Khai thác và phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, chuyển dịch cơ cấu

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hẹp chênh lệch về Phát triển Kinh tế - Xã hội giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ (Trang 83)

III. Giải pháp thu hẹp chênh lệch về phát triển kinh tế xã hộiKT XH giữa vùng

2.1.Khai thác và phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, chuyển dịch cơ cấu

cấu kinh tế để phát triển các ngành nghề và sản phẩm mà vùng đó có thế mạnh.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế lãnh thổ theo hướng phát huy thế mạnh và lợi thế so sánh của từng vùng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên tất cả các vùng. Trên các vùng lựa chọn ra các vùng kinh tế trọng điểmKTTĐ để có thể lôi kéo được các khu vực xung quanh phát triển và từng bước chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Phát huy vai trò của các đô thị lớn, các hành lang kinh tế lớn cũng như kinh tế biển, kinh tế cửa khẩu. Bên cạnh việc không hạn chế sự phát triển của các vùng có tiềm năng và lợi thế đi trước, trong đó có các vùng kinh tế trọng điểmKTTĐ, phải có sự hỗ trợ về đầu tư, khoa học công nghệ… cho các vùng khó khăn để xóa đói giảm nghèo và gia tăng tốc độ phát triển chung.

Đối với Đồng bằng sông Hồng.

Đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng hình thành các ngành phi nông nghiệp hiện đại và nông nghiệp chất lượng cao với mục tiêu tăng tỷ trọng giá trị phi nông nghiệp với những ngành có lợi thế so sánh, tạo giá trị gia tăng cao, và có sức cạnh tranh lớn.

Formatted: Font: Italic

Formatted: Font: 14 pt

Formatted: Font: 13 pt, Bold, Italic

Formatted: Border: Top: (Double solid lines, Auto, 0.5 pt Line width)

Với quỹ đất thấp, lao động nhiều, vùng ĐBSH hướng đến phát triển những ngành có năng suất lao động cao, tốn ít diện tích, sử dụng nhiều lao động, có tính hiện đại và đảm bảo phát triển bền vững (môi trường và an ninh lương thực). Muốn đạt được mục tiêu này, vùng ĐBSH cần tập trung vào phát triển công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao để có thể là ‘khâu đột phá’, có năng suất lao động cao và có khả năng cạnh tranh trên chính thị trường trong nước. Đồng thời xây dựng hệ thống ngành nghề và đào tạo lao động theo các tiêu chuẩn quốc tế, thuận tiện cho việc hình thành địa bàn cho hợp tác và hôi nhập quốc tế. Đặc biệt cần chú trọng phát triển các ngành phi nông nghiệp để thu hút các lao động dôi dư (kể cả ngành dịch vụ xuất khẩu lao động).

Phấn đấu tỷ trọng phi nông nghiệp đạt trên 90% tổng GDP năm 2020 và đạt độ mở của nền kinh tế trên 175%. Phấn đấu các ngành có công nghệ tương đối hiện đại và hiện đại chiếm khoảng 30 – 35%.

Vùng ĐBSH sẽ tập trung phát triển những ngành, lĩnh vực có lợi thế so sánh sau đây:

- Điện tử - tin học (Công nghiệp phần mền); - Điện tử dân doanh.

- Vật liệu (thép, xi măng). - Cơ khí chế tạo.

- Sản xuất dược phẩm, thực phẩm. - Dệt may, da giày.

Hình thành một số sản phẩm chủ lực tiêu biểu có sức cạnh tranh, có thương hiệu quốc tế: điện, điện tử, máy biến thế, máy lạnh, ô tô, dệt may, dược phẩm, nước giải khát, lúa gạo, thịt lợn, rau cao cấp.

Đối với vùng Bắc Trung Bộ:

Trên cơ sở khai thác ở mức cao nhất có thể được về các nguồn lực tự nhiên, về nguồn nhân lực và các khả năng nội lực khác của vùng là chính để phát triển KT – XH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đầu tư chiều sâu, cải tạo và từng bước hiện đại hóa các cơ sở kinh tế hiện có. Thâm canh nông nghiệp và phát triển kinh tế gò đồi. Đa dạng hóa và hiện đại hóa ngành nông nghiệp, thay đổi một bước cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, tỷ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả.

Mở rộng mới một số công trình công nghiệp như chế biến nông, lâm, thủy, hải sản phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, các xí nghiệp công nghiệp sản

Formatted: Font: 14 pt Auto, 0.5 pt Line width)

Formatted: Font: 13 pt, Bold, Italic

Formatted: Border: Top: (Double solid lines, Auto, 0.5 pt Line width)

xuất vật liệu xây dựng với quy mô vừa và nhỏ, công nghiệp lắp ráp, gia công hàng xuất khẩu, công nghiệp hàng tiêu dùng và sản xuất thuốc chữa bệnh.

Nâng cấp và phát triển các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, nghỉ ngơi du lịch, tạo các tuyến du lịch có sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước..

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hẹp chênh lệch về Phát triển Kinh tế - Xã hội giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ (Trang 83)