Chương 9 Xây dựng và quản lý phòng mẫu cây khô (Herbarium)
9.5 CHỨC NĂNG PHềNG MẪU CÂY KHễ
Phòng mẫu cây khô là nơi lưu giữ vĩnh viễn các mẫu cây và là nguồn thông tin về thực vật và thảm thực vật. Thực chất tất cả nghiên cứu về phân loại đều liên quan đến vai trò các mẫu lưu trữ đó. Nếu không có phòng mẫu khô lưu giữ các type tên gọi thì các tên gọi các loài sẽ không tồn tại. Về mục đích thực tế, chỉ có ở phòng mẫu cây khô mới có thể tập hợp các loài họ hàng của một chi hay một họ với nhau để phục vụ cho nghiên cứu. Việc phân loại hệ thực vật thế giới đầu tiên phải dựa trên các mẫu cây khô và các tài liệu liên quan đến nó.
Những nhà chuyên khảo các chi và họ nghiên cứu không chỉ từ các mẫu trong các phòng mẫu cây khô của họ mà còn nghiên cứu các mẫu lưu giữ trong các phòng mẫu cây khô khác trên thế giới. Điều đó có được nhờ sự trao đổi mẫu hoặc nhờ đến làm việc tại các nơi đó.
Việc nghiên cứu nhiều mẫu vật đã làm sáng tỏ và hiểu biết sâu về tính phức tạp các loài vì vậy các mẫu cây khô trong các phòng mẫu cây khô của các vùng khác nhau sẽ giúp cho chúng ta hiểu sự biến đổi sinh thái và địa lý của loài và sẽ chỉ cho chúng ta thấy trào lưu của các tính chất. Nhiều quần thể tách biệt được tìm thấy từ các phòng mẫu cây khô chứa trong nhiều mẫu thu thập từ nhiều nơi khác nhau.
1 2
3 4 4
Hình 9.6.
Bên trong các phòng mẫu
1, 2. Phòng mẫu của Mỹ; 3. Phòng mẫu của Trung Quốc; 4. Phòng mẫu của Việt Nam (HNU)
Các phòng mẫu cây khô chứa các dữ liệu nguyên bản tức là các mẫu mà từ đó tất cả các hiểu biết của chúng ta về phân loại học, tiến hóa luận, phân bố và vv... của hệ thực vật còn lại.
Tất cả các cuốn cẩm nang, chuyên khảo và các cuốn sách cây hoa dại thực tế đều dựa vào nguồn tư liệu đó. Các vấn đề bản chất của loài, phân loại học, định loại và tên gọi tất cả đều dẫn đến phòng mẫu cây khô.
Các hoạt động hay là chức năng của phòng mẫu cây khô được chỉ ra như sau:
- Cung cấp sưu tập mẫu chuẩn để duy trì tên gọi các loài, để kiểm tra và xác định những tên khoa học. Đó là chức năng lớn của nhiều phòng mẫu cây khô.
- Phục vụ như một sưu tập tham khảo cho phân loại thực vật và các chương trình thực vật khác.
- Đào tạo sinh viên.
- Cung cấp những thông tin về sự có mặt một loài ở từng địa phương hay những tài liệu về phân bố địa lý của loài đó. Nó cũng giúp cho xác định chính xác nơi mà ở đó người ta đã thu mẫu đầu tiên và cũng như từ đó thu lại mẫu đó.
- Cung cấp những mẫu về hệ thực vật một vùng ví dụ như nhà sinh thái học đến phòng mẫu cây khô sử dụng tập mẫu đó và sắp xếp các mẫu của mình theo từng nhóm. Nếu không có phòng mẫu cây khô thì không thể sắp xếp được.
Bằng việc nghiên cứu họ sẽ tiết kiệm thời gian đi thực địa. Cũng như vậy các nhà phân loại viết thực vật chí của một vùng mà không phải tốn nhiều công, nhiều ngân sách đi thu mẫu ngay từ đầu.
- Nhờ phòng mẫu cây khô mà các nhà phân loại có thể phát hiện những vấn đề tồn tại trong phân loại. Những nghiên cứu sơ bộ của các mẫu trong phòng mẫu cây khô có thể chỉ ra rằng loài chứa những cây mà chúng không tổ hợp những tính chất đã được thống kê trong các cẩm nang do đó cần phải có những nghiên cứu bổ sung.
- Phòng mẫu cây khô là nơi trưng bày các tài liệu thô về thực vật. Đó là dạng cây, hình thái học cơ quan sinh sản, mẫu hạt phấn, mẫu lá để phân tích hóa học, phân tích ADN, mẫu để giải phẫu, tư liệu về bản đồ phân bố, về sinh thái, kinh tế, thực vật học dân tộc qua các nhãn cây.
- Bảo vệ các mẫu chuẩn và phục vụ như kho lưu giữ các thể nhiễm sắc, khóa phân loại và những bằng chứng thí nghiệm. Nghiên cứu các mẫu chuẩn cho phép nhà nghiên cứu xác định cây nào đã được mô tả trước đây và phát hiện những mẫu chính xác liên quan đến tên gọi.
Những tài liệu tham khảo phân loại hiện đại được phổ cập nhờ những mẫu cây lưu giữ trong phòng mẫu cây khô, tên người thu mẫu, số và ngày thu mẫu. Nếu có sai sót khi xác định cây dùng để tính thể nhiễm sắc chẳng hạn về sau sẽ được sửa chữa nếu mẫu còn được lưu giữ trong phòng mẫu cây khô.
Hiện nay không thể công bố những công trình số thể nhiễm sắc hay tài liệu về sinh hóa phân loại mà không có bằng chứng mẫu cây khô được lưu giữ cụ thể ở đâu thì có thể coi tài liệu đó không có giá trị.
9.5.1. Nhãn
Nhãn là ghi lại một cách ngắn gọn hồ sơ của mẫu để làm cơ sở cho các nhà nghiên cứu phân loại, sinh thái, địa lý thực vật, sinh hóa phân loại, di truyền phân loại... trong quá trình nghiên cứu. Một công trình đầy đủ, chính xác và nghiêm túc về sinh học như trên đã nói phải thông báo đầy đủ những thông tin được ghi trong nhãn. Đây là một bộ phận quan trọng của mẫu lưu giữ vĩnh viễn nó có giá trị như các tập hồ sơ của các phòng tổ chức.
Nhãn thường có hình chữ nhật kích thước khoảng 7 x 10 cm giấy trắng dai, viết bằng tay hay đánh máy thường được in sẵn gồm hai phần:
Đầu trên ghi tên phòng mẫu cây khô bằng tiếng La tinh, tiếng Anh hay tiếng Việt. Để phổ cập nên dùng tiếng La tinh.
Phần dưới cùng góc trái ghi số hiệu mẫu (No) số do người thu mẫu ghi và ngày lấy mẫu (Data). Ở góc bên phải ghi tên người thu mẫu (Leg. = Legit) và tên người xác định tên khoa học (Det. = Determiner).
Phần ở giữa để trống sau khi đã xác định xong và trình bày mẫu mới ghi và dán ở góc trái phía dưới bìa mẫu.
Phía trên ghi tên La tinh đầy đủ của loài bao gồm cả tên tác giả, nên viết chữ to hay chữ in (có thể ghi tên họ kèm theo).
Dòng tiếp dưới ghi: Địa điểm từ tỉnh, huyện, xã và môi trường lấy. Phần này càng ghi cụ thể càng tốt nhất là nên lấy những mốc cố định để xác định vị trí, ghi toạ độ, độ dốc...
Tiếp theo ghi những thông tin khác như: màu hoa quả, mùa ra hoa, ra quả, màu vỏ, màu nhựa mủ, độ cao, đường kính, vỏ cây, công dụng …
Ngoài ra một số nhãn khác thường bé hơn độ 3 x 10cm được dán kèm theo ở phía trên hay bên cạnh ghi những thay đổi do các chuyên gia viết về sau, khi kiểm tra mẫu, có thể sửa đổi tên khoa học cho cập nhật hoặc thay lại tên khoa học cũ bằng một tên mới sau khi kiểm tra lại đã có sẵn trong đó ghi cả họ và tên người kiểm tra và ngày kiểm tra. Nếu mẫu đã có tên đúng thì chuyên gia kiểm tra cần dán thêm một nhãn con ghi đủ tên và ngày tháng và ở giữa ghi dấu “!” để khẳng định tên trong mẫu là đúng. Trên bìa mẫu cũng có những nhãn chỉ ra người đã lấy hạt phấn hay các bộ phận khác để nghiên cứu tế bào hay sinh hóa.
9.5.2. Trình bày mẫu
Trình bày mẫu là một quá trình gắn mẫu và nhãn vào tờ bìa. Hầu hết các bìa mẫu của các nước Bắc Mỹ có kích thước 29 x 41cm. Ở Việt Nam thường dùng kích thước 28 x 42 cm. Bìa mẫu là những giấy Crôki dày, đanh và cứng. Chất lượng giấy tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Đối với phòng mẫu cây khô giấy cần 100% chất xơ để đảm bảo độ cứng, còn để học tập chất lượng giấy thấp hơn. Giấy cần phải cứng khó gấp để đỡ hỏng mẫu nhất là khi chuyền tay nhau.
Để đính mẫu vào bìa mẫu có nhiều cách khác nhau. Ở Việt Nam theo truyền thống dùng chỉ để khâu các bộ phận đính chặt lên bìa mẫu. Vì điều kiện độ ẩm cao nếu dùng các băng dính để dán thì dễ bị bong ra.
Khi khâu chú ý theo các đường thẳng, ngắn nhất từ trên xuống dưới. Mục đích để dán chặt các đường chỉ ở mặt lưng bìa vào bìa một cách dễ dàng nhất. Hiện nay các mẫu được đính vào bìa mẫu là vừa dùng chỉ khâu những nơi cứng và vừa dùng súng bắn nhựa để dán những phần mềm hơn và ở phía sau. Việc dán mối chỉ phía sau nhằm mục đích khi chồng các mẫu lên nhau không bị vướng làm hỏng mẫu phía dưới. Ở các nước thường dùng các băng dính hoặc các hồ dán như: Swiffs Z - 5032, Elmen’s glue - all, Nicobon B hoặc Wihold 128.
Nhựa 35 - 6262 được dùng để dán các lá cứng. Các phần dễ rơi thường đựng vào các túi hoặc dán kết hợp với khâu vào bìa mẫu.
9.5.3. Sắp xếp mẫu
Các bìa mẫu sau khi hoàn thành được sắp xếp từng nhóm. Các bìa mẫu của một loài được đặt trong một bìa chung 30 x 45cm gọi là áo bìa. Phía ngoài ở góc bên phải phía trên để dán nhãn đề tên loài. Các loài trong các chi trong một họ cũng xếp theo ABC. Các chi trong một họ xếp trong một hay một số thùng hay các ngăn liền nhau. Các họ trong các phòng mẫu cây khô cũ thường được đánh số theo một số hệ thống phân loại nổi tiếng như hệ thống Engler hoặc Hooker.
Ở Việt Nam phòng mẫu cây khô thành phố Hồ Chí Mính sắp xếp theo hệ thống Bentham và Hooker; ở phòng mẫu cây khô của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật sắp xếp theo hệ thống Takhtajan; ở Đại học Quốc gia Hà Nội sắp xếp theo ABC. Các bìa áo có thể phân biệt màu khác nhau theo vùng địa lý lớn ví dụ như ở châu Á màu tím, châu Âu màu đỏ, châu Mỹ màu vàng chẳng hạn. Các thùng đựng mẫu truyền thống được làm bằng tôn không rỉ hoặc plastic với kích thước dài 48cm rộng 35 và cao 25cm. Đóng thùng loại này rẻ hơn và dễ vận chuyển. Hiện nay nhiều phòng mẫu cây khô đóng các tủ gỗ hoặc sắt mạ chống rỉ có kích thước cao 18cm, rộng 90cm, dày 51,5cm và mới nhất các hệ thống tủ được đặt trên hệ thống đường ray được di chuyển bằng tay quay hay bằng điện.
9.5.4. Diệt côn trùng
Nhiệm vụ hàng đầu trong việc quản lý và bảo phòng mẫu cây khô là chống sự phá hoại của côn trùng và nấm mốc. Hầu hết các chất dùng để xua đuổi hay diệt đều nguy hiểm và độc
1 2 3
4 5 Hình 9.7.
Trình bầy mẫu
1. Trên tờ bìa cứng; 2. Dán nhãn vào góc bìa; 3, 4. Mặt sau là đường chỉ sẽ được dán lại;
5. Áo bọc những tiêu bản cùng loài
(côn trùng đặc biệt nguy hiểm đối với mẫu khô là cánh cứng thuốc lá, cánh cứng thuốc và cánh cứng thảm đen thường gọi là cánh cứng Dermestid.
Côn trùng phá nhiều nhất là cánh cứng thuốc lá, chúng có thể hoàn thành chu kỳ sống 45 - 50 ngày với ba đến sáu thế hệ trong một năm. Bất kỳ một loại nào trong số đó có thể phá mẫu trong suốt thời kỳ lưu giữ trong kho nếu như không được chăm sóc, để chống sự phá hoại đó có ba cách chính như sau: 1) sấy khô, 2) thuốc xua đuổi côn trùng và 3) thuốc xông.
Sấy: các mẫu có thể sấy trong những thùng đặc biệt ở 64oC trong 6 giờ. Nhiệt độ đó sẽ diệt một cách có hiệu quả trứng, ấu trùng, nhộng và các cơ thể già. Nếu phòng mẫu cây khô sạch chỉ cần dưới 21oC và với độ ẩm 30 - 40%. Nếu mẫu đã được sấy khô thì cơ hội sống sót có thể giảm xuống rất lớn.
Xua đuổi: là chất để đuổi côn trùng ra khỏi phòng mẫu cây khô vì mùi và vị gây nôn của chúng. Paradichlorobenzen (PBD) và Napthalen là hai chất được dùng rất rộng rãi trong các phòng mẫu cây khô.
Chất xông: là các chất được dùng dưới dạng hơi và dùng để diệt côn trùng. Việc xông là cần thiết và được áp dụng phổ biến trong nhiều năm. Những thông tin gần đây chỉ ra rằng rất nhiều hóa chất được dùng cho phòng mẫu cây khô có thể rất nguy hiểm cho con người và trong nhiều ví dụ các phương pháp truyền thống cũng nguy hiểm. Các chất diệt côn trùng, diệt nấm và diệt chuột bị cấm bán để xông, trừ những cách dùng chính xác đã có ghi ở nhãn.
Dowfume - 75 đã được làm sạch bởi hãng bảo vệ môi trường như là thuốc xông chống cánh cứng phá hoại mẫu cây ở phòng mẫu cây khô. Những mẫu mới nên được xông Ethyleneclioxide, Methyl - Bromide hoặc Ethylene bibromide ở 38oC trong 3 - 4 giờ.
Ba phần Ethyleneclioxide (1, 2 dichloroethane) trộn với một phần Cacbon tetrachloride (CCl4) dùng để xông cho thùng mẫu cây khô. Hỗn hợp đó để khoảng 23 giờ vào cốc để trên mỗi thùng trong 4 -5 ngày, Ethyleneclioxide là chất nổ nếu không có CCl4 và có bản chất gây hại đối với gan và thận (Monro, 1969) CCl4 cực kỳ độc đối với người (phá huỷ gan) (Monro, 1969). Cả hai chất đó cực kỳ nguy hiểm đối với con người.
Hình 9.8.
Các côn trùng phá hoại mẫu
9.5.5. Mẫu chuẩn
Mẫu chuẩn là mẫu mà dựa vào đó để mô tả loài mới và đặt tên loài. Mẫu chuẩn thường được bảo quản riêng và được bao bởi áo bìa có màu đặc biệt.
9.5.6. Trao đổi mẫu
Nghiên cứu kiểm tra đòi hỏi phải phân tích càng nhiều mẫu càng tốt. Vì thế việc mượn mẫu từ các phòng mẫu cây khô khác là cần thiết. Bởi vì việc đến từng phòng mẫu cây khô để phân tích là quá tốn kém và hoặc không thực tế. Các mẫu cây khô cho các viện khác mượn mà ít khi cho cá nhân mượn. Việc mượn là đòi hỏi của những người quản lý phòng mẫu cây khô để phục vụ cho việc nghiên cứu của các chuyên gia.
Khi gửi mẫu đi cũng như khi nhận mẫu về cần được kiểm tra cẩn thận vì sự vận chuyển có thể làm mẫu bị hư hỏng và bị nhầm lẫn. Ở nhiều viện, số và mã số của các bìa mẫu được ghi bằng bút chì ở góc trái phía dưới trên những mẫu cho mượn. Các số liên tục và chữ viết tắt phòng mẫu cây khô tạo điều kiện thuận lợi cho việc trả lại mẫu về sau.
Những người mượn phải hết sức cẩn thận, phải tuân theo nguyên tắc khi mượn. Các mẫu được nghiên cứu để ở viện và trong các thùng kim loại khi không dùng nữa. Việc phân tích phải cẩn thận và tất cả các phần phải giữ nguyên. Người mượn phải ghi mẫu trước khi trả lại, việc ghi chú không được ghi lên nhãn của bìa mẫu mà phải ghi riêng lên một nhãn khác và gián kèm tiếp lên trên mẫu cũ. Mỗi nhãn đó phải có tên khoa học của cây đầy đủ, tên người ghi chú, ngày, tháng, năm ghi chú... Nếu đồng ý với tên cũ nên đánh dấu “!” nghĩa là tôi đã đồng ý tên đó.
Về lý tưởng nên cho mượn mẫu cùng cả thùng mẫu để bảo vệ mẫu tốt nhất. Khi trao đổi thì nên lấy giá thấp nhất. Việc trao đổi theo nguyên tắc 1 - 1.