: 1, 2, 3, … + Start at: 1 + Alignment: Left + Aligned at: 0.32 cm + Tab after: 1.59 cm + Indent at: 1.59 cm Formatted: Bullets and Numbering

Formatted: Font: 14 pt

Formatted: Font: 13 pt, Bold, Italic Formatted: Border: Top: (Double solid lines, Auto, 0.5 pt Line width)

2.1.2.2.2.2 Tài nguyên khoáng sản phong phú.

Do cấu tạo địa chất, khoáng sản miền Trung không nhiều và đa dạng như miền Bắc nhưng phân bố tương đối tập trung và điều kiện khai thác không mấy phức tạp.

Đá vôi và đất sét có nhiều ở các tỉnh phía Bắc đèo Hải Vân, trong các rặng núi thuộc hệ Trường Sơn Bắc.Các mỏ đá vôi ở đây có trữ lượng hàng tỷ tấn, phân bố nhiều nhất ở Quảng Bình, phía tây Thừa Thiên -Huế, và Quảng Trị.

Cao lanh, nguyên liệu để sản xuất gốm sứ, cũng tìm thấy nhiều ở phía bắc đèo Hải vân, lớn nhất là mỏ cao lanh Đồng Hới cạnh thị xã Đồng Hới (Quảng Bình) có trữ lượng hơn 30 triệu tấn. Các mỏ cao lanh tại A Lưới và Văn Xá (Thừa Thiên - Huế) cũng có trữ lượng hơn 11 triệu tấn.

Đá granít và các loại đá cứng có màu dùng để chế tác đá ốp lát có hầu hết các tỉnh trong miền. Nguồn đá này đã được khai thác để cung cấp cho thị trường vật liệu trong nước và xuất khẩu nhưng chỉ với qui mô nhỏ và công nghệ thô sơ.

Ở vùng duyên hải, có nhiều mỏ cát trắng có thể làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thủy tinh. Một phần các mỏ cát trắng ở Quảng Bình... đã được khai thác để xuất khẩu hoặc cung cấp cho các xí nghiệp địa phương. Đầu tư xây dựng các nhà máy khai thác, tuyển rửa cát trắng để xuất khẩu hoặc xây dựng các nhà máy thủy tinh, kính phẳng có công nghệ tiên tiến là hướng đầu tư ưu tiên trong miền.

Ngoài cát trắng, bờ biển vùng BTB có loại cát đen chứa khoáng chất titan, phân bố ở khắp các tỉnh duyên hải nhưng nhiều nhất là ở Quảng Bình và Quảng Trị.

Nguồn tài nguyên nước khoáng có ở khắp các tỉnh duyên hải. Về qui mô và chất lượng, đáng chú ý nhất có các nguồn khoáng Bang ở Quảng Bình.

Về khoáng sản kim loại, vùng BTB có vàng và mỏ bauxite trữ lượng lớn.

Vàng sa khoáng xuất hiện ở các sông suối trong miền và được nhân dân khai thác thủ công ở những nơi có mật độ phân bổ cao.Cũng còn các khoáng sản khác như Măng gan, Thiếc, Pirit, Letarit, cát xây dựng…có thể khai thác.

Nhìn chung các mỏ đa số phân bố ở những nơi gần cảng, gần đường giao thông, tương đối tập trung, quanh các trung tâm Thanh Hóa, Vinh, trước đây có nghề luyện kim cổ truyền. Chắc chắn khoáng sản vùng BTB sẽ phục vụ tốt cho phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng (đặc biệt xi măng); công nghiệp luyện kim đen và màu, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu và phục vụ nhu cầu phát triển KT – XH

Formatted: Level 5, Outline numbered + Level:

3 + Numbering Style: 1, 2, 3, … + Start at: 1 + Alignment: Left + Aligned at: 0.32 cm + Tab after: 1.59 cm + Indent at: 1.59 cm Formatted: Bullets and Numbering

Formatted: Font: 14 pt Auto, 0.5 pt Line width)

Formatted: Font: 13 pt, Bold, Italic Formatted: Border: Top: (Double solid lines, Auto, 0.5 pt Line width)

trong vùng, đưa BTB trở thành vùng có vị trí nổi bật về ngành công nghiệp trong cả nước.

2.1.3.2.2.3 Đ

ường bờ biển dài với nhiều cảng biển, vũng, vịnh, đầm phá thuận lợi phát triển giao thông vận tải và phát triển hải sản.

BTB có đường bờ biển dài 670km với 23 cửa sông, trong đó có nhiều cửa sông lớn có thể xây dựng cảng phục vụ vận tải, đánh cá như Lạch Hới, Nghi Sơn (Thanh Hóa); Lạch Quèn, Cửa Lò, Cửa Hội, Cửa Sót (Nghệ An); Cửa Khẩu (Hà Tĩnh); Cửa Gianh, Nhật Lệ (Quảng Bình); Cửa Tùng, Cửa Việt (Quảng Trị); Cửa Thuận An (Thừa Thiên Huế). BTB còn có nhiều bãi tắm đẹp như: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Cảnh Dương, Lăng Cô (Huế)…Ngoài ra BTB còn có nhiều bãi ngang và đầm phá. Vùng biến với thềm lục địa rộng và nhiều tài nguyên khoáng sản biển, với diện tích 92km2 có độ sâu 51- 200m, 14 cửa lạch lớn nhỏ. Có 10 đảo biển, mà cồn cỏ là biểu hiện của sự nuôi trồng hải sản có kết quả.

Qua điều tra có 30 – 40 loài cá kinh tế, với trữ lượng 620.000 tấn có khả năng khai thác 270.000 tấn, trong đó cá nổi 52-58%, chiếm 20-27% trữ lượng khai thác cả nước. Riêng tôm cũng có tới 30 loài tôm he, khả năng khai thác 3.300 Tấn/năm và tôm hùm 350-400 tấn/năm, mực 5000 tấn/năm. Ven biển với 30.000ha nước lợ ở các cửa sông, đầm phá có khả năng nuôi trồng hải sản. Ngoài ra còn có nhiều đồng muối ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

2.1.4.2.2.4 N

hiều bãi tắm, di tích, danh lam thắng cảnh…là điều kiện tốt phát triển du lịch.

Vùng BTB là một trong những vùng có nhiều tiềm năng du lịch. Cảnh quan nơi đây thật kỳ thú, những bãi biển thoải và sạch, nhiều cảnh quan núi, đèo, sông, hồ, rừng, biển, động đẹp như: bãi biển Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Cảnh Dương, Lăng Cô, núi Bạch Mã, động Phong Nha, sông Hương, núi Ngự…

Với bề dày lịch sử, trải qua nhiều giai đoạn biến chuyển phức tạp còn in dấu suốt trong quá trình dựng giữ nước như: sông Gianh, “Bến Hải, Cửa Tùng” quê hương phong trào Cần Vương, Xô Viết Nghệ Tĩnh, đất thép Quảng Bình – Vĩnh Linh, có chiến thắng oanh liệt thành Quảng Trị…là những di tích lịch sử đời đời ghi nhớ. Nhiều di tích lịch sử, cách mạng, kiến trúc nổi tiếng mà nổi bật là cố đô Huế với các lâu đài, lăng tẩm, chùa chiền, UNESCO đã công nhận di tích cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới.

Formatted: Level 5, Indent: Left: 0 cm, First line: 1.27 cm, Outline numbered + Level: 3 + Numbering Style: 1, 2, 3, … + Start at: 1 + Alignment: Left + Aligned at: 0.32 cm + Tab after: 1.59 cm + Indent at: 1.59 cm Formatted: Bullets and Numbering

Formatted: Level 5, Indent: Left: 0 cm, First line: 1.27 cm, Outline numbered + Level: 3 + Numbering Style: 1, 2, 3, … + Start at: 1 + Alignment: Left + Aligned at: 0.32 cm + Tab after: 1.59 cm + Indent at: 1.59 cm Formatted: Bullets and Numbering

Formatted: Font: 14 pt

Formatted: Font: 13 pt, Bold, Italic Formatted: Border: Top: (Double solid lines, Auto, 0.5 pt Line width)

Không kém phần phong phú, di sản văn hóa phi vật chất của BTB cũng vô cùng giàu có, đặc biệt là lễ hội. Ngoài những lễ hội chung cả nước , BTB còn nhiều lễ hội riêng như: Lễ khai hạ mùng 7 tháng 1, lễ chợ Gia Lạc, hội trò Phò Trạch, hội đền Lê Phụng Hiểu, Hội trận đền Bà Triệu….

Các danh lam thắng cảnh do thiên nhiên, các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội cùng với các phong tục tập quán tôt đẹp là những điều kiện để phát triển du lịch, đưa ngành du lịch BTB trở thành một nhân tố kinh tế chính trong giai đoạn tới.

2.1.5.2.2.5 T

rình độ dân trí cao, hiếu học, thông minh, cần cù lao động.

Quá trình hình thành trong lịch sử lâu dài và chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt đã tạo nên tính cách và bản sắc của người dân BTB: tính cách kiên cường, khẳng khái, thông minh, cần kiệm, giàu long vị tha, yêu nước. Đây cũng là vùng đã sản sinh ra nhiều nhân tài của đất nước, nơi đóng góp nhiều về sức người cho việc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Dân có quê hương BTB hiện sống ở nhiều vùng khác trong nước, đặc biệt ở thủ đô Hà Nội…có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển đất nước, đây cũng là yếu tố thuận lợi cho việc đóng góp phục hồi xây dựng quê hương.

2.2.2.3 Những hạn chế, khó khăn của vùng Bắc Trung Bộ.

2.2.1.2.3.1

Địa hình phức tạp chia cắt mạnh, độ dốc lớn, đồi núi trọc nhiều, một bộ phận đất bị bào mòn, rửa trôi. Đất canh tác, nhất là đất lúa ít ỏi so với các vùng.

Bắc Trung Bộ là vùng lãnh thổ hẹp, kéo dài ở ngay chính giữa đất nước. Phía Tây là sườn Đông Trường Sơn, giáp CHDCND Lào trên một quốc giới dài 1.294km; phớa đụng hướng ra cửa ngừ vịnh Bắc Bộ và biển Đụng. BTB đó trải qua nhiều biến động, đồng thời là nơi bắt đầu của dãy núi Trường Sơn, sườn Đông dốc ra biển khá lớn. Càng về phía Nam đất đai càng bị thu hẹp lại bởi dãy núi Trường Sơn lan sát tận biển mà đèo ngang chính là cái gạch ngang chia hai phần lãnh thổ Bắc và Nam Bắc Trung Bộ. BTB có địa hình phân dị phức tạp, chia cắt lớn, hẹp bề ngang lại kéo dài. Đại bộ phận lãnh thổ là vùng đồi núi, sườn núi phía đông hướng ra biển độ dốc lớn, đồng bằng nhỏ hẹp, đất lúa ít, đất nông lâm xen kẽ và bị chia cắt vụn bởi nhiều sông suối dốc, chảy xiết, thường gây lũ lụt bất ngờ. Vì vậy khó có mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung lớn, đồng bằng thấp thường bị úng lụt và đụn cát lớn, thoát nước kém, do vậy cần phải có những quy hoạch cụ thể và kế hoạch điều tiết mùa vụ và thủy lơi thích hợp.

Formatted: Level 5, Indent: Left: 0 cm, First line: 1.27 cm, Outline numbered + Level: 3 + Numbering Style: 1, 2, 3, … + Start at: 1 + Alignment: Left + Aligned at: 0.32 cm + Tab after: 1.59 cm + Indent at: 1.59 cm Formatted: Bullets and Numbering

Formatted: Level 4, Indent: Left: 0 cm, First line: 1.27 cm, Outline numbered + Level: 2 + Numbering Style: 1, 2, 3, … + Start at: 2 + Alignment: Left + Aligned at: 0.16 cm + Tab after: 1.08 cm + Indent at: 1.08 cm Formatted: Bullets and Numbering Formatted: Font: Not Bold

Formatted: Font: 14 pt Auto, 0.5 pt Line width)

Formatted: Font: 13 pt, Bold, Italic Formatted: Border: Top: (Double solid lines, Auto, 0.5 pt Line width)

2.2.2.2.3.2 K

hí hậu khắc nghiệt, gió nóng, tốc độ gió lớn, vùng ven biển thường xuyên có bão lũ, úng ngập, khí hậu lệch pha cuối hè đầu đông, nhiệt độ bất lợi cho sinh trưởng cây trồng, khi cấy thiếu nước, khi thu hoạch thừa nước. Nhiều nơi lại hạn hán khô nóng, mưa đá…rất bất lợi cho sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng năng suất và cả tới sinh hoạt con người và du lịch.

BTB có khí hậu nhiệt đới gió mùa song đặc điểm là phân hóa sâu sắc trên phạm vi lãnh thổ theo vĩ độ, địa hình và theo mức độ cách xa biển. Ở khu vực này cũng xuất hiện thời kỳ khô nóng vào đầu hè có liên quan hiệu ứng gió “phon” của dãy Trường Sơn và ảnh hưởng trực tiếp nặng nề của bão, kéo theo lũ lụt và úng ngập trầm trọng.

- Nhiệt độ trung bình năm 23-25,2oC; tổng lượng nhiệt 8.200-9.200oC tăng dần từ Bắc vào Nam. Số giờ nắng 1460-1920 giờ, lượng bức xạ tổng cộng 100 – 130 Kcal/cm2-năm, gió mùa đông thịnh hành ở Bắc và Đông Bắc tần suất 30 – 40%, gió mùa hè thịnh hành Đông Nam và Nam tần suất 30%. Tốc độ gió ven biển khá lớn từ 1,7 – 2,8 m/s, khi gặp bão lên tới 40 – 48 m/s/

- Tổng lượng mưa của vùng có từ 1500 – 2500mm/năm, riêng khu vực Đèo Ngang lượng mưa lớn hơn (3300 – 3400mm/năm), thung lũng sông Mã và sông Cả lượng mưa thấp hơn (dưới 935 – 1500mm/năm)

- Độ ẩm không khí 82 – 87%, lượng bốc hơi 930 – 1100mm/năm.

- Gió khô nóng 40 -50 ngày/ năm, riêng thung lũng sông Cả, Huế có 55-58 ngày/năm. Trong 30 năm (1975 – 2005) có 36 – 43 cơn bão. Ngoài ra vùng này còn có cả sương muối, mưa phùn, sương mù, giông, mưa đá.

Nhìn chung khí hậu của vùng BTB khá phức tạp và đa dạng. Do phụ thuộc địa hình và hoàn lưu thích hợp nhiều loại cây trồng khác nhau song sự chuyển dịch mưa ở cuối hè đầu đông từ Nam Nghệ An tới Thừa Thiên Huế tạo sự lệch pha, lượng mưa với nhiệt độ là yếu tố bất lợi với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng.

Đặc điểm nổi bật thời tiết khí hậu vùng BTB là ảnh hưởng lớn của bão, lũ lụt, hạn hán, khô nóng, mưa đá lớn nhất ở nước ta, đây cũng là yếu tố bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch. Khí hậu vùng này cũng không thuận lợi với đời sống con người nói chung và công tác du lịch nói riêng.

Vấn đề là nắm được quy luật của thiên nhiên để lợi dụng và tránh né thích hợp với từng nơi từng lúc phục vụ tốt cho phát triển.

Formatted: Bullets and Numbering

Formatted: Font: 14 pt

Formatted: Font: 13 pt, Bold, Italic Formatted: Border: Top: (Double solid lines, Auto, 0.5 pt Line width)

2.2.3.2.3.3 D

ân số vẫn còn tăng nhanh và ở mức độ cao. Trẻ em suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ lớn (50%). Do vậy tăng trưởng kinh tế không mang lại mức tăng thu nhập nhiều cho mỗi đầu người.

2.2.4.2.3.4 L

à một trong những vùng kinh tế chậm phát triển, tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng, cơ cấu chuyển dịch chưa đáng kể, lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ còn yếu kém, cơ cấu lãnh thổ khác biệt nhiều về trình độ phát triển.

2.2.5.2.3.5 N

ền kinh tế chưa có tích lũy nôi bộ, thu nhập của một bộ phận dân cư còn thấp, nhất là vùng nông thôn, vùng thường xuyên bị thiên tai, vùng đồng bào các dân tộc ít người ở các huyện phía Tây của các tỉnh trong vùng.

2.2.6.2.3.6 V

ùng bước vào giai đoạn phát triển ở điểm xuất phát quá thấp là những thách thức lớn trong quá trình phát triển để tránh tụt hậu.

2.2.7.2.3.7 S

ự yếu kém về tiềm lực khoa học công nghệ, quá ít ỏi về cán bộ có trình độ cộng với tình hình chuyển dịch của bộ phận dân cư, nhân tài ra đi khỏi vùng cũng là một hạn chế đáng quan tâm.

Những hạn chế trên hiện đang là những lực cản đối với BTB. Để khắc phục những hạn chế trên đòi hỏi cần nhiều thời gian và đầu tư lớn.

II.II. Thực trạng chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hộikinh tế - xã hộiKT -

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hẹp chênh lệch về Phát triển Kinh tế - Xã hội giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)