Khi thành lập một doanh nghiệp, người ta thường vay mượn ý tưởng từ các hình mẫu hay mô hình lý tưởng phù hợp. Một tổ chức doanh nghiệp, là một kết cấu mang tính chủ quan và chính đặc điểm văn hóa của mỗi nhân viên sẽ tạo ra một môi trường làm
việc có ý nghĩa. Tổ chức doanh nghiệp cũng giống như một cái gì đó mà họ rất quen thuộc. Nó có thể tương tự như cấu trúc một gia đình hay một hệ thống tồn tại khách quan được thiết kế để đạt được mục tiêu. Cũng có thể nó giống như một con tàu lênh đênh vô định hay tên lửa nhắm tới khách hàng và những mục tiêu chiến lược. Ưu tiên về mặt văn hóa trong bối cảnh các nền văn hóa đan xen có ảnh hưởng đến mô hình tổ chức doanh nghiệp và những ý nghĩa mà văn hóa đem lại.
Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu bốn mô hình văn hóa doanh nghiệp và chỉ ra những nền văn hóa bản địa khác nhau có ảnh hưởng như thế nào đến từng mô hình văn hóa doanh nghiệp. Nhân viên sẽ cùng chia sẻ quan điểm về doanh nghiệp và những điều họ coi là giá trị đích thực để văn hóa doanh nghiệp phát triển.
CÁC MÔ HÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Văn hóa doanh nghiệp được hình thành không chỉ do yếu tố công nghệ và thị trường mà còn bởi ưu tiên văn hóa của lãnh đạo và nhân công. Một số công ty đa quốc gia có công ty con ở Á, Âu, Mỹ và Trung Đông hoàn toàn khác nhau vì họ luôn gìn giữ logo riêng và các thủ tục kinh doanh riêng. Họ khác nhau một cách căn bản về cấu trúc logic và ý nghĩa của các hoạt động chung.
Có ba khía cạnh về cấu trúc doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định trong việc xác định văn hóa doanh nghiệp.
1. Mối quan hệ phổ biến giữa nhân viên và tổ chức.