Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hẹp chênh lệch về Phát triển Kinh tế - Xã hội giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ (Trang 85)

III. Giải pháp thu hẹp chênh lệch về phát triển kinh tế xã hộiKT XH giữa vùng

2.2.1. Giải pháp về vốn

Nguồn vốn tiền tiết kiệm của dân cư trên GDP của Việt Nam vào loại cao khoảng 30% GDP. Các loại thu nhập ngoại tệ do xuất khẩu lao động, thu từ du lịch, kiều hối… hàng năm ước tính khoảng 6-7 tỷ USD. Nguồn vốn ODA hàng năm được các nhà tài trợ cam kết khoảng trên 2 tỷ USD. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được cam kết trong những năm 1996, 1997 đã tới 6-7 tỷ USD, tuy trong những năm gần đây đã giảm mạnh, năm 2004 đã tăng lên hơn 4 tỷ USD. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài Việt Nam chưa có chủ trương tiếp nhận rõ rệt. Nếu Việt Nam có cơ chế sử dụng vốn có hiệu quả, khả năng gia tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển ở Việt Nam còn lớn

2.2.1.1. Đối với vùng Bắc Trung Bộ a. Vốn trong vùng.

- Huy động vốn từ tích lũy trong vùng: dự kiến huy động 19,49% vào năm 2010 (tuy nhiên tích lũy vùng còn rất thấp)

- Có cơ chế chính sách thích hợp để yêu cầu người sử dụng cơ sở hạ tầng, quỹ đất, phương tiện giao thông phải đóng góp vốn.

- Huy động vốn nhàn rỗi trong dân để đầu tư thông qua việc đóng cổ phiếu, mua cổ phiếu, trái phiếu.

- Chú ý việc nhiên cứu chính sách đổi đất lấy hạ tầng. b. Vốn từ bên ngoài.

Để BTB có điều kiện phát triển nhanh, cần quan tâm tới các nguồn vốn từ các địa phương khác trong cả nước và nguồn vốn nước ngoài như ODA, FDI. Các nhà tài trợ chủ chốt đảm bảo cung cấp nguồn vốn ODA là Nhật Bản, Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Pháp, Úc, Anh, Liên minh Châu Âu (EU) và một số tổ chức quốc tế như UNDP, UNICEP.

Dự báo thời kỳ 2010-2015 nguồn viện trợ cho Việt Nam từ ODA có thể thu hút 20,7 tỷ USD.

Formatted: Font: Italic

Formatted: Level 4

Formatted: Font: Bold

Formatted: Level 4

Formatted: Font: 14 pt

Formatted: Font: 13 pt, Bold, Italic

Formatted: Border: Top: (Double solid lines, Auto, 0.5 pt Line width)

Các tổ chức tài chính quốc tế có ý nghĩa quan trọng với Việt Nam nói chung và BTB nói riêng là:

- Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dùng để hỗ trợ thực hiện các chính sách điều chỉnh kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam. Để sử dụng có hiệu quả các khoản vay của quỹ này cần phải thực hiện chu đáo các chương trình đã thỏa thuận với IMF vừa giữ được nguyên tắc tự chủ của ta vừa tranh thủ được vốn của quỹ. Đây là điều kiện không dễ dàng nhưng nếu tranh thủ được sự ủng hộ của IMF thì mới dễ dàng thực hiện được các chương trình vay vốn của Ngân hàng thế giới và Ngân hàng phát triển Châu Á.

- Ngân hàng thế giới chủ trương trở thành đối tác tài trợ lớn nhất của Việt Nam và nắm giữ vai trò điều phối từ bên ngoài các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thông qua cơ chế tổ chức Hội nghị nhóm tư vấn hàng năm và các Hội nghị điều phối viện trợ ngành.

Trong thời kỳ 2000-2005 quan hệ tài chính của ta với WB chủ yếu là các khoản vay ưu đãi, do vậy cần phải tranh thủ khai thác để phát triển kết cấu hạ tầng lớn như:

+ Các cảng lớn: Nghi Sơn, Vũng Áng, Cửa Lò, Cửa Việt, Chân Mây. + Các sân bay: Huế, Vinh, Đồng Hới.

+ Các quốc lộ: 1A, 7, 8, 9, 15, xuyên Việt. + Các công nghiệp mũi nhọn: lọc dầu, xi măng…

- Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tuy có cổ phần như nhau nhưng Chủ tịch cổ phần Ngân hàng này luôn luôn do Nhật Bản nắm giữ, do vậy ADB chịu ảnh hưởng của nước này trong chiến lược và chính sách hoạt động.

Ở Việt Nam sự tranh giành ảnh hưởng giữa ADB và WB là rõ rệt, phản ánh sự cạnh tranh giữa hai trung tâm Mỹ - Nhật.

ADB đang hoạch định chiến lược hợp tác với Việt Nam về nội dung nhằm đáp ứng phương hướng phát triển ưu tiên Việt Nam (hỗ trợ hiện đại hóa, công nghiệp hóa, phát triển hạ tầng cơ sở, phát triển nông thôn góp phần xóa đói giảm nghèo) thế mạnh của ADB là chỗ có khoản viện trợ không hoàn lại để giúp ta chuẩn bị các dự án vay vốn tăng cường năng lực cho các tổ chức Việt Nam phát triển thể chế.

Ngoài chương trình song phương, ADB còn khởi xướng và tài trợ chương trình hợp tác tiểu vùng tạo điều kiện và hình thức đầu tư phát triển các nước trong tiểu vùng. Điều này BTB có thể nghiên cứu khai thác.

Formatted: Font: 14 pt Auto, 0.5 pt Line width)

Formatted: Font: 13 pt, Bold, Italic

Formatted: Border: Top: (Double solid lines, Auto, 0.5 pt Line width)

Ngoài các nguồn vốn trên còn có các nguồn vốn khác tuy không lớn nhưng cũng có thể khai thác tốt như:

- Quỹ Kuwait và OPEC.

- Các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc: Liên hợp quốc nói chung và các tổ chức của Liên hợp quốc (UNDP), Quỹ nhi đồng (UNICEP), chương trình lương thực thế giới (UNFP), Quỹ dân số của Liên hợp quốc (UNFPA), Tổ chức y tế thế giới (WHO)…

BTB cùng với cả nước cần khai thác triệt để các nguồn vốn trên. Nguồn vốn liên doanh liên kết:

- Liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước chủ yếu là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

- Liên doanh liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài trong việc xây dựng hạ tầng và các khu công nghiệp

2.2.1.2 Đối với vùng ĐBSH.

Theo tính toán sơ bộ để đảm bảo được mức độ phát triển như mục tiêu đề ra của toàn vùng đến năm 2020, đặc biệt là nguồn vốn dành cho việc hoàn thành các công trình trọng điểm, nhu cầu vốn đầu tư của toàn vùng trong giai đoạn 2011-2020 cần khoảng 180 – 190 tỷ USD. Đây là một con số rất lớn, do vậy cần phải có những định hướng cụ thể nhằm thu hút, huy động vốn đầu tư cho phát triển vùng. Cụ thể:

- Tập trung vốn Nhà nước (vốn Ngân sách, vốn vay) cho các công trình trọng điểm ưu tiên (khoảng 70 – 80%); hướng đến giảm dần tỷ trong vốn Nhà nước trong tổng số vốn đầu tư cho toàn vùng. Đồng thời phát triển mạnh các hình thức đầu tư BOT, BT cho các công trình cơ sở hạ tầng.

- Huy động các nguồn vốn, nhất là vốn của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước ở trong và ngoài vùng đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh.

- Thực hiện có hiệu quả cơ chế: thực hiện tạo vốn bằng cách đấu giá chuyển quyền sử dụng đất; cho thí điểm các mô hình sinh thái đô thị theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái.

- Tiếp tục thực hiện các chính sách kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp cho các lĩnh vực ưu tiên có công nghệ cao để tạo hàng hóa xuất khẩu, giáo dục đào tạo có chất lượng cao, và các dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe hiện đại đạt chuẩn quốc tế.

2.2.2.Giải pháp tìm kiếm và mở rộng thị trường.

