Quá trình tổng hợp và vòng tròn đạo đức 10 Chuỗi xoắn kép.

Một phần của tài liệu Chinh phục các đợt sóng văn hóa Những bí quyết kinh doanh trong môi trường văn hóa đa dạng (Trang 142 - 149)

10. Chuỗi xoắn kép.

Lý thuyết về sự bổ sung

Nhà khoa học Niels Bohr người Đan mạch đã đưa ra một lý thuyết về sự bổ sung. Vật chất ở dạng tự nhiên được phóng đại cả về kích thước phân tử lẫn sóng khuếch tán. Bản chất tự nhiên sẽ bộc lộ chính nó như là một phản ứng với các thiết bị đo đạc của chúng ta. Không có dạng nào khác ngoài dạng phụ thuộc vào cách nhận thức và đo lường của chúng ta. Trongcuốn sách này, tất cả bảy tiêu chí thể hiện tính liên tục với hai thái cực. Tính phổ biến và tính đặc thù không hề tách rời nhau nhưng lại khác nhau, trong một chuỗi những quy luật và những điều ngoại lệ. Mọi thứ hầu như đều có quy luật hoặc có thể không giống một quy luật nào cả do đó trở thành ngoại lệ. Bạn sẽ không thể định nghĩa được các quy luật nếu không biết những ngoại lệ là gì. Do đó phải bổ sung thêm các thuật ngữ.

Tất cả bảy tiêu chí cũng tương tự như vậy. Một cá nhân có những nét riêng so với tập thể. Cần một nhóm để mỗi cá nhân được ghi nhận là chính họ. Không có thành phần cụ thể nếu không có khái niệm về tổng thể. Tự điều chỉnh bản thân từ trong ra ngoài ngược lại với việc đi từ ngoài vào trong. Khi nói rằng chúng ta muốn kết hợp những giá trị của chúng ta và mọi nền văn hóa đều tìm kiếm một sự thống nhất và hòa hợp nghĩa là thừa nhận các giá trị này là chính thống.

Sử dụng sự hài hước

Chúng ta có thể ý thức được tình thế khó khăn nhờ những câu chuyện hài hước kể về những va chạm không mong muốn xảy ra giữa hai viễn cảnh khác nhau.

Các kết luận thường cho thấy giá trị ngược lại mới thật sự tồn tại chứ không phải những giá trị vốn vẫn được nêu ra: “Anh ta càng nói nhiều về danh dự của mình thì chúng ta đếm tiền càng nhanh”. “Tại sao sự gia tăng những bài hùng biện của các nhà truyền giáo trên những chương trình truyền hình lại đồng nghĩa với việc số lượng người nghe giảm xuống?” Thời báo New York Times đã đặt ra câu hỏi này.

Những tập đoàn lớn luôn tuyên bố rằng họ tin tưởng vào nhân viên của mình nhưng lại đột nhập vào văn phòng của các nhân viên vào buổi tối và lục tung bàn làm việc của họ lên vì họ chắc chắn sẽ không thể công khai nghi ngờ nhân viên mà phải bí mật hành động lén lút. Để xem xét những gì đã xảy ra trong công ty, hãy xem những bức tranh biếm họa dán trên tường của các nhân viên. Chúng thật sự là những câu chuyện châm biếm về họ và cho thấy tình thế khó khăn thật sự là gì.

Tạo ra một không gian văn hóa

Một phương pháp hiệu quả khác để khám phá ra tình thế khó khăn là việc chuyển “hai sự đối lập” vào chung làm một nhằm tạo ra một không gian văn hóa. Chúng ta có thể lập ra sơ đồ của một vài hoặc tất cả bảy tiêu chí về không gian văn hóa này. Sơ đồ này được lập nên dựa vào các cuộc phỏng vấn và các bảng câu hỏi. Các vấn đề được đưa ra gần đây bao gồm:

A. Tạo tính đa nguyên cho các chính quyền địa phương tại châu Âu. Liệu nó có thế đáp ứng được sự chỉ đạo chiến lược từ trụ sở tại Hoa Kỳ vốn được áp dụng cho tất cả mọi đơn vị trên toà cầu không? (Tình thế khó khăn của tính phổ biến và đặc thù) B. Tạo ra khao khát được nhận những sản phẩm tốt nhất trên thị trường phù hợp với thu nhập của mình. Liệu có thể thực hiện được điều này không khi tạo ra một không gian cần thiết cho sự phát triển của những sản phẩm tiềm năng cho công ty R&D. (Tình thế khó khăn thành tích và quy gán)

C. Tạo ra nhu cầu đáp ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường tại Hoa Kỳ, liệu có thể duy trì được những cam kết của chúng ta với sự phát triển lâu dài của trung tâm đặt tại Hàn Quốc? (Tình thế khó khăn của dài hạn và ngắn hạn)

Sau đây là câu trả lời tóm lược của những người được hỏi về ba tình thế khó khăn đầu tiên:

A. Tình thế khó khăn của tính phổ biến và đặc thù

Thị trường tại châu Âu đáp ứng tốt hơn nhiều nếu như Tổng hành dinh tại Mỹ hiểu được nhu cầu cụ thể của chúng ta ở đây.

Nếu như The Europeans hiểu rõ điều gì khiến họ trở thành một công ty nổi tiếng toàn cầu.

Chúng ta biết rất rõ rằng tại Hoa Kỳ nhu cầu thị trường khác nhau là gì, nhưng chúng ta cần phải kết hợp chúng lại với nhau để không bị lún sâu vào việc đáp ứng nhu cầu của những khách hàng vui tính nhưng không đem lại lợi nhuận cho chúng ta. Quy mô kinh tế buộc chúng ta phải hạn chế việc ban tặng.

B. Tình thế khó khăn của thành tích và quy gán

Nếu như ở R&D, chúng ta có thêm nhiều thời gian hơn để nghiên cứu sản phẩm mà không bị thị trường thúc giục thì sản phẩm của chúng ta sẽ tốt hơn và sử dụng được lâu hơn.

Bạn không thể cải tiến trừ khi bạn có thời gian để nghiên cứu và tìm hiểu. Khách hàng nên để cho bạn có thời gian.

R&D có xu hướng tung ra những sản phẩm quá muộn so với nhu cầu của thị trường. Trong kinh doanh, chúng ta cần có trách nhiệm hơn và đưa ra cho R&D những hướng dẫn và giới hạn nghiêm ngặt.

Trong công ty của mình, chúng ta nên tin tưởng vào những gì chúng ta đang phát triển. Đó là hàng hóa tốt. Hãy toàn tâm toàn ý phát triển điều này.

C. Tình thế khó khăn của dài hạn và ngắn hạn

The Americans cản trở những thành tích lâu dài của chúng ta bằng động lực của các kết quả hàng quý. Tầm nhìn của chúng ta thường bị đe dọa do cuộc săn lùng những đồng đô-la.

Dường như ở Viễn Đông và ở châu Âu thường không có các cổ đông. Điều này cùng với việc chấp nhận tổn thất là không thể chấp nhận được ở Hoa Kỳ.

Phần lớn những dấu hiệu này chỉ rõ cho thấy những tình thế khó khăn cơ bản chính là những tranh cãi về giao thoa văn hóa. Trong quá trình trao đổi về văn hóa, mọi người

thường phàn nàn về những đối thủ cũng như khả năng không thể hòa hợp được những chi nhánh khác nhau, đại diện cho những nền văn hóa khác nhau.

Hình 13.1. Tình huống khó khăn A

Tình thế khó khăn A được hình thành giữa sự đa nguyên của những chính quyền địa phương được biểu diễn trên trục nằm ngang và độ tin cậy của Tổng hành dinh trên trục đứng. (Hình 13.1)

Tình thế khó khăn B là sự đồng nhất giữa các quan điểm của khách hàng trên trục nằm ngang vì chính khách hàng là người mua những thành tựu của sản phẩm. Mặt khác, R&D muốn được cam kết về sản phẩm này bằng cách gắn biểu tượng cho nó. Điều này sẽ cho phép phát triển sản phẩm mà không bị cản trở bởi nhu cầu lớn và liên tục của người tiêu dùng. (Hình 13.2)

Hình 13.2. Tình huống khó khăn B (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình thế khó khăn C là sự đồng nhất giữa thời hạn ngắn và thời hạn dài. Trên một trục thị trường yêu cầu sự phản ứng nhanh thì các cổ đông Mỹ thường tìm kiếm được lợi nhuận theo từng quý. Trên trục còn lại chúng ta thấy nhu cầu dài hạn được hình thành bởi một tầm nhìn cho phép thời hạn ngắn sinh lợi nhuận. (Hình 13.3)

Tình thế khó khăn được hình thành trước khi hòa hợp nó để chúng ta và khách hàng có một định nghĩa rõ ràng về những gì cần được hòa hợp. Các bước tiếp theo trong quá trình cho biết có thể đạt được sự hòa hợp thật sự bằng cách nào.

Hình 13.3. Tình huống khó khăn C

Từ danh từ cho tới phân từ hiện tại và các quá trình

Một danh từ có thể được định nghĩa bằng “một người, một nơi chốn hoặc một vật”. Tuy nhiên, giá trị thì không mang bất kỳ một ý nghĩa nào như thế. Chúng ta thường gặp khó khăn khi sử dụng một danh từ như phổ biến hóa hoặc riêng biệt hóa, sự trung thành hay sự bất đồng để miêu tả một đặc điểm của tình thế khó khăn. Trong cuốn sách này, chúng ta cũng đã làm như vậy vì đó là cách các lĩnh vực khoa học xã hội sử dụng nhằm giúp hiểu rõ về các hiện tượng mang tính vật thể hơn.

Để tiếp tục trên con đường hòa hợp, chúng ta sẽ chuyển hết những danh từ sang phân từ hiện tại, kết thúc bằng đuôi “-ing”, để chuyển chúng thành những quá trình. Ví dụ như:

Universalizing – particularizing (Quá trình phổ biến hóa – quá trình đặc thù hóa) Individualizing – communing (Quá trình cá nhân hóa - quá trình cộng đồng hóa) Specifying/analyzing – diffuzing/synthesizing (Quá trình chuyên biệt/phân tích – phổ biến/tổng hợp)

Communicating neutrality – communicating emotion (Quá trình giao tiếp trung lập – cảm xúc)

Achieving – ascribing (Quá trình thành tích – quy gán) Directing oneself... (Quá trình hướng bản thân... )

Sequencing time – synchronizing time (Quá trình tiếp nối thời gian – đồng bộ hóa thời gian)

Không phải tất cả các danh từ đều có thể chuyển sang phân từ hiện tại nhưng nếu chúng ta biết chúng ta muốn gì để thoát khỏi “biên giới khó khăn” và diễn tả giá trị như một quá trình có sự tham gia của con người thì chúng ta sẽ tìm được từ thích hợp. Lý do là bởi các quá trình này pha trộn không theo cách mà mọi vật tuân theo nên chúng ta cần biết rằng bảy tiêu chí trên thật sự là một chuỗi liên tiếp với sự chiếm ưu thế của một quá trình tại đầu này và sự vượt trội của quá trình khác tại đầu kia. Chúng ta cũng có thể làm giảm nhẹ cấu trúc của các danh từ có tính mâu thuẫn hoặc có đuôi “isms”. Điều này được De Bono gọi là “logic nước”.

Ngôn ngữ và siêu ngôn ngữ

Vì chúng ta gắn liền với cấu trúc của ngôn ngữ nên cũng cần phải cân nhắc xem ngôn ngữ có thể hòa hợp bằng cách nào. Ngôn ngữ có thể làm được điều này bằng cách sử dụng bậc thang rút gọn và đặt một giá trị (hoặc đỉnh của tình thế khó khăn) trên một giá trị khác. Hoặc cũng có thể bằng cách sử dụng ngôn ngữ vật thể siêu ngôn ngữ và cho phép chúng lắp ghép với nhau.

Xem đoạn trích nổi tiếng của nhà văn F. Scott Fitzgerald:

“Bài kiểm tra trí thông minh đầu tiên là nắm giữ hai ý tưởng trong đầu bạn cùng một lúc và duy trì khả năng này. Ví dụ, bạn phải có khả năng nhận biết những thứ vô vọng nhưng phải quyết tâm thực hiện chúng.”

Lúc đầu, điều này xuất hiện như một sự mâu thuẫn, tuy nhiên, thực ra lại không phải vậy. Sự mâu thuẫn loại bỏ lẫn nhau; chúng trở nên vô nghĩa. Những gì mà tác giả đã làm ở đây là ghép hai câu nói ở mức độ ngôn ngữ khác nhau.

Mức độ vật thể là những thứ vô vọng. Mức độ siêu ngôn ngữ là lòng quyết tâm của con người khi nhìn thấy những thứ đó. Hai câu nói này không hề mâu thuẫn vì chúng không áp dụng cho những thứ giống nhau. Thứ hai là nói về những người nhìn thấy chúng chứ không phải là những thứ được nhìn thấy.

Điều này áp dụng đồng đều đối với bảy tiêu chí của chúng ta. Chúng ta có thể nói: “Bài kiểm tra của một giám đốc nhanh nhạy là phải nắm bắt được hai ý tưởng trong suy nghĩ của bạn cùng một lúc và duy trì khả năng này để làm việc.”

Ví dụ, bạn phải nhận thấy những yêu cầu của một khách hàng đặc biệt nằm ngoài tiêu chí chung mà công ty bạn đã đề ra nhưng quyết tâm đánh giá lại những tiêu chí hiện hành và tạo ra những tiêu chí mới trên cơ sở đó.

Chúng ta có thể làm tương tự như vậy với bất kỳ tiêu chí nào trong bảy tiêu chí trên. Hãy lấy một doanh nghiệp nhỏ đang thành công làm ví dụ:

Quản lý tốt là phải khuyến khích đạt được thành công ở đơn vị kinh doanh cụ thể và đặt tầm quan trọng chung vào chiến lược đang được thực hiện. Do đó, những đơn vị kinh doanh khác có thể thu được lợi nhuận từ việc thúc đẩy sự phát triển riêng của nó. Ở đây, cả quá trình phổ biến hóa và cụ thể hóa, quá trình gặt hái thành công và quá trình gắn kết đều đã được hòa hợp.

Bối cảnh và nội dung

Trong ví dụ về mức độ ngôn ngữ trước đó, bạn có thể nói rằng mức độ siêu ngôn ngữ hình thành nên cơ sở cho mức độ vật thể.

Lợi ích của việc suy nghĩ theo bối cảnh và nội dung là người đến sau có thể chế ngự được “hình ảnh” và “nội dung” chứa đựng trong đó. Giá trị của con người luôn có nguy cơ “tuột mất”. “Nhận thấy những điều vô vọng” có thể dẫn tới tuyệt vọng nếu không được định hình bởi “quyết tâm thực hiện nó bằng mọi giá”. Chúng ta có thể kết luận từ những thành công rực rỡ của các đơn vị kinh doanh là quản lý giỏi đơn giản chỉ là biết tránh giẫm lên con đường của chính họ nhưng lại cản trở các tổ chức học hỏi từ những thành công ở địa phương.

Điều quan trọng cần nắm bắt là bối cảnh và nội dung có thể đảo lại cho nhau. Chúng ta có thể tập trung vào một người thông minh và nói, hoặc nói:

Chuỗi trình tự

Giá trị dường như mâu thuẫn và đối lập khi chúng ta cho rằng cả hai tính chất này được diễn đạt một cách đồng thời. Không thể chắc chắn là đúng hay sai đối với quá trình phổ biến hóa hoặc đặc thù hóa hướng từ trong ra ngoài cùng một lúc. Cái nọ ngăn cản cái kia luôn là điều hiển nhiên.

Cần quan sát xu thế và sự vận động từ trong ra ngoài của quá trình phổ biến hóa và đặc thù hóa và hướng bản thân mình tới mục tiêu. Do vậy, yếu tố chính trong giá trị hòa hợp là để những quá trình liên tục trải qua thời gian.

Hơn thế nữa, một trong những bối cảnh và nội dung cho những hành động của bạn sẽ dẫn tới:

Bạn đã bao giờ băn khoăn tự hỏi điều gì xảy ra với những tiêu chuẩn của chúng ta nếu thay bằng việc chúng ta cho rằng chúng là những đồ vật (ví dụ như những quả bóng chơi bi lát cứng), chúng ta lại giả sử chúng có dạng hình sóng? Cảm nhận chung thường coi giá trị giống như các đồng xu, kim cương và đá. Chúng ta cũng có thể đưa ra quan điểm khác chúng giống như sóng nước, sóng điện từ, sóng âm, sóng ánh sáng, v.v... Điều này tạo nên sự khác biệt rất lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn vào chu kỳ ngủ và thức giống như Hình 13.4 hoặc âm nhạc có tần số thay đổi (Hình 13.5).

Nếu chúng ta có hai tần số khác nhau, 50Hz và 60Hz, kết hợp hai tần số này ta có một nhịp tần số là 10Hz do sóng hạ tần thường được tạo ra bằng cách điều hòa hai sóng. Âm cao tần được lồng vào trong âm hạ tần. Nếu những giá trị giống như sóng âm, chắc chắn sự kết hợp giữa chúng sẽ đẹp hơn nữa. (Cái mà người Đông Nam Á gọi là wa).

Hình 13.4. Thức và ngủ

Hình 13.5. Tần số âm thanh: Thấp và cao

Nếu dạng sóng này là sự biểu diễn thực tế của các giá trị và nếu như các giá trị này thay đổi giống như quá trình thức và ngủ, nghỉ ngơi và hào hứng, mắc lỗi và sửa lỗi, chúng ta có thể rút ra dạng sóng giữa những trục như ở Hình 13.6.

Hình 13.6. Quá trình phát triển liên tục

Tại đây chúng ta mắc lỗi sau đó sửa lại, mắc lỗi rồi lại sửa lại và cứ thế tiếp tục. Toàn bộ quá trình này được gọi là hệ thống sửa lỗi. Chúng ta tránh mắc các lỗi nghiêm trọng (có thể bằng cách sử dụng mô phỏng) và sự ràng buộc của việc không bao giờ được mắc lỗi. Nếu chúng ta muốn học nhanh thì việc sửa những lỗi nhỏ là cách tốt nhất. Tất nhiên, “lỗi” ở đây chỉ mang tính chất tương đối. Nếu chúng ta cho rằng 35% bản chất của công việc có sai sót, chúng ta sẽ tiếp tục cải thiện tình hình. Nếu chúng ta cho là chỉ 5% sai sót thì chúng ta sẽ lờ chúng đi và bỏ qua.

Một phần của tài liệu Chinh phục các đợt sóng văn hóa Những bí quyết kinh doanh trong môi trường văn hóa đa dạng (Trang 142 - 149)