Chúng ta có liên quan tới mức nào?

Một phần của tài liệu Chinh phục các đợt sóng văn hóa Những bí quyết kinh doanh trong môi trường văn hóa đa dạng (Trang 57 - 70)

Gắn bó chặt chẽ với việc thể hiện cảm xúc của chúng ta trong cách ứng xử với người khác là cấp độ liên kết của chúng ta với người khác trong các lĩnh vực cụ thể của đời sống và các cấp độ đơn lẻ của tính cách, hay một cách phổ biến là trong nhiều lĩnh vực của đời sống và nhiều cấp độ của tính cách cùng một lúc.

CÁC NỀN VĂN HểA CỤ THỂ VÀ PHỔ BIẾN

Trong các nền văn hóa theo định hướng đặc thù, một giám đốc tách biệt mối quan hệ công việc ông ta có với cấp dưới và cách ly nó khỏi những mối quan hệ khác. Nếu một giám đốc quản lý việc kinh doanh vi mạch điện tử gặp một trong những đại diện bán hàng của mình tại quầy bar, trên sân golf, trong kỳ nghỉ hay trong quầy hàng tự phục vụ ở địa phương thì hầu như ông ta sẽ không thể hiện quyền uy. Thật ra, ông ta có thể sẽ phải nghe theo người đại diện bán hàng một người có kỹ năng trong các quầy tự phục vụ, hay hỏi ý kiến về việc làm thế nào để phát triển khả năng đánh golf.

(Lĩnh vực này được coi là tách biệt với lĩnh vực khác, một trường hợp đặc thù.) Tuy nhiên, tại vài quốc gia đặc thù mọi không gian đời sống và mọi cấp độ của nhân cách có xu hướng thâm nhập vào nhau. Ông giám đốc là người có quyền lực to lớn tại bất cứ đâu bạn gặp ông ta. Nếu ông ta điều hành công ty, các ý kiến của ông về cách nấu nướng được coi là tốt hơn tất cả cấp dưới của ông. Sở thích về trang phục và giá trị của một công dân được thẩm thấu vào cách chỉ đạo của ông và ông ta có thể khiến những người biết ông phải nghe theo ông ta, trên đường phố, trong câu lạc bộ hay tại cửa hàng. Tất nhiên ở một khía cạnh nào đó, danh tiếng luôn ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác của đời sống. Khía cạnh này là thứ chúng tôi đo lường sự cụ thể (nhỏ) với sự phổ biến (lớn).

Kurt Lewin, một nhà tâm lý học người Mỹ gốc Đức, đã nói tính cách là một chuỗi những vòng tròn kỳ dị với “các không gian đời sống” hay “các cấp độ tính cách” giữa

chúng. Không gian cá nhân và riêng tư nhất gần với khu trung tâm. Không gian được chia sẻ và mở nhất nằm ở ngoại vi. Là một người Do Thái gốc Đức nhập cư vào Mỹ, Lewin có thể đối lập không gian đời sống kiểu U (Mỹ) với kiểu G (kiểu Đức). Chúng được minh họa trong Hình 7.1.

Hình 7.1 Các vòng tròn của Lewin (tác giả phỏng theo)

Những vòng tròn của Lewin cho thấy người Mỹ, trong vòng tròn kiểu U, có không gian mở nhiều hơn riêng tư, tách biệt với nhiều lĩnh vực cụ thể. Công dân Mỹ có thể có một chỗ đứng và danh tiếng ở nơi làm việc, trong câu lạc bộ bowling, tại Hội Giáo viên và Phụ huynh, giữa đám hacker máy tính và trong hội Cựu chiến binh địa

phương. Những đồng nghiệp bước vào các không gian này không cần thiết phải gần gũi hay làm bạn bè suốt đời. Một trong những lý do khiến tính cách người Mỹ lại thân thiện và dễ gần (minh họa bởi những đường chấm) là chấp thuận bước vào không gian cộng đồng không phải là một mối bận tâm. Bạn “biết” người khác chỉ với những mục đích hạn chế.

Đối lập với điều này là vòng tròn kiểu G. Ở đây, đường vào các không gian sống được một đường dày bảo vệ. Để bước vào bạn cần người khác cho phép. Không gian mở là tương đối nhỏ. Không gian riêng tư là lớn và phổ biến, có nghĩa là mỗi khi một người bạn được chấp thuận, anh ta sẽ được phép bước vào tất cả các không gian riêng tư của bạn. Hơn nữa, chỗ đứng và danh tiếng của bạn vắt ngang qua những không gian này.

