Giải quyết các tình huống khó xử

Một phần của tài liệu Chinh phục các đợt sóng văn hóa Những bí quyết kinh doanh trong môi trường văn hóa đa dạng (Trang 137 - 141)

Mỗi quốc gia và cộng đồng luôn phải đối mặt với những bất đồng nhất định về văn hóa. Văn hóa của một quốc gia thể hiện ở cách mà những người trong nền văn hóa đó tiếp cận những bất đồng. Toàn bộ chương này sẽ giải thích cho chúng ta cách để có thể đạt được tầm hiểu biết sâu rộng về văn hóa bằng cách tìm hiểu sự đa dạng của văn hóa, học cách tôn trọng những nền văn hóa đó và tích cực hòa hợp những xung đột về văn hóa.

Ý THỨC ĐƯỢC SỰ KHÁC BIỆT VỀ VĂN HÓA

Một giám đốc điều hành người Mỹ đã đưa ra những lời chào truyền thống và lịch sự với đoàn đối tác Nhật Bản, một nghi thức mà người Mỹ bỏ từ rất lâu. Cuối cùng, họ quyết định tìm hiểu căn nguyên của vấn đề và vị giám đốc Nhật Bản đã khoái thác, né tránh các câu hỏi thẳng thừng và còn nhắc đi nhắc lại rằng “với sự sẵn sàng và chân thành”, tất cả các câu hỏi sẽ được trả lời một cách thỏa đáng.

Một phần của nghi lễ chào hỏi là mọi người trao cho nhau meishi (danh thiếp). Vị giám đốc điều hành người Mỹ đã biết được nghi thức này và đã đặt các tấm danh thiếp lên trên bàn phía trước mặt ông ta theo đúng cách thức sắp xếp chỗ ngồi cho các đại biểu Nhật Bản. Bằng cách này, ông có thể gọi tên từng người một vì đã có sẵn ngay trước mặt mình.

Khi cuộc họp trở nên căng thẳng, sự thiếu kiên nhẫn của ông ngày càng tăng lên theo những câu trả lời bị thoái thác, ông nhặt một tấm danh thiếp, lơ đễnh cuộn tròn nó lại sau đó mở ra và dùng để lau chùi móng tay. Đột nhiên ông cảm thấy ánh mắt giận dữ của các đại biểu Nhật Bản rọi vào ông! Một cuộc tạm nghỉ khá lâu và sau đó vị giám đốc người Nhật Bản đứng dậy rồi bỏ ra khỏi phòng. Người phiên dịch bên phía Nhật Bản nói “Chúng tôi muốn tạm dừng”. Vị giám đốc khi đó mới nhìn xuống tấm danh thiếp đã bị mờ hết cả chữ trên tay mình. Đó chính là một trong số những danh thiếp mà giám đốc người Nhật đã đưa cho ông.

Ví dụ trên đây cho thấy những ảnh hưởng không nhỏ của việc thiếu hiểu biết về sự khác biệt văn hóa gây ra. Nếu vị giám đốc điều hành đó tuân thủ theo một danh mục những lời khuyên, những việc nên và không nên làm thì chắc “không nên nghịch các meishi” đã có trong danh mục đó. Tóm lại, có hàng nghìn những sai lầm có thể mắc phải.

Tuy nhiên, những hiểu biết có hệ thống về sự khác biệt văn hóa có thể giúp vị giám đốc điều hành này lường trước những điều không ngờ tới. Nếu như ông biết rằng người Nhật rất hiếm khi trả lời thẳng thắn, muốn xây dựng mối quan hệ trước khi đi đến đích, đưa ra những chức vụ rất chung chung cho các giám đốc, một trong những nghi thức của họ, và coi những tấm danh thiếp là tượng trưng cho người đó cũng như tính chất của mối quan hệ đang được tạo ra, ông sẽ không bao giờ làm hỏng danh thiếp của một ai đó khi họ đang nhìn mình.

Hiểu biết về văn hóa là hiểu biết về “trạng thái tinh thần” của đối tác và của những người bạn gặp gỡ. Bạn không thể có được thông tin đầy đủ vì luôn có những sai sót tiềm ẩn. Tuy nhiên, bảy tiêu chí về văn hóa của chúng tôi đã giúp chúng tôi phân tích được các cách thức mà mọi người suy nghĩ về thế giới xung quanh họ.

Do đó, một trong những mục đích của đào tạo liên văn hóa là cảnh báo cho mọi người về một thực tế rằng họ đang tham gia vào một quá trình nhận định đối với những hành động và vật thể mà họ đã quan sát. Với một khóa đào tạo thành công, sẽ không có hạn chế nào trong việc cung cấp ít hay nhiều những thông tin chi tiết về các quốc gia và các nền văn hóa khác. Nếu bị hạn chế, thậm chí những khác biệt về văn hóa phức tạp nhất sẽ chỉ làm củng cố thêm những kiến thứ của người học về một nền văn hóa khác. Do đó, khi chúng tôi nhận được những lời đóng góp từ phía những học viên sau khóa học, ví dụ như “Cảm ơn ngài Trompenaars, tôi nhận thấy tôi đã gặp rất nhiều khó khăn khi làm việc với người Pháp. Họ là những người kỳ lạ và ngài đã chứng minh cho tôi điều đó. Thông tin mà ngài cung cấp cho tôi cũng chứng minh là tôi đúng.” Chúng tôi biết rằng có gì đó trục trặc ở đây.

Hơn thế nữa, những chuyên gia trong lĩnh vực quản lý so sánh về văn hóa mong muốn phát triển khả năng giao lưu văn hóa đã cảm nhận được nhu cầu vượt ra ngoài cả những khuôn mẫu của chính họ. Tất cả chúng ta đều là sản phẩm trong nền văn hóa của chính chúng ta. Vấn đề ở chỗ chúng ta phải học cách vượt ra khỏi những khuôn mẫu đó mà không phải lo lắng những khuôn mẫu truyền thống đó sẽ bị sụp đổ. Nhu cầu này có thể lôi kéo được những người khác theo quan điểm của chúng tôi, chứng tỏ sự hạn chế hơn trong cách suy nghĩ của họ, bộc lộ sự thiếu tự tin và nghi ngờ vào sức mạnh đồng nhất của chúng tôi. Những người có hiểu biết thật sự đã thừa nhận rằng chúng tôi đang đi theo một chương trình văn hóa tinh thần riêng và những thành viên từ những nền văn hóa khác nhau có các chương trình khác nhau.

Tất cả bảy tiêu chí trên chỉ cho thấy một nền văn hóa khác có thể được bắt đầu từ những tiền đề tưởng như “đối nghịch”. Tuy nhiên, điều này không nằm trong khuôn khổ hoạt động của chúng tôi. Nó đơn giản chỉ là một phương pháp để chúng tôi học hỏi mà thôi. Milton Bennett, một nhà nghiên cứu về so sánh văn hóa, đã nhận thấy rằng những người tiếp xúc với văn hóa nước ngoài có thể tự tách biệt và phân biệt các giá trị và chuẩn mực của họ ra khỏi nền văn hóa ngoại quốc đó. Tuy nhiên, nó lại cản trở việc tự nhận thức. Cả sự giống và khác nhau đều cho chúng ta biết chúng ta là ai: “Tôi giống A nhưng tôi không giống B.”

TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT VỀ VĂN HÓA

Điều đầu tiên để có thể hình thành được sự tôn trọng đối với những khác biệt về văn hóa là tìm những tình huống trong chính cuộc sống của chúng ta mà chúng ta đã cư xử như người đến từ một nền văn hóa khác. Điều này đã giúp một nhân viên của phòng mua bán thuộc một công ty dầu khí lớn của châu Âu đàm phán một đơn đặt hàng với nhà cung cấp Hàn Quốc. Tại cuộc họp đầu tiên, đối tác Hàn Quốc tặng một cây bút bằng bạc cho giám đốc của công ty châu Âu. Tuy nhiên, phía bên châu Âu lại lịch sự từ chối món quà này vì sợ bị cho là nhận hối lộ (mặc dù ông có biết về nghi thức tặng

quà của người Hàn Quốc). Mặc cho sự ngạc nhiên của phía đối tác, cuộc họp thứ hai họ lại bắt đầu bằng việc tặng một dàn âm thanh nổi. Lại một lần nữa vị giám đốc từ chối, nỗi lo bị cho là nhận hối lộ của ông càng tăng lên.

Vào cuộc họp lần thứ ba, khi ông nhìn không chớp mắt vào món đồ sứ Hàn Quốc, ông chợt nhận thấy điều gì đang xảy ra ở đây. Sự từ chối của ông không được hiểu là “Chúng ta hãy bàn công việc theo đúng cách” mà lại được hiểu: “Nếu bạn muốn làm ăn với chúng tôi thì hãy mang đến cái gì đó lớn hơn thế.” Sự bối rối của đối tác Hàn Quốc khi ông từ chối nhận quà hiện rõ trong tâm trí ông khi ông nhớ lại một tình huống tương tự đã xảy ra với mình. Đó là cuộc hẹn đầu tiên với vợ mình, ông đã mua cho bà một món quà nhỏ. Nhưng nhìn nét mặt của bà, ông có thể dễ dàng nhận thấy món quà không như bà mong đợi. Nhờ nhớ lại điều này mà ông đã nhận ra đối tác Hàn Quốc chỉ đơn thuần muốn tạo dựng mối quan hệ làm ăn tốt chứ không có ý định hối lộ. Để tránh những hiểu lầm tương tự trong những buổi gặp gỡ tiếp theo, vị giám đốc đã quyết định bảy tỏ sự quan tâm của mình đến một mối quan hệ tốt đẹp nhưng ông cho rằng không cần phải tặng nhau những món quà đắt tiền. (Ông đưa ra một cách khác đó là có thể tặng những món quà bình thường song lại thể hiện được sự quan tâm và đánh giá cao).

Câu chuyện trên đây đã chứng minh chúng ta có thể học cách đánh giá, cách tôn trọng những hành vi và những giá trị khác với chúng ta. Khi suy nghĩ về những tình huống trong cuộc sống đã giúp cho bạn hiểu được những cách cách cư xử có vẻ khác nhau chỉ khác biệt tuỳ vào tình huống mà bạn gặp phải chứ không vì bản chất của chúng. Điều này sẽ giúp bạn tránh việc đánh giá thái độ của người khác một cách nóng vội theo chiều hướng xấu, quan trọng hơn là nó giúp bạn hiểu người khác thật sự đang cố gắng làm gì. Khi hiểu ý định của người khác, tỏ thái độ bạn hiểu những ý định đó, bạn đã bước đầu chia sẻ với đối tác.

Nói chung, những điểm nổi trội trong nền văn hóa khác cũng tồn tại dưới một hình thức nào đó trong văn hóa của chúng ta. Chúng ta nói đến “văn hóa tội lỗi”, “văn hóa xấu hổ”, ví dụ: những điều làm cho chúng ta có cảm giác tội lỗi khi phá luật, những nguyên tắc yêu cầu xin lỗi công chúng và ném những cái nhìn hằn học vào những kẻ vô lại, ví dụ, “mất mặt”. Liệu đây có phải là sự khác biệt lớn giữa những người miền tây và miền đông mặc dù họ đều những người không bao giờ biết xấu hổ vì một sai lầm nghiêm trọng nào đó?

Tôn trọng là cách thể hiện hiệu quả nhất một khi chúng ta nhận ra phần lớn sự khác biệt đó là trong chính chúng ta, thậm chí cả khi chúng ta không công nhận chúng. Ví dụ, chúng ta vẫn thường nghĩ người Nhật là những người bí ẩn và không đáng tin. Bạn không bao giờ biết được họ đang nghĩ gì và cảm thấy gì, họ luôn nói “vâng” ngay cả khi họ phủ nhận điều đó. Tuy nhiên, liệu chúng ta sẽ không gặp phải những tình huống tương tự sẽ xảy ra với bản thân hay không? Nếu như con bạn quá lo lắng và phải tạm dừng phần biểu diễn lần đầu tiên trong một buổi hòa nhạc của trường, sau đó, tâm trạng cô bé vẫn không khá hơn, bạn chắc chắn sẽ nói với cô bé “con thật tuyệt

vời, con yêu ạ” để tạo cho con lòng tự tin mặc dù bản thân bạn thật sự không tin con bạn sẽ diễn xuất tốt.

Giả sử một nhân viên người thiểu số bị phân biệt đối xử trong công ty đến gặp bạn với vẻ thất vọng. Bạn lo lắng anh ta sẽ tự làm mình bị thương và kiện công ty hoặc tấn công người tư vấn mình. Chắc chắn bạn phải tìm cách tái thiết lập mối quan hệ đối với nhân viên này, tạo niềm tin đối với anh ta trước khi gợi ý anh ta nên có cách cư xử khác đi. Hiển nhiên là bạn cũng phải tế nhị và khéo léo để đưa ra lời gợi ý đó. Bạn phải xử sự theo cách thức của người Nhật trong hoàn cảnh như thế này. Nhưng với những hoàn cảnh tương tự thì ở Nhật, cái tôi cá nhân rất dễ bị tổn thương khiến người ta phải rất thận trọng với những cảm nhận của người khác. Giả sử phần đông người Nhật không quá coi trọng cái tôi cá nhân, cách cư xử của họ thường tạo cảm giác rất tốt. Chúng ta cũng cần phải khôn khéo để xử sự như thế khi ở Nhật.

Xét đến một ví dụ khác của một kỹ sư người Đức tại Nam Phi. Tất cả chúng ta đều làm việc để kiếm tiền và hầu như ai cũng có ý thức và lòng tự hào về nhiệm vụ của mình trong công việc, tuy nhiên, văn hóa kiếm tiền khác hẳn các văn hóa khác. Người kỹ sư này đã cho cô giúp việc một khoản tiền thưởng vào dịp lễ Giáng sinh và sau đó, cô này đã biến mất trong hai tháng vì với khoản tiền đó cô không cần phải làm việc nữa. Ông thật sự lo lắng. Tất nhiên chúng ta không biết động lực bỏ việc của cô gái: có thể cô ấy cảm thấy không cần phải có trách nhiệm với người chủ mà cô ấy không thích và chỉ có trách nhiệm đối với ông chủ mà cô yêu quý. Hoặc cô ấy tạm thời làm người giúp việc trong hoàn cảnh túng quẫn mà thôi. Vợ của người kỹ sư thì kết luận cô ta thật lười biếng nhưng lời nhận xét đó xuất phát từ quan điểm của bản thân bà. Như vậy, cả sự học hỏi lẫn tôn trọng đều là những bước rất cần thiết cho phát triển khả năng trau dồi văn hóa. Song, việc kết hợp cả hai yếu tố này vẫn là chưa đủ. Trong các cuộc hội thảo, mọi người thường hỏi những câu hỏi như: “Tại sao chúng ta phải tôn trọng và thích ứng với những nền văn hóa khác? Tại sao họ lại không tôn trọng và thích ứng với nền văn hóa của chúng ta?” Chúng ta sẽ quay trở lại câu hỏi này khi thảo luận về vấn đề hòa hợp.

Mặt khác, một vấn đề thú vị hơn là sự đồng cảm, một thuật ngữ của Milton Bennett. Điều gì sẽ xảy ra khi người này đang cố gắng thay đổi viễn cảnh của một nền văn hóa khác trong khi đó người kia cũng đang làm điều tương tự?

Công ty Motorola gần đây đã chuẩn bị rất cẩn thận cho bài diễn thuyết tại Trung Quốc. Sau khi suy nghĩ kỹ càng, người diễn thuyết đã đặt tên đầu đề là “Những mối quan hệ bền vững”. Trọng tâm của bài diễn thuyết là Motorola đến Trung Quốc nhằm ổn định và giúp đỡ nền kinh tế nước này phát triển. Mối quan hệ với các nhà cung ứng của Trung Quốc, các nhà ký kết hợp đồng, các nhân viên góp phần tạo nên một cam kết ổn định cho công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế và tranh thủ được những đồng tiền mạnh nhờ xuất khẩu.

Những thính giả người Trung Quốc lắng nghe hết sức lịch sự bài diễn thuyết nhưng lại im lặng khi được yêu cầu đặt câu hỏi. Cuối cùng, một vị giám đốc đã giơ tay và phát biểu: “Ngài có thể cho chúng tôi biết về tiền công trả theo hiệu quả công việc không?”

Những gì đang xảy ra ở đây là điều rất bình thường. Ngay khi chúng ta hướng tới quan điểm của người khác thì họ cũng hướng tới chúng ta và chúng ta đi qua nhau mà không hề hay biết như những con tàu trong đêm. Nên nhớ rằng những người Trung Quốc đến tham dự buổi diễn thuyết của Công ty Western có thể là những người thân thiết với Western và xem xét những quan điểm của Western như là một động lực của sự tự do. Động lực này đặc biệt mạnh mẽ ở những nước nhỏ và nghèo. Khi những thương nhân kinh doanh thuốc của một công ty Hoa Kỳ gặp gỡ Bộ trưởng Bộ Y tế của Costa Rica, người được trả lương chưa bằng một phần mười mức lương của vị Bộ trưởng cũ. Thực tế này càng làm tăng thêm định kiến của chúng ta: “Hãy nhìn đây, tất cả họ đều muốn giống như chúng tôi.”

Tuy nhiên, nền văn hóa ngoại quốc có tính toàn vẹn và có rất ít thành viên rời bỏ. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ nhận thấy rằng số người đi theo chủ nghĩa yêu nước chân chính mạnh mẽ hơn rất nhiều những người theo chủ nghĩa cơ hội. Những người từ bỏ văn hóa truyền thống của dân tộc thường trở nên suy yếu và đồi bại. Chúng ta cần làm việc với những đối tác nước ngoài chân chính. Đây chính là sự

Một phần của tài liệu Chinh phục các đợt sóng văn hóa Những bí quyết kinh doanh trong môi trường văn hóa đa dạng (Trang 137 - 141)