HÒA HỢP CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN VÀ CHỦ NGHĨA CỘNG ĐỒNG

Một phần của tài liệu Chinh phục các đợt sóng văn hóa Những bí quyết kinh doanh trong môi trường văn hóa đa dạng (Trang 47 - 49)

5. Nhóm và cá nhân

HÒA HỢP CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN VÀ CHỦ NGHĨA CỘNG ĐỒNG

Một lần nữa, Hình 5.4 cơ bản cho thấy một vòng luẩn quẩn vì một giá trị được gắn với một giá trị có vẻ đối lập với nó theo cách chúng tránh lặp lại các khuyết điểm của nhau. Và cũng là sai lầm khi tin rằng những người theo chủ nghĩa cá nhân không quan tâm đến cộng đồng. Những người theo chủ nghĩa cá nhân Mỹ là những người tham gia tích cực và có thể lập nên nhiều hiệp hội tình nguyện hơn bất cứ nền văn hóa nào khác. Những người Mỹ luôn rất sẵn sàng lập nhóm. Nhưng “hiệp hội tự nguyện” là một thứ đồ cho không vì nó tuyên bố rằng đầu tiên là các cá nhân tự nguyện và sau đó mới là tổ chức được thành lập dựa trên những cá nhân tự nguyện đó. Ngược lại, trong văn hóa chủ nghĩa cộng đồng Nhật Bản, một cá nhân đơn lẻ không được coi là một thực thể trưởng thành. Từ dành cho một cá nhân trưởng thành được dịch là “người giữa những người khác”. Đầu tiên là nhóm: làm thế nào để tôi với tư cách cá nhân có thể phục vụ nhóm tốt hơn? Từ khả năng đó, tôi nhận được địa vị của tôi.

Nhưng đặt cá nhân hay nhóm lên vị trí hàng đầu không thể ngăn một đất nước có được cả hai giá trị trên. Hãy xem xét sự cố sau.

Jean Safari đang điều tra sai lầm nghiêm trọng của một công nhân Nhật Bản làm việc tại chi nhánh ở Nhật của một công ty đa quốc gia của Mỹ. Một bộ phận bị lắp ngược và cả loạt hàng phải tháo ra để lắp lại. Chi phí phải trả cho chuyện này rất cao.

Jean hỏi Giám đốc nhà máy Nhật Bản nhân viên nào đã gây ra sự cố. Cô nhân viên ấy có bị phát hiện không và mức hình phạt của cô? Jean rất ngạc nhiên khi Giám đốc xác nhận rằng không biết. Ông nói với cô: “Tất cả nhóm làm việc phải nhận trách nhiệm.” Họ cũng không nói với tôi về người phụ nữ phải chịu trách nhiệm và tôi cũng không hỏi. Thậm chí cả giám sát tầng làm việc cũng không biết và nếu anh ta biết, anh ta cũng sẽ không nói cho tôi biết.

Jean cho rằng nếu tất cả mọi người cùng chịu trách nhiệm thì thực ra là không ai chịu cả. Đơn giản họ chỉ đang bảo vệ việc làm sai của người khác.

Chúng tôi không nghĩ thế. Giám đốc nhà máy lịch sự nhưng kiên quyết. “Tôi hiểu là người phụ nữ đó đã rất buồn. Cô ấy đã cố gắng xin thôi việc. Cả nhóm biết rằng cô ấy phải chịu trách nhiệm và cô ấy cảm thấy xấu hổ. Cả nhóm cũng biết rằng cô là nhân viên mới và họ đã không giúp đỡ cô hay xem cô có được huấn luyện đúng cách không. Đó là lý do vì sao cả nhóm phải xin lỗi. Tôi có bức thư của họ ở đây. Họ sẵn sàng xin lỗi cô một cách công khai.”

“Không, không, tôi không muốn điều đó”, Jean nói. “Tôi muốn không có việc tương tự xảy ra nữa…” Cô tự hỏi cô nên làm gì.

Jean có nên khăng khăng đòi biết ai là thủ phạm không? Liệu nhân viên đó có nên bị phạt không?

Sẽ là ảo tưởng khi tin rằng vì nhóm đó sẽ không tiết lộ ai đã gây ra lỗi lầm, thủ phạm của lỗi lầm đó sẽ thoát khỏi bị trừng phạt. Điều đó phụ thuộc vào việc nhóm ủng hộ hay phản đối chất lượng cao và năng suất cao. Nếu nhóm ủng hộ các mục tiêu của Ban giám đốc và vì thế mà cộng đồng đoàn kết lại, những người “hạ thấp nhóm” sẽ thấy xấu hổ. Có nhiều bằng chứng cho thấy thủ phạm của lỗi lầm này đã cảm thấy xấu

hổ rồi. Cô ta thà thôi việc hơn là phải đối mặt với các đồng nghiệp. Vấn đề là ở chỗ các thành viên khác của nhóm đáng lẽ phải giúp đỡ cô học về những gì mà họ biết. Trong hoàn cảnh của Nhật Bản, đó là điều tốt nhất cho họ.

Sự hòa hợp đã xảy ra. Trong khi giả định của chủ nghĩa cá nhân là các cá nhân phạm lỗi nên bị phạt và vì thế trở thành một thành viên tốt hơn của nhóm, logic của chủ nghĩa cộng đồng lại ngược lại; thông qua nhóm, chúng ta ủng hộ các cá nhân vì thế họ trở thành những công nhân tốt hơn. Nếu có lỗi lầm, chỉ cần nhóm đó biết là được. Cũng như việc tránh phải xấu hổ, sự hòa hợp nằm trong sự thật rằng nhóm chịu trách nhiệm về lỗi lầm của cá nhân và không cần phải có sự trừng phạt.

TỰ KIỂM TRA

Để đo các cấp độ của sự hòa hợp giữa cá nhân và nhóm, chúng tôi đã hỏi hàng nghìn người tham gia để họ trả lời một chuỗi các câu hỏi. Một lần nữa, hai câu trả lời đại diện cho kiểu trả lời này hay kia trong khi hai lựa chọn là các câu trả lời hòa hợp. Một câu bắt đầu với cá nhân và bao gồm cả nhóm, trong khi câu kia bắt đầu với nhóm và sau đó hòa hợp với cá nhân. Lựa chọn của bạn là gì?

Một số giám đốc đang thảo luận liệu hợp tác chặt chẽ hay cạnh tranh mạnh mẽ là dấu hiệu nổi bật nhất của một doanh nghiệp thành công. Dưới đây là bốn mệnh đề:

Một phần của tài liệu Chinh phục các đợt sóng văn hóa Những bí quyết kinh doanh trong môi trường văn hóa đa dạng (Trang 47 - 49)