Tổng hợp quan điểm của người dân có đất bị thu hồi đối với mức đền bù của 2 xã nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiến trình và kết quả giải phóng mặt bằng trong xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 76 - 80)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC GPMB TẠI HAI XÃ VĨNH THUỶ VÀ VĨNH HÀ CỦA HUYỆN VĨNH LINH

3.4.4. Tổng hợp quan điểm của người dân có đất bị thu hồi đối với mức đền bù của 2 xã nghiên cứu

Để thu thập được ý kiến đánh giá về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, kết quả điều tra thực tế người dân bị ảnh hưởng tại 02 xã nghiên cứu:

Bảng 3.13. Kết quả khảo sát ý kiến của người dân trong các dự án nghiên cứu đối với đơn giá bồi thường về đất

TT

Loại đất sử dụng

Số hộ điều tra

Đồng ý Không đồng ý

Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Xã Vĩnh

Đất ở 6 5 83,3 1 16,7

Đất NN 24 17 70,8 7 29,2

Tổng cộng 30 22 73,3 8 26,7

Xã Vĩnh Thuỷ

Đất ở 11 6 54,5 5 45,5

Đất NN 19 13 68,4 6 31,6

Tổng cộng 30 19 63,3 11 36,7

(Nguồn số liệu từ điều tra thực tế 2018)

Qua bảng 3.13 cho thấy, hầu hết các hộ dân đều thống nhất mức bồi thường đối với đất nông nghiệp. Đối với 2 xã nghiên cứu trên, diện tích đất nông nghiệp chủ yếu là đất rừng sản xuất tại vùng đất cát, ít màu mở. Do đó, khi thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ các hộ dân đều thống nhất với mức giá áp dụng cho dự án. Tuy nhiên, có một số hộ dân chưa đồng tình về áp giá đất ở, vì đơn giá bồi thường thấp hơn nhiều so với thực tế, nên gặp khó khăn trong việc di chuyển, giải phóng mặt bằng.

Bảng 3.14. Tổng hợp đánh giá về việc làm và thu nhập của người dân thuộc 2 xã nghiên cứu

TT

Tiêu chí

đánh giá

Số hộ khảo

sát

Ý kiến đánh giá Tốt

lên

Tỷ lệ

%

Như cũ

Tỷ lệ

%

Kém đi

Tỷ lệ

%

1 Thu nhập

Xã Vĩnh Hà 30 14 46,7 16 53,3 - -

Xã Vĩnh Thuỷ 30 10 33,3 18 60,0 2 6,7

2 Việc làm

Xã Vĩnh Hà 30 12 40,0 18 60,0 - -

Xã Vĩnh Thuỷ 30 10 33,3 16 53,3 4 13,4

(Nguồn: số liệu từ điều tra thực tế 2018)

Hình 3.2. Biểu đồ mô tả ý kiến của người dân về thu nhập và việc làm sau khi bị thu hồi đất thuộc 2 xã nghiên cứu

33.3%

53.3%

13.4%

40%

60%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

Xã Vĩnh Thuỷ Xã Vĩnh Hà

Tốt lên Như cũ Kém đi

Việc làm

46,7%

53,3%

33,3%

60%

6,7%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

Xã Vĩnh Hà Xã Vĩnh Thủy

Tốt lên Như cũ Kém đi

Thu nhập

Qua bảng 3.14 và hình 3.2 cho thấy: Sau khi bị thu hồi đất để thực hiện dự án các công trình xây dựng nông thôn mới thì thu nhập và việc làm của người dân tại 2 xã nói trên được tăng lên đáng kể do người dân biết sử dụng được số tiền bồi thường, hỗ trợ vào mục đích sản xuất kinh doanh như: mở quán ăn, giải khát, thu mua hàng nông sản, sửa chữa nhà cửa để ổn định sản xuất.

Sau khi xây dựng các công trình như chợ, trường học, trạm y tế cho đủ tiêu chí xây dựng nông thôn mới thì 33,3% - 46,7% người dân có thu nhập tăng lên, do người dân biết sử dụng được số tiền bồi thường, hỗ trợ vào các mục đích thích hợp như: mở quán ăn, giải khát, thu mua chế biến nông sản, sửa chữa nhà cửa để ổn định sản xuất.

Những hộ có thu nhập như cũ chiếm 53,3% - 60% và hộ có thu nhập kém đi chiếm 6,7%, điều đó chứng tỏ người dân không biết cách sử dụng nguồn vốn đó để phát triển sản xuất các ngành nghề phi nông nghiệp, chưa định hướng được ngành nghề hợp lý, phù hợp với bản thân và gia đình để ổn định cuộc sống. Giải quyết công ăn việc làm cho người dân sau khi bị thu hồi chiếm 33,33% - 40%, hộ dân có việc làm như cũ 53,34% - 60% và hộ có thu nhập kém đi chiếm 13,4%.

* Nguyên nhân:

- Những người dân này không biết sử dụng có hiệu quả nguồn tiền đền bù của Nhà nước để phát triển sản xuất các ngành nghề phi nông nghiệp, chưa định hướng được ngành nghề hợp lý, