Phương hướng phát triển kinh tế - xã hộiKT - XH đến năm 2020

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hẹp chênh lệch về Phát triển Kinh tế - Xã hội giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ (Trang 72 - 77)

1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hộiKT - XH của vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020.

1.1. Mục tiêu phát triển.

1.1.1. Mục tiêu tổng quát.

Xây dựng vùng ĐBSH trở thành đầu tàu của cả nước về phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, đồng thời lôi kéo các vùng khác cùng phát triển; đi đầu trong lĩnh vực hợp tác quốc tế theo chiều sâu, trở thành một cầu nối tin cậy giữa khu vực ASEAN và khu vực Đông Bắc Á, thể hiện được vai trò to lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóaCNH - HĐH đất nước và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

1.1.2. Các mục tiêu cụ thể đến năm 2020.

Đóng góp ngày càng lớn cho sự nghiệp phát triển đất nước.

- Nâng cao tỷ trọng đóng góp vào phát triển kinh tế của vùng đối với cả nước. Cụ thể , đưa tỷ trọng đóng góp cho GDP cả nước của vùng từ 22,6% năm 2008 lên 23,5% năm 2015 và 24,1% năm 2020; tỷ trọng đóng góp cho xuất khẩu cả nước 30,3% năm 2015 và 30,8% năm 2020; và tăng dần số địa phương trích nộp ngân sách cho Trung ương (Phấn đấu cả 7 địa phương vùng kinh tế trọng điểmKTTĐ Bắc Bộ đều trích nộp cho ngân sách Trung ương vào 2020 và nâng tỷ trọng đóng góp của vùng trong tổng số trích nộp cho ngân sách Trung ương là 25,5% năm 2015 và 27% năm 2020).

- Hoàn thành việc xây dựng hệ thống đường cao tốc, đường kết nối giữa các tỉnh, đặc biệt là tuyến đường ven biển và hoàn thành xây dựng 2 sân bay lớn: Nội Bài (cảng quốc tế) và Vân Đồn. Hoàn thành hệ thống cảng biển, trong đó đặc biệt là các cụm cảng Hải Phòng và Quảng Ninh với tổng công suất hàng hóa qua cảng khoảng 100 triệu tấn/năm. Hình thành được một số các đô thị đạt được các tiêu chuẩn hiện đại của thế giới, trước hết là thủ đô Hà Nội cùng các thành phố lớn trong vùng như Hải Phòng, Hạ Long, Nam Định, Hải Dương. Đây là những cơ sở tạo bàn

Formatted: Font: 15 pt, Bold

Formatted: Font: 15 pt, Bold, Condensed by 0.2 pt

Formatted: Font: 15 pt, Condensed by 0.2 pt Formatted: Font: Bold

Formatted: Centered, Indent: First line: 0 cm Formatted: Level 1

Formatted: Font: Not Italic Formatted: Level 3 Formatted: Font: Not Italic Formatted: Font: Italic Formatted: Level 4 Formatted: Level 5

Formatted: Level 5 Formatted: Font: Italic

Formatted: Font: 14 pt Auto, 0.5 pt Line width)

Formatted: Font: 13 pt, Bold, Italic Formatted: Border: Top: (Double solid lines, Auto, 0.5 pt Line width)

đạp thích hợp cho việc hợp tác liên vùng và hợp tác quốc tế theo chiều sâu của vùng ĐBSH.

- Đi đầu trong hiện đại hóa và có sức lan tỏa lớn, tạo ra sự lôi kéo phát triển đồng thuận các tỉnh và các vùng lân cận ở phía Bắc. Trở thành trung tâm hàng đầu của cả nước về đào tạo trình độ cao và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, từng bước có được tầm vóc quốc tế. Vùng ĐBSH sẽ tiếp tục là trung tâm giáo dục đào tạo lớn nhất cả nước, thu hút lượng lớn sinh viên ngoại vùng và quốc tế cho các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học trong vùng (trên 30% tổng số sinh viên đang học tập và nghiên cứu).

- Hình thành được một số sản phẩm chủ lực, mang thương hiệu Việt Nam trong nhiều lĩnh vực: Tài chính – Ngân hàng – bảo hiểm, du lịch – khách sạn – nhà hàng, vận tải, đào tạo, và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao; cơ khí chế tạo, điện tử, vật liệu, chế biến dược phẩm và thực phẩm; lúa gạo, sản phẩm thịt, trái cây…

Mục tiêu đối với bản thân vùng.

- Phấn đấu mức tăng trưởng của toàn vùng đạt từ 8%/năm trở lên trong suốt thời kỳ 2011-2020. Nâng cao không ngừng mức sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đặc biệt là đưa mức GDP bình quân đầu người vào năm 2020 của vùng vượt ít nhất 1,2 lần mức trung bình chung của cả nước. Năng suất lao động năm 2020 gấp ít nhất 2,2 lần so với năm 2010.

- Đảm bảo giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là đấu tranh mãnh mẽ với tệ nạn xã hội, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, góp phần tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hộiKT - XH. Giải quyết việc làm hàng năm cho 300 – 350 nghìn lao động/ 1 năm. Giảm tỷ lệ đói nghèo (theo chuẩn 2011-2015 dự kiến) xuống dưới 3,5% năm 2015.

1.2. Nhiệm vụ chủ yếu.

Nhiệm vụ và giải pháp phát triển một số ngành, lĩnh vực:

Công nghiệp: Phát triển mạnh các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật, công nghệ cao như phần mền, thiết bị tin học, tự động hóa thành ngành công nghiệp mũi nhọn. Sản xuất nguyên vật liệu mới; sản xuất xi măng, vật liệu nội thất và vật liệu lợp; chuyển hướng mạnh sang sản xuất các sản phẩm thép chất lượng cao, thép tấm, thép lá, thép chế tạo, sản phẩm điện tử. Xây dựng ngành công nghiệp cơ khí chế tạo máy, điện tử, đóng tàu, máy xây dựng, điện, than, phân bón, dệt may.

Sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp. Hình thành các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật, công nghệ cao. Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở ngoại vi các

Formatted: Font: Italic

Formatted: Font: Italic Formatted: Level 4

Formatted: Font: 14 pt

Formatted: Font: 13 pt, Bold, Italic Formatted: Border: Top: (Double solid lines, Auto, 0.5 pt Line width)

thành phố lớn, gắn kết với các hành lang kinh tế đường 18, 5, 1, 10. Xây dựng khu kinh tế tổng hợp Vân Đồn (Quảng Ninh). Xây dựng thành phố Nam Định trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, đào tạo làm hạt nhân phát triển của tiểu vùng phía Nam ĐBSH.

Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóaCNH - HĐH nông nghiệp nông thôn: chuyển mạnh cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển nền nông nghiệp sinh thái sạch với công nghệ cao và công nghệ sinh học. Hình thành các vùng hàng hóa tập trung chất lượng cao, các vùng sản xuất lúa, rau, chăn nuôi lợn, bò sữa, gia cầm, hoa, cây cảnh…có quy mô thích hợp phục vụ xuất khẩu và cung cấp sản phẩm sạch cho nhân dân, phát triển mạnh kinh tế biển. Đẩy mạnh công tác dạy nghề gắn liền với tạo việc làm, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn.

Dịch vụ và du lịch: Hình thành những trung tâm thương mại hiện đại ngang tầm khu vực và quốc tế. Phát triển mạnh du lịch trong vùng, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tranh thủ lợi thế của thủ đô để phát triển du lịch ở Hà Nội và các vùng phụ cận, đầu tư xây dựng khu du lịch tổng hợp quốc gia Hạ Long – Cát Bà, Hoa Lư – Tràng An – Ninh Bình. Phát triển các điểm du lịch ở các tỉnh gắn với trung tõm du lịch ở trong và ngoài vựng để hỡnh thành rừ nột cỏc tuyến du lịch nội vùng và liên vùng. Ưu tiên phát triển các loại hình dịch vụ chất lượng cao như dịch vụ tài chính, ngân hàng, thông tin liên lạc, đào tạo và khoa học công nghệ.

Hiện đại hóa mạng kết cấu hạ tầng: Xây dựng và nâng cấp các đường giao thông; mở rộng và nâng cấp một số sân bay, cảng, đường sắt. Phát triển đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị ở thủ đô Hà Nội. Kết nối thủ đô Hà Nội với sự phát triển của các thành phố, đô thị khác trong vùng, hoàn thành việc xây dựng các tuyến đường cao tốc. Cải tạo hệ thống giao thổng trên sông Hồng trở thành trục vận tải thủy và du lịch của vùng. Xây dựng bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin thành ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn, hoạt động có hiệu quả. Tiếp tục cải tạo, nâng cấp hệ thống mạng lưới cấp điện, cấp nước ở các thành phố, thị trấn, thị xã; phấn đấu giảm thất thoát trong phân phối và tiêu dùng.

Cải tạo, nâng cấp các hệ thống đê sông, đê biển, hệ thống thủy lợi và khuyến nông.

Phát triển khoa học, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao: xây dựng một số trường đại học trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Hình thành mạng lưới nghiên cứu khoa học và công nghệ hiện đại thuộc một số ngành

Formatted: Font: 14 pt Auto, 0.5 pt Line width)

Formatted: Font: 13 pt, Bold, Italic Formatted: Border: Top: (Double solid lines, Auto, 0.5 pt Line width)

quan trọng, nhất là các trung tâm nghiên cứu giống, đổi mới công nghệ. Đẩy mạnh tiến độ xây dựng và hoàn thiện khu công nghệ cao Hòa Lạc, liên kết với toàn tuyến đô thị Láng – Hòa Lạc – Xuân Mai.

Phát triển y tế, nâng cao thể lực và trí lực của người dân; đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố, nâng cấp bệnh viện tuyến huyện để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, giảm quá tải cho các bệnh viện tại Hà Nội và một số thành phố lớn trong khu vực. Hoàn thành việc đầu tư trung tâm y tế chuyên sâu Hà Nội.

Về môi trường: Chú trọng bảo đảm môi trường ở các đô thị lớn, khu công nghiệp, làng nghề, môi trường sinh thái nông thôn. Cải thiện môi trường nước các con sông đang bị ô nhiễm như: sông Đáy, Sông Nhuệ, Sông Cầu, Sông Tích, Sông Châu.

2. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hộiKT - XH của vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020.

2.1. Mục tiêu phát triển.

a. Mục tiêu tổng quát:

Đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội vùng BTB sớm tiến kịp các vùng khác trong nước và trở thành một đầu cầu lớn của cả nước trong giao lưu, hợp tác quốc tế; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực; cải thiện căn bản đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân trong vùng; hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của thiên tai; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái.

b. Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020:

Phát triển các khu kinh tế: tập trung xây dựng và phát huy hiệu quả đầu tư các khu kinh tế đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập.

Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Phấn đấu đến năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt từ 670-780 USD. Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP đến năm 2010 dự kiến nông, lâm nghiệp và thuỷ sản khoảng 21,3-21,9%, công nghiệp và xây dựng khoảng 34-34,1% và ngành dịch vụ khoảng 44,1-44,6%. Giải quyết thêm việc làm cho khoảng 2,5-3,0 triệu lao động. Tỷ lệ hộ nghèo vùng BTB giảm từ 35,9%

năm 2005 xuống còn 20,9% vào năm 2010 (theo chuẩn nghèo mới).

2.2. Nhiệm vụ chủ yếu.

Nhiệm vụ và giải pháp phát triển một số ngành, lĩnh vực:

Formatted: Font: Not Italic

Formatted: Level 3 Formatted: Font: Not Italic

Formatted: Font: Italic Formatted: Level 4

Formatted: Font: Italic Formatted: Level 4

Formatted: Font: 14 pt

Formatted: Font: 13 pt, Bold, Italic Formatted: Border: Top: (Double solid lines, Auto, 0.5 pt Line width)

- Công nghiệp: Xây dựng nhà máy lọc - hóa dầu ở Dung Quất đúng tiến độ quy định, triển khai thu hút nguồn vốn để đầu tư nhà máy lọc dầu Nghi Sơn; triển khai thực hiện dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê gắn với xây dựng khu liên hợp luyện kim tại Vũng áng (Hà Tĩnh). Xây dựng các nhà máy đóng và sửa chữa tàu biển. Xây dựng các nhà máy xi măng ở các vùng có nguyên liệu đã được quy hoạch.

Phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và công nghiệp dệt, da, may. Xây dựng mới các nhà máy bột giấy tại Thanh Hóa, Nghệ An, phù hợp với khả năng vùng nguyên liệu. Đẩy mạnh sản xuất mụối, đặc biệt là muối công nghiệp.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy thủy điện kết hợp thủy lợi. Cơ bản hoàn thành đưa lưới điện quốc gia về các xã trong vùng.

- Phát triển nông-lâm-thuỷ sản: Nông nghiệp: phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả trên mỗi ha đất canh tác, thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết. Quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến, chú trọng các cây ngắn ngày (mía, lạc, thuốc lá, bông vải) và cây công nghiệp dài ngày (điều, dứa, cà phê, chè, cao su, hồ tiêu), cây ăn quả, khai thác có hiệu quả vùng đất phía Tây. Phát triển chăn nuôi với quy mô thích hợp. Lâm nghiệp: tập trung khoanh nuôi, bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn để giảm lũ, giữ nước, bảo đảm an toàn cho các công trình thủy lợi, thủy điện trong vùng. Đẩy mạnh trồng rừng ven biển chắn cát, ngăn mặn; nâng độ che phủ của rừng lên 44-45%. Thuỷ sản: phát triển thủy sản, đầu tư hạ tầng nuôi trồng thủy sản, bảo đảm phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển nghề cá xa bờ kết hợp với bảo vệ an ninh trên biển, xây dựng cơ sở hạ tầng các cảng, khu dịch vụ hậu cần nghề cá; các điểm, khu tránh bão ở cửa sông và hải đảo nơi nhiều tầu thuyền qua lại.

- Các ngành dịch vụ: Du lịch: Khai thác thế mạnh về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hoá, lịch sử. Đặc biệt quan tâm thu hút đầu tư phát triển các khu du lịch ven biển, đảo; phát triển các khu du lịch, các điểm du lịch hấp dẫn như : Phong Nha - Kẻ Bàng, cố đô Huế. Phối hợp phát triển các đô thị, khu, cụm công nghiệp với phát triển du lịch, nhất là du lịch biển đảo. Phát huy vai trò du lịch trong hợp tác kinh tế hành lang Đông - Tây, mở rộng quan hệ thương mại, du lịch và dịch vụ với các nước láng giềng Lào, Campuchia, Thái Lan, tham gia vào du lịch tiểu vùng Mê Kông mở rộng các tuyến đường Xuyên Á. Thương mại: Phát triển dịch vụ vận tải hàng không, vận tải biển, viễn thông quốc tế, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin ở các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu kinh

Formatted: Expanded by 0.2 pt

Formatted: Font: 14 pt Auto, 0.5 pt Line width)

Formatted: Font: 13 pt, Bold, Italic Formatted: Border: Top: (Double solid lines, Auto, 0.5 pt Line width)

tế cửa khẩu và các thành phố của vùng. Xây dựng các trung tâm thương mại ở Vinh, Huế và khu thương mại ở một số cửa khẩu trên đất liền. Phát triển các dịch vụ cho nghề cá và phục vụ du lịch tại các huyện đảo trong vùng. Đẩy mạnh phát triển hệ thống chợ nông thôn.

- Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng: Xây dựng cảng trung chuyển quốc tế phục vụ phát triển vùng kinh tế trọng điểmKTTĐ miền Trung; nâng cấp các cảng, sân bay trong vùng phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Đầu tư các tuyến đường đảm bảo giao thông thông suốt trong mùa mưa lũ, giữa phía Đông và phía Tây; các đường nối liền các cảng biển, sân bay, đô thị ven biển với các huyện phía Tây của vùng với Tây Nguyên và với các nước bạn Lào, Campuchia và vùng Đông Bắc Thái Lan. Nâng cấp các công trình thủy lợi lớn ở thượng nguồn để chống lũ, phát điện, cấp nước mùa kiệt, bảo vệ môi trường. Hoàn thành các dự án khôi phục hệ thống thủy lợi chống lũ, tập trung phát triển thủy lợi miền Trung đảm bảo phục vụ cho sản xuất và đời sống; các công trình thủy lợi kết hợp với phòng tránh lũ.

- Từng bước đầu tư phát triển các khu kinh tế ven biển gắn với các tuyến, trục giao thông, các khu đô thị và các khu kinh tế cửa khẩu phía Tây của vùng. Đầu tư kết hợp nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học Vinh, Huế, trở thành cơ sở đào tạo đa ngành, trung tâm nghiên cứu khoa học của khu vực. Xây dựng thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa của khu vực Bắc Trung Bộ.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao tại Huế; đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các bệnh viện tỉnh trong vùng,triển khai xây dựng các trung tâm y tế vùng ở Vinh. Nâng cao đời sống kinh tế văn hóa các dân tộc thiểu số, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo.

- Về môi trường: Đảm bảo giữ vững môi trường sinh thái, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển, rừng đầu nguồn, góp phần khắc phục hậu quả thiên tai.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hẹp chênh lệch về Phát triển Kinh tế - Xã hội giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)