Những giải pháp và đề xuất chung

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hẹp chênh lệch về Phát triển Kinh tế - Xã hội giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ (Trang 81)

III. Giải pháp thu hẹp chênh lệch về phát triển KT-XH giữa vùng Đồng

1.Những giải pháp và đề xuất chung

Để thu hẹp chênh lệch phát triển kinh tế xã hộiKT - XH giữa vùng phát triển như ĐBSH và vùng khó khăn BTB, cần thấy rõ mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống, phúc lợi xã hội cho người dân. Phát triển kinh tế với tốc độ cao là điều kiện cần thiết để đảm bảo việc cải thiện mức sống,

Formatted: Font: Italic

Formatted: Level 4

Formatted: Expanded by 0.2 pt

Formatted: Expanded by 0.2 pt

Formatted: Font: Italic

Formatted: Level 4

Formatted: Level 2

Formatted: Font: Not Italic

Formatted: Font: 14 pt

Formatted: Font: 13 pt, Bold, Italic

Formatted: Border: Top: (Double solid lines, Auto, 0.5 pt Line width)

phúc lợi xã hội, ngược lại giải quyết tốt các vấn đề về phúc lợi xã hội sẽ tạo sự ổn định và tạo động lực cho phát triển kinh tế, góp phần quan trọng trong sự phát triển bền vững của xã hội.

- Cùng với phát triển các ngành nghề hiện đại, cần phải coi trọng phát triển các ngành nghề truyền thống nhằm đảm bảo phát triển cân bằng tương đối giữa các vùng kinh tế, giữa nông thôn và thành thị.

- Khai thác lợi thế của quy mô vừa và nhỏ trong hoạt động kinh tế. Tập trung đầu tư vào một số vùng kinh tế trọng điểmKTTĐ, khu vực thành thị nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, đồng thời chú trọng đến việc tạo điều kiện cho các vùng khác, khu vực nông thôn phát triển, mở rộng giao lưu, hợp tác, giảm sự chênh lệch về nhịp độ tăng trưởng kinh tế và mức sống giữa các vùng, các khu vực.

- Chú trọng các vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tích cực đẩy mạnh đầu tư vào giáo dục.

Thực hiện tốt việc xã hội hóa các vấn đề phúc lợi xã hội. Trong thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp, chúng ta luôn cho rằng Nhà nước phải đứng ra chăm lo giải quyết các vấn đề phúc lợi xã hội. Nhưng trên thực tế, Nhà nước không đủ sức bao quát toàn bộ, mà phúc lợi xã hội phải là sự nghiệp của cả Nhà nước và dân nhân cùng tham gia đóng góp. Nhà nước phải có quỹ phúc lợi xã hội dồi dào, phân phối công bằng, hợp lý. Vấn đề bộ máy và cán bộ rất quan trọng. Bộ máy phải có hiêu quả, cán bộ có tài có đức được nhân dân nể trọng. Cần khuyến khích việc xã hội hóa các vấn đề phúc lợi xã hội. Bởi nó khai thác được nguồn lực to lớn của xã hội để giải quyết phúc lợi xã hội, phát huy tính năng động sáng tạo trong lựa chọn hình thức cho đến hoạt động, đồng thời khơi dậy lòng nhân ái, đùm bọc, chia sẻ khó khăn của người khác để cùng nhau ổn định cuộc sống. Khuyến khích các tập thể và tư nhân tham gia các hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác, khắc phục sự trông chờ, ỷ lại, phó mặc cho Nhà nước trong các hoạt động phúc lợi xã hội.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hẹp chênh lệch về Phát triển Kinh tế - Xã hội giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ (Trang 81)