Herr Doktor Muller là Herr Doktor Muller ở trường đại học, ở hiệu bán thịt và tại ga- ra; vợ ông ta cũng là Frau Doktor Muller ở chợ, ở trường học địa phương và bất cứ chỗ nào bà ta đến. Bà không chỉ gắn kết một cách rộng rãi với ông chồng mà còn với danh hiệu và công việc của ông. Tại Mỹ, ngược lại, tác giả người Anh của cuốn sách này đã được giới thiệu tại một buổi lễ tốt nghiệp là Tiến sĩ Hampden-Turner, nhưng tại một buổi tiệc cũng với những con người đó chỉ vài tiếng đồng hồ sau là Charles

Hampden-Turner. Ông cũng được giới thiệu là “Tôi muốn tất cả các bạn gặp một người bạn rất tốt của tôi là Charles… (họ của ông là gì?)”. Tại Mỹ, một danh hiệu là một nhãn hiệu cụ thể cho một công việc cụ thể tại một địa điểm cụ thể.

Vì tất cả các lý do này mà người Mỹ có thể nghĩ người Đức xa cách và khó gần.

Người Đức có thể nghĩ người Mỹ vui vẻ, nói nhiều, nông cạn, những người có thể cho bạn bước vào một góc trong đời sống mở của họ và coi bạn là kẻ ở ngoài rìa.

Ranh giới giữa “các không gian đời sống” cũng có những khía cạnh vật chất. Tác giả người Hà Lan của cuốn sách này nhớ lại khi đến học tại trường Wharton ở

Philadelphia, Pennsylvania. Bill, một anh bạn người Mỹ, đã rất nhiệt tình giúp tôi chuyển vào sống ở trường. Để tỏ lòng biết ơn công việc nặng nhọc của anh ta trong những ngày hè nóng nực, tôi đã bảo anh ta ở lại và uống bia. Tôi định đi rửa ráy và khi quay lại mang cho anh ta một chai bia trong tủ lạnh. Tôi không cần phải làm như vậy; anh ta đã mở tủ lạnh và tự lấy bia ra rồi. Đối với anh ta, chiếc tủ lạnh là không gian mở mà tôi đã mời anh ta vào. Một vài ngày sau, tôi lại gặp phải một chuyện

tương tự. Tôi đang hỏi về phương tiện đi lại qua thị trấn thì Denise, một sinh viên khác, đưa cho tôi chìa khóa xe của cô ấy và nói rằng hãy gọi cho cô khi nào tôi xong việc. Tôi đã không thể tin vào chuyện đó. Đối với tôi, chiếc ô tô chắc chắn là một không gian riêng tư. Bạn đã bao giờ thử mượn chiếc Mercedes của một người Đức dù đã quen biết chưa?

Mỹ là đất nước mà mọi người hay di chuyển, vì thế đồ đạc, ô tô và những thứ tương tự là các vật “bán công khai”. Những ai bán ga-ra hay đất sẽ trưng bày mọi đồ cá nhân trên các mặt bàn trong khoảnh đất để cho tất cả mọi người không chỉ nhìn mà còn mua chúng. Họ có thể cởi mở những kinh nghiệm tình ái cá nhân. Không hiếm khi bạn được nghe tại một bữa tiệc lời thú nhận về những xung khắc tình dục từ một người hoàn toàn xa lạ. Thậm chí bạn có thể nghĩ người đó đã quên hẳn tên bạn khi câu chuyện của anh ta kết thúc. Một bức biếm họa kiểu Mỹ của Jules Feiffer đã miêu tả nhân vật phản diện Bernard Mergendeiler giải thích với đám đông:

“Tôi đã gặp cô gái tuyệt vời đó. Tôi đã nói với tất cả bạn bè và đồng nghiệp. Tôi gặp những người lạ trên đường và kể cho họ nghe về cô ấy. Tôi đã kể với gần như tất cả mọi người – ngoại trừ cô ấy. Tại sao lại cho cô ấy lợi thế?”

Rừ ràng khụng gian mở của nhõn vật này đó bao trựm lờn khụng gian riờng tư của anh ta. Anh ta thừa nhận trước tiên để tránh nói chuyện sau đó.

Tình huống ở Pháp hay Đức lại hoàn toàn khác biệt. Bạn chỉ cần chú ý đến những hàng rào cao và các cánh cửa chớp để biết được mối lo lắng của người Pháp với những không gian riêng tư. Nếu bạn được mời đến ăn tối tại nhà một người Pháp, lời mời đó chỉ giới hạn trong phòng khách. Nếu bạn bắt đầu đi dạo quanh nhà, bạn có thể đã có hành động xúc phạm. Nếu bà chủ nhà đi đến giá sách để tìm cho bạn cuốn sách bạn đang thảo luận và bạn đi theo bà ta thì điều đó có thể được coi là xâm phạm vào khu vực riêng tư của bà ta.

Những vòng tròn đồng tâm không chỉ đơn giản nằm trong đầu mà còn đề cập những không gian chúng ta sinh sống.