Formatted: Level 5

Formatted: Font: 14 pt

Formatted: Font: 13 pt, Bold, Italic

Formatted: Border: Top: (Double solid lines, Auto, 0.5 pt Line width)

Việt Nam về cơ bản mới có thị trường hàng hoá, còn thị trường dịch vụ, thị trường tiền tệ, vốn, bất động sản thực sự mới chỉ manh nha. Một khi những thị trường này phát triển, thì đó là một nguồn lực hết sức to lớn cho sự phát triển.Việt Nam chưa là thành viên của WTO, do vậy cánh cửa của các thị trường của các quốc gia thành viên WTO chưa thực sự được mở, Việt Nam cũng chưa ký kết các Hiệp nghị thương mại tự do song phương với những trung tâm kinh tế lớn của thế giới. Việt Nam gia nhập WTO ký kết các Hiệp nghị thương mại tự do song phương với các nền kinh tế lớn, thì đó sẽ là một cơ hội mở rộng thị trường bên ngoài vô cùng to lớn

2.2.2.1. Đối với vùng Bắc Trung Bộ.

BTB có vị trí giao thông thuận lợi, có đường sắt, đường bộ, đường thủy, hàng không liên hệ với các vùng trong nước và quốc tế, đặc biệt có nhiều nơi có thể làm cảng nước sâu làm cửa ngõ để thuận tiện liên hệ với trong nước và quốc tế.

BTB có tiềm năng lớn về nông, lâm, ngư nghiệp, giàu khoáng sản và có thể phát triển công nghiệp. Vì vậy, cần phải mở rộng thị trường trong vùng, trong nước và tìm kiếm thị trường quốc tế.

Đối với thị trường trong vùng: tổ chức lại mạng lưới thương nghiệp trong vùng bao gồm: trung tâm thương mại xã, huyện, tỉnh, vùng.

Để chiếm lĩnh được thị trường trong vùng cần tăng nhanh số lượng và chất lượng sản xuất hàng hóa trong vùng.

Đối với thị trường trong nước:

- Xác định thế mạnh sản xuất hàng hóa trong vùng như nông, lâm, thủy sản, vật liệu xây dựng, mỹ nghệ mà các mặt hàng này ở vùng khác có ít hoặc không có để đưa ra thị trường trong nước.

- Gắn chặt mối quan hệ giao lưu hàng hóa của vùng với các vùng duyên hải, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng Bắc Bộ. Thiết lập mối quan hệ trao đổi hàng hóa chặt chẽ với các vùng này.

Đối với thị trường quốc tế:

- Các mặt hàng nông, lâm, thủy sản như: gỗ, lạc, tôm, cua, cá, vật liệu xây dựng (xi măng, đá, ốp lát…), thiếc, đá quý…cần được nâng cao chất lượng và tăng sản lượng để xuất khẩu sản phẩm theo giá trị hàng hóa thấp, tăng cường khâu tinh chế nâng cao chất lượng hàng hóa để có thể đưa ra thị trường lớn như Nhật, Mỹ, khối thị trường Châu Âu là những nơi đang cần nhiều sản phẩm chất lượng cao.

Formatted: Condensed by 0.2 pt

Formatted: Level 5

Formatted: Font: 14 pt Auto, 0.5 pt Line width)

Formatted: Font: 13 pt, Bold, Italic

Formatted: Border: Top: (Double solid lines, Auto, 0.5 pt Line width)

- Một số mặt hàng cao cấp, thủ công mỹ nghệ có thể xuất khẩu tái chế cho các khách du lịch. Cần có các chính sách để khu mậu dịch tự do Lao Bảo có thể trao đổi hàng hóa dễ dàng và nhanh chóng.

2.2.2.2 Đối với vùng Đồng bằng Sông Hồng.

Giảm chi phí đầu vào và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.

- Giúp các doanh nghiệp tìm thị trường và xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin cần thiết cho người sản xuất và doanh nghiệp. Có chính sách để kích cầu làm cho nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trong vùng tăng cao, từ đó tạo điều kiện thúc đấy sản xuất phát triển.

- Hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu đa dạng, gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu thành các kiểu tổ hợp sản xuất.

- Quy hoạch, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống chợ, trong đó hình thành các chợ bán buôn, các chợ đầu mối để bán sản phẩm.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hẹp chênh lệch về Phát triển Kinh tế - Xã hội giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)