Khái quát về vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hẹp chênh lệch về Phát triển Kinh tế - Xã hội giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ (Trang 26)

1. Vùng đồng bằng sông Hồng.

1.1. Tổng quan chung.

Vùng ĐBSH bao gồm địa giới hành chính của 12 tỉnh và thành phố : Hà Nội ( trước khi mở rộng), Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây (trước đây), Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh. Diện tích tự nhiên là 21.049km2, số dân năm 2008 là 19,9 triệu người. Diện tích của ĐBSH chiếm 6,4% diện tích đất của cả nước và dân số chiếm 22,8% số dân của cả nước. Mật độ dân số trên 1km2

là 934 người, cao nhất so với các vùng khác trong cả nước và có thể là một trong những vùng nông thôn có mật độ dân số cao nhất thế giới.( Mật độ bình quân của cả nước là 260 người/km2). Phía Bắc và Tây Bắc giáp trung du và miền núi, giàu tài nguyên khoáng sản và rừng, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ, có nguồn lợi hải sản phong phú và có khả năng có dầu khí, phía Nam giáp Bắc Trung Bộ, giàu vật liệu xây dựng và kim loại quý.Theo số liệu thống kê đến ngày 31/12/2008,Vùng ĐBSH có 2 thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội và Hải Phòng); 11 thành phố trực thuộc tỉnh; 26 quận, 6 thị xã, 96 huyện; 364 phường;122 thị trấn và 1.965 xã.

Vùng có lịch sử phát triển lâu đời. Nhân dân có trình độ học vấn, có kinh nghiệm làm ăn. Vùng có kinh tế nông nghiệp phát triển, có nền công nghiệp cân đối và tương đối phát triển so với các vùng khác. Vùng là trung tâm chính trị văn hóa của cả nước, là trung tâm giao lưu, dịch vụ, thương mại, du lịch của các tỉnh phía Bắc. Vùng là đầu mối giao thông của cả nước và ra nước ngoài, là nơi cung cấp các tiến bộ khoa học và công nghệ cho các vùng khác, là nơi đào tạo và cung cấp cán bộ cho cả nước.

1.2. Tiềm năng, lợi thế so sánh của vùng đồng bằng sông Hồng.

1.2.1. Vùng ĐBSH có thực lực và trình độ phát triển kinh tế khá hơn so với nhiều vùng trong cả nước. với nhiều vùng trong cả nước. với nhiều vùng trong cả nước.

Vùng ĐBSH có quy mô GDP khoảng 20,2 tỷ USD (năm 2008), chiếm 22,6% và đứng thứ hai trong cả nước (sau vùng ĐNB). GDP/người của vùng tuy xấp xỉ với

Formatted: Font: 15 pt

Formatted: Line spacing: Multiple 1.25 li

Formatted: Level 2, Line spacing: Multiple 1.25 li

Formatted: Level 3, Line spacing: Multiple 1.25 li

Formatted: Level 4, Line spacing: Multiple 1.25 li

Formatted: Line spacing: Multiple 1.25 li

Formatted: Level 4, Line spacing: Multiple 1.25 li

Formatted: Level 5, Line spacing: Multiple 1.25 li

Formatted: Font: 14 pt Auto, 0.5 pt Line width)

Formatted: Font: 13 pt, Bold, Italic

Formatted: Border: Top: (Double solid lines, Auto, 0.5 pt Line width)

mức GDP/người của cả nước nhưng cũng đứng thứ hai sau vùng ĐNB, đạt khoảng 1.025 USD; đặc biệt vùng KTTTBB (gồm 7 tỉnh) có mức GDP/người ở mức cao hơn cả nước, khoảng trên 1.200 USD. Tương tự kim ngạch xuất nhập khẩu của vùng ĐBSH năm 2008 ước đạt 63,6 tỷ USD, trong đó xuất khẩu khoảng 18,9 tỷ USD, chiếm 30% so với cả nước (đứng thứ hai sau vùng ĐNB).

Tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2001 – 2008 của vùng ĐBSH đạt 7,3% tuy chưa đạt được kỳ vọng nhưng đã đóng góp 23,7% cho tăng trưởng của cả nước và tốc độ tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ đạt tốc độ khá đã tạo ra một cơ cấu GDP khá hiện đại cho vùng ĐBSH (tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp chiếm trên 80%), trong đó ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất, hơn 41%. Hiện nay, thu ngân sách của vùng ĐBSH chiếm tới 30,9% tổng thu ngân sách trên địa bàn của cả nước, và là vùng có 4 trong số 11 tỉnh, thành phố của cả nước có số dư ngân sách nộp lại cho Nhà nước (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Vĩnh Phúc). Ngân sách nộp lại cho Trung ương chiếm 29,9% tổng thu ngân sách trích nộp lại Trung ương của 11 tỉnh, thành phố của cả nước có trích lại thu ngân sách cho Trung ương. Đây chính là một thế mạnh hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư và kinh doanh tại vùng ĐBSH.

1.2.2. Vùng ĐBSH có lợi thế về quy mô dândân số, lực lượng lao động dồi dào và có tay nghề khá ở trong những ngành nghề quan trọng.

Tính đến thời điểm 31/12/2008, vùng ĐBSH có dân số xấp xỉ 19,7 triệu người, đứng thứ hai trong cả nước (sau vùng BTB&DHTB), chiếm 22,8% dân số trong cả nước. Bên cạnh đó, vùng ĐBSH có khoảng 10,73 triệu lao động đang làm việc trong vùng và 85% số này ở trong độ tuổi 15-44. Trình độ học vấn của các nhóm dân cư, trình độ văn hóa chung của vùng ĐBSH có mức độ cao hơn so với các vùng khác trong cả nước.

Một trong những nguyên nhân chính lý giải về trình độ học vấn của lao động vùng ĐBSH là: hiện tại 64% các trường đại học và cao đẳng của cả nước, hầu hết các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học đầu ngành của đất nước đều tập trung ở vùng ĐBSH. Năm 2008, vùng ĐBSH tậpạp trung tới 26-27% cán bộ có trình độ cao đẳng và đại học, 72% cán bộ có trình độ trên đại học của cả nước. Tổng số lao động kỹ thuật của vùng là khoảng 2 triệu người, chiếm 22,8% lao động kỹ thuật của cả nước. Đặc biệt, vùng thủ đô Hà Nội là nơi tập trung nguồn nhân lực khoa học – công nghệ được đào tạo có bằng cấp cao. Tại đây, có mạng lưới gần 600 cơ quan khoa học và công nghệ kể cả của Trung ương và tỉnh/thành phố trong tổng số cả nước có trên 1.200 cơ quan khoa học và công nghệ (Viện, Trung tâm, Liên

Formatted: Font: 14 pt

Formatted: Font: 13 pt, Bold, Italic

Formatted: Border: Top: (Double solid lines, Auto, 0.5 pt Line width)

hiệp khoa học sản xuất…). Ngoài ra, vùng thủ đô Hà Nội còn có 63 trường đại học trong tổng số 230 trường đại học của cả nước (chiếm 30%).

Trong bối cảnh mở cửa, hội nhập, xây dựng nền kinh tế tri thức và nâng cao năng lực cạnh tranh, lợi thế to lớn trên về nguồn nhân lực so với các vùng khác đã tạo ra sức cạnh tranh hấp dẫn cho vùng ĐBSH.

1.2.3. Vùng ĐBSH có vị trí và địa hình thuận lợi để phát triển.

Với một địa hình đa dạng và phong phú, bao gồm đồng bằng, đồi núi, biển và rừng, vùng ĐBSH có đầy đủ cơ sở để phát triển một hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy, cảng biển và sân bay. Với vị trí cửa ngõ của khu vực Đông Nam Á với Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á, vùng ĐBSH có thủ đô Hà Nội và vùng KTTĐBB trở thành một đầu mối giao thông đi thế giới bằng tất cả các loại hình giao thông một cách dễ dàng. Hiện nay, từ cảng biển Hải Phòng, cảng Cái Lân (Quảng Ninh) đi sang Singapo, Hồng Kông chỉ mất 3-5 ngày và từ cảng hàng không Nội Bài (Hà Nội) đi đến Bắc Kinh, Tokyo, Seoul, Moscow cũng chỉ khoảng 4-6 giờ. Ngoài ra vùng ĐBSH hình thành hai hành lang và một vành đai kinh tế trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Vùng Tây Nam Trung Quốc, Đông Bắc Thái Lan, các nước Lào, Campuchia đang điều chỉnh kinh tế và đường lối ngoại giao. Các nước và khu vực này đang đề ra những mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và hòa nhập thị trường thế giới. Khu vực Tây Nam Trung Quốc trước đây có hai con đường thông ra biển đi qua miền Bắc Việt Nam; qua Lạng Sơn và Lào Cai. Hiện nay khu vực này đã mở thêm 3 con đường ra biến: thông qua Quảng Đông, qua Lào sang Campuchia và qua Mianma. Các tuyến đường thông ra biến của Tây Nam Trung Quốc tạo thành những vòng cung bao phía Bắc, phía Tây miền Bắc Việt Nam và ĐBSH. Cho đến nay, đã có những dự báo, ý tưởng và dự án về khả năng hợp tác phát triển của khu vực Đông Nam Á. Tuyến hành lang đi xuyên qua lãnh thổ Việt Nam được nhiều nước quan tâm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó, do tầm quan trọng về mọi mặt của vùng ĐBSH nên từ hàng nghìn năm nay một hệ thống mạch máu giao thông đã từ vùng ĐBSH tỏa ra khắp các miền đất nước tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa. Hiện nay, mật độ đường bộ của vùng ĐBSH lớn gấp 3,6 lần mật độ trung bình trên cả nước cho nên hàng hóa, hành khách dễ dàng đến ĐBSH rồi từ đó tỏa ra các hướng khá thuận lợi.

Vùng ĐBSH khá phong phú về một số loại tài nguyên, với hầu như toàn bộ trữ lượng than đá và một phần đáng kể đá vôi, sét cao lanh có khả năng khai thác

Formatted: Font: 14 pt Auto, 0.5 pt Line width)

Formatted: Font: 13 pt, Bold, Italic

Formatted: Border: Top: (Double solid lines, Auto, 0.5 pt Line width)

kinh tế tập trung. Thêm vào đó, điều kiện tự nhiên cho phép phát triển nền nông nghiệp thâm canh cao, có khả năng đảm bảo an ninh lương thực, có nhiều loại nông đặc sản có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, vùng ĐBSH là một trong hai vựa lúa lớn nhất cả nước, đóng góp 15% diện tích gieo trồng và 17% sản lương lúa gạo của cả nước. Tài nguyên du lịch của vùng rất lớn do có nhiều cảnh quan đẹp, có các vườn quốc gia lớn (Ba Vì, Tam Đảo, Cát Bà, Cúc Phương, khu bảo tồn Hòn Mun), tài nguyên sinh vật phong phú, vùng đất cổ có nhiều truyền thuyết, di tích lịch sử. Ngoài ra, với vị thế là cái nôi của người Việt và là một trong hai vùng châu thổ lớn nhất của Việt Nam, do đó, nơi đây đã hình thành một nền sản xuất công nghiệp lâu đời, đa dạng, phong phú và có một nền văn minh lúa nước cùng với các giá trị truyền thống phi vật thể độc đáo.

1.2.4. Vùng ĐBSH có một hệ thống đô thị và các cơ sở tương đối mạnh

Có một sự phát triển lâu đời, vùng ĐBSH từ lâu đã hình thành hệ thống điểm trung tâm (đô thị) và kèm theo đó là nhiều cơ sở kinh tế, các doanh nghiệp có tiềm lực khá, tạo điều kiện thuận lợi cho xã hội có bước phát triển tốt. Với tam giác phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, trong đó Hà Nội và Hải Phòng là 2 trong 5 thành phố lớn của cả nước, vùng ĐBSH đã thu hút được các tập đoàn lớn trong nước và quốc tế đầu tư vốn, công nghệ. Mạng lưới liên kết vùng nông thôn ĐBSH được phát triển mạnh dọc theo các con sông và hệ thống đường quốc lộ và liên tỉnh. Tỷ lệ phần trăm đường được giải nhựa trong vùng ĐBSH đạt 83,5%, cao nhất và gần gấp đôi tỷ lệ này của cả nước. Hệ thống giao thông được phát triển tương đối thuận lợi khi thời gian vận chuyển giảm nhiều so với trước. Các trục huyết mạch: Quốc lộ 1, Quốc lộ 5, Quốc lộ 18, Quốc lộ 10,183,39 đã hoàn thành việc nâng cấp hoặc đang được cải tạo; đang tiến hành xây dựng mới tuyến đường: Bắc Thăng Long – Nội Bài, Láng – Hòa Lạc; xây dựng lại các cầu Bình, Phú Lương, Lai Vu (Hải Dương); hoàn thành, xây mới cầu Tân Đệ (Thái Bình), Thanh Trì (Hà Nội), cầu Vĩnh Tuy, cầu Yên Lệnh (Hưng Yên), cầu Bãi Cháy (Hạ Long),…

ĐBSH là địa bàn tập trung nhiều ngành công nghiệp của đất nước và có cơ cấu công nghiệp tương đối phát triển so với các vùng khác. Vùng ĐBSH hiện nay có 32 khu công nghiệp trên tổng số 145 khu đã thành lập và đi vào hoạt động của cả nước.

Các ngành dịch vụ phát triển với nhịp độ ngày càng tăng và thu hút nhiều lao động, các dịch vụ quan trọng như vận tải, viễn thông, tài chính – ngân hàng, thương mại đều đạt tốc độ tăng trưởng cao. Mô hình kinh doanh các loại hình dịch vụ ngày

Formatted: Font: 14 pt

Formatted: Font: 13 pt, Bold, Italic

Formatted: Border: Top: (Double solid lines, Auto, 0.5 pt Line width)

càng được đổi mới theo hướng hiện đại, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao với các trung tâm phát triển dịch vụ lớn của cả nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh…

ĐBSH chiếm vị trí hàng đầu về số diện tích được thủy lợi hóa so với các vùng khác trong cả nước. Mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển nhanh, tính đến năm 2009 toàn bộ các tỉnh trong vùng có mạng thông tin viễn thông kỹ thuật số, tất cả các xã đều có điện thoại, bình quân có 27 máy/100 dân- đứng thứ hai trong cả nước, riêng Hà Nội đạt 37 máy/100 dân là địa phương có mật độ điện thoại cao nhất cả nước. Các dịch vụ về Internet cũng được phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trung bình khoảng 100% trong vài năm trở lại đây. Hiện nay, số thuê bao sử dụng Internet ADSL/1000 dân của vùng năm 2009 là 44,8, gấp 1,7 lần so với mức bình quân của cả nước và đứng thứ hai trong các vùng; riêng thủ đô Hà Nội, con số này là 109 thuê bao/1000 dân cao nhất trong cả nước.

Bên cạnh đó có thể nhận xét rằng, vùng ĐBSH có vùng nông thôn phát triển nhất cả nước về đời sống văn hóa và xã hội. Vùng ĐBSH là nơi phát nguồn của văn minh lúa nước, là một trong những trung tâm phát sinh cây trồng của thế giới. Vùng ĐBSH có trình độ thâm canh lúa nướ cao nhất. Nông dân đã tiếp thu nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.

1.3. Những hạn chế, khó khăn của vùng Đồng bằng sông Hồng.

1.3.1. Đất chật, người đông, chất lượng lao động chưa cao, và có sức ép giải quyết việc làm lớn. giải quyết việc làm lớn. giải quyết việc làm lớn.

Tính đến thời điểm 31/12/2008, Vùng ĐBSH là vùng có mật độ dân số cao nhất trong cả nước, 934 người/1km2

(gấp 3,57 lần so cả nước và 1,57 lần so với vùng có mật độ dân số đứng thứ hai – vùng Đông Nam Bộ) và là một trong những vùng nông thôn có mật độ cao nhất thế giới. Diện tích đất đang sử dụng của vùng ĐBSH khoảng 1.655 nghìn hecta. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có Quảng Ninh và Hải Phòng là có tỷ lệ đất sử dụng dưới 80%, còn các địa phương khác trong vùng đều có mức sử dụng trên 80%, thậm chí có tỉnh trên 88% (như Vĩnh Phúc) và cao hơn nhiều so với tỷ lệ bình quân chung của cả nước. Tỷ lệ dân cư đô thị so với tổng dân số của vùng ĐBSH thấp hơn so với tỷ lệ bình quân của cả nước (27,3 so 28,1). Riêng 4 tỉnh Nam vùng ĐBSH, tỷ lệ dân đô thị mới chỉ đạt hơn 12,7%, chưa bằng một nửa so với mức bình quân chung cả nước. Trong khi mỗi hecta đất canh tác nông nghiệp của cả nước phải nuôi 6,4 người (ở nông thôn) thì ĐBSH là 15,7 người; cứ 1 hecta đất nông nghiệp của cả nước có 2,7 lao động nông nghiệp thì ở

Formatted: Level 4

Formatted: Font: 14 pt Auto, 0.5 pt Line width)

Formatted: Font: 13 pt, Bold, Italic

Formatted: Border: Top: (Double solid lines, Auto, 0.5 pt Line width)

ĐBSH chứa tới 6,2 lao động. Cứ 1 hecta ruộng canh tác lúa, bình quân cả nước có 6 lao động làm việc thì ĐBSH là 9 người. Như vậy ở những vùng thuần nông và độc canh cây lúa nước, mỗi lao động nông nghiệp một năm chỉ vật lộn với mảnh đất 111m2.

Mặc dù chất lượng lao động của vùng ĐBSH khá nhất trong cả nước ở một số lĩnh vực, nhưng nhìn chung chất lượng lao động của vùng chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra. Hầu hết các chủ đầu tư FDI khi đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất phải mất vài tháng đào tạo đối với lao động không phức tạp hoặc phải cử các lao động có trình độ kỹ thuật đi tu nghiệp ở nước ngoài. Điều này làm tăng chi phí và thời gian đối với các công ty muốn đầu tư vào vùng và làm giảm tính hấp dẫn của vùng. Các lao động trong vùng chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực như lắp ráp máy móc, hoặc tham gia vào các ngành sản xuất có tiền lương thấp như dệt may, da giầy…

1.3.2. Kết cấu hạ tầng (nhất là giao thông, điện) chưa tạo đủ tiền đề để phát triển nhanh và hiệu quả cao. phát triển nhanh và hiệu quả cao. phát triển nhanh và hiệu quả cao.

So với các vùng khác, vùng ĐBSH tuy có lợi thế về các công trình hạ tầng

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hẹp chênh lệch về Phát triển Kinh tế - Xã hội giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ (Trang 26)