Khái niệm về cụ thể và phổ biến giúp chúng ta hiểu được mâu thuẫn sau tại văn phòng đầu não của MCC, liên quan đến ông Johnson (người Mỹ), ông Bergman (người Hà Lan) và các ông Gialli và Pauli (người Italia). Cả ông Johnson và ông Bergman trong khi không đồng ý về các cấp độ thể hiện cảm xúc cho phép (ông Johnson thiên về trường phái cảm xúc), lại đồng ý về sự tách bạch lý trí với cảm xúc. Những người Mỹ và Hà Lan đều tin rằng có những khoảng thời gian, địa điểm và không gian cụ thể cho lý trí và những khoảng thời gian, địa điểm và không gian cụ thể cho cảm xúc. Lúng túng và thất vọng, người Italia đã “nổi cơn tam bành” ngay giữa buổi họp về những vấn đề nghiêm trọng và chuyên nghiệp.

Hãy để chúng tôi tiếp tục câu chuyện.

Ông Johnson là đại diện từ văn phòng đầu não cảm thấy có trách nhiệm với diễn biến của cuộc họp. Hành vi của những người Italia có vẻ kỳ lạ với ông. Ông Bergman chỉ muốn thảo luận một khía cạnh quan trọng của hệ thống thưởng và họ thậm chí không

cho ông ta một cơ hội để giải thích đề nghị đó. Hơn nữa, những người Italia từ chối đưa ra bất kỳ lập luận vững chắc nào trên bàn đàm phán.

Khi Johnson bước vào phòng của Gialli, ông nói: “Paolo, vấn đề là gì thế? Ông không nên làm mọi thứ nghiêm trọng quá. Nó chỉ là một cuộc thảo luận kinh doanh thôi.”

“Chỉ là một cuộc thảo luận kinh doanh?”, Gialli hỏi với sự giận dữ công khai. “Nó chẳng liờn quan gỡ đến một cuộc thảo luận kinh doanh. Rừ ràng là người Hà Lan đó tấn công chúng tôi. Chúng tôi có những cách riêng để đạt được hiệu quả và người đó đã gọi chúng tôi là điên rồ.”

Johnson nói: “Tôi không nghe thấy thế. Đơn giản ông ấy chỉ nói rằng ông ấy thấy ý tưởng về thưởng của nhóm các ông là điên rồ. Tôi biết Bergman và ông ấy không có ý định đề cập đến các ông.”

Gialli trả lời: “Nếu chuyện chỉ có vậy, tại sao ông ta lại xử sự thô lỗ đến thế?”

Johnson nhận ra rằng các đồng nghiệp người Italia đã bị xúc phạm như thế nào. Ông quay trở lại gặp Bergman, kéo ông ta ra một chỗ và kể lại câu chuyện với Gialli. “Bị xúc phạm!”, Bergman thốt lên. “Hãy để họ tự kiểm soát đối phó lại những lập luận chuyên nghiệp. Tôi không hiểu vì sao họ lại nóng đầu đến vậy. Họ biết chúng tôi đã nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này. Hãy để họ lắng nghe trước. Ông phải nhớ rằng những người Latin này không bao giờ muốn bị làm phiền.”

Hình 7.2. Vùng nguy hiểm: sự va chạm lấn chiếm riêng biệt

Tất nhiên phản ứng của người Italia là hoàn toàn có thể hiểu được. Cảm giác của họ về phần thưởng nhóm là đối lập với phần thưởng cá nhân, sự thông cảm của họ với lực lượng bán hàng và khách hàng và đề xuất mà họ đưa ra là một sự phổ biến. Bảo “ý tưởng” đó điên rồ là bảo họ điên rồ và nghi ngờ khả năng đại diện cho quan điểm văn hóa của những người Italia. Nếu họ “nghĩ về nó” và nếu nó đại diện cho “tư duy người Italia” thì đề xuất này là sự ngoại lệ cho danh dự cá nhân họ.

Một vấn đề chồng chéo giữa kiểu U và kiểu G là kiểu U nhìn sự vật không mang tính cá nhân còn kiểu G thì đề cao tính cá nhân. Quan điểm về hiệu quả của phần thưởng nhóm gắn với cảm giác phổ biến của họ về không gian riêng tư. Nó không phải “chỉ là một cuộc thảo luận kinh doanh” xảy ra trong lĩnh vực tách biệt với cá nhân họ, mà là một cuộc thảo luận đụng chạm đến người Italia nhạy cảm và hay suy nghĩ. Niềm vui và nỗi buồn, sự chấp nhận và từ chối mở ra rộng hơn trong hệ thống phổ biến. Bạn không thể chỉ trích những người Italia là “những người tạo ra một ý tưởng điên rồ” mà không ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ hệ thống của họ. Khi những người Mỹ “mời”

một đồng nghiệp Đức, Pháp hay Italia vào một chỗ trong không gian đời sống của họ và biểu lộ sự cởi mở, thân thiện theo phong tục, người đó có thể cho rằng anh ta đã được chấp nhận vào không gian riêng tư phổ biến. Anh ta có thể trông đợi người Mỹ bộc lộ tình bạn tương tự trong tất cả không gian đời sống và sẽ bị xúc phạm nếu như

người Mỹ đó đến thị trấn của anh ta mà không liên lạc với anh. Anh ta cũng có thể bị xúc phạm bởi một lời chỉ trích mà anh ta coi là sự công kích của một người bạn thân.

Mất mặt

Những nền văn húa cụ thể, với cỏc khu vực riờng tư nhỏ bộ của họ được tỏch biệt rừ ràng khỏi đời sống công khai, có tự do đáng kể với những lời nói trực tiếp. “Đừng coi nó là chuyện cá nhân” là một quan niệm thường thấy. Trong các mối quan hệ với những người phổ biến, cách tiếp cận này có thể là một sự xúc phạm. Các giám đốc người Mỹ và Hà Lan thấy đối tác phổ biến dễ dàng cảm thấy bị xúc phạm (xem lại vấn đề xảy ra giữa ông Johnson với những người Italia ở trên). Điều này là do họ không hiểu nguyên tắc mất mặt, thường xảy ra khi có điều gì đó được phổ biến công khai trong khi mọi người lại nhận thức về nó là riêng tư. Điều quan trọng của việc tránh bị mất mặt là tại sao trong các nền văn hóa phổ biến phải tốn nhiều thời gian hơn để đạt được mục đích; cần phải tránh sự đối đầu riêng tư vì những người tham gia không thể coi nó là chuyện cá nhân. Tôi cố gắng tránh yêu cầu nhóm khán giả người Hà Lan phê bình sau buổi hội thảo, kinh nghiệm tương tự như bị bắn bằng súng liên thanh. Tuy nhiên, sau cùng họ có xu hướng hỏi xem buổi hội thảo tiếp theo sẽ diễn ra vào lúc nào. Ngược lại, các giám đốc người Anh và Pháp sẽ có một số đề nghị nhỏ trong khi chúc mừng, là đừng bao giờ phải dự hội thảo lần nữa.

Tại một trường đại học quốc tế mà tôi giảng dạy, tôi đã cho một sinh viên Ghana điểm bốn trên mười. Tất cả điểm được dán lên bảng. Cậu sinh viên đó nói rằng điều đó là một sự xúc phạm công khai đối với anh ta, điều mà một giáo sư đáng kính như tôi không thể phạm phải, cho dù anh ta chấp nhận điểm số đó. Điều tôi nên làm là đề chữ

“I” (incomplete - không hoàn thành) lên tấm bảng và vẫn điền điểm thực vào hệ thống.

Sự khác biệt giữa các quốc gia

Các quốc gia có sự khác biệt sâu sắc về sự cụ thể và phổ biến. Điều này được minh họa như sau.

Một giám đốc yêu cầu cấp dưới giúp ông ta sơn lại ngôi nhà. Cấp dưới của ông không thích làm điều này, thảo luận chuyện đó với đồng nghiệp.

A. Đồng nghiệp lập luận: “Bạn không phải sơn nhà nếu bạn không thích. Ông ta là giám đốc ở nơi làm việc. Còn ở bên ngoài, ông ấy không có thẩm quyền gì”.

B. Người cấp dưới lập luận: “Cho dù tôi không thích làm, tôi sẽ sơn ngôi nhà. Ông ấy là chủ của tôi và bạn không thể lờ chuyện đó đi được”.

Trong các xã hội theo trường phái cụ thể, công việc và cuộc sống riêng tư được tách bạch rừ ràng với nhau, cỏc giỏm đốc cú xu hướng khụng yờu cầu nhõn viờn giỳp đỡ.

Một người Hà Lan đã trả lời: “Sơn nhà không nằm trong hợp đồng lao động của tôi”.

Hình 7.3 cho thấy tỷ lệ các giám đốc sẽ không nhờ sơn nhà, khoảng 80% hay cao hơn tại Anh, Mỹ, Thụy Sỹ và hầu hết Bắc Âu. 71% người Nhật cũng chọn không, nhưng tại các xã hội châu Á theo trường phái phổ biến như Trung Quốc, Nepal và các xã hội châu Phi như Nigeria và Buốckina Faso đa số chọn có. (Ngạc nhiên với kết quả của

Một phần của tài liệu Chinh phục các đợt sóng văn hóa Những bí quyết kinh doanh trong môi trường văn hóa đa dạng (Trang 57 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(198 trang)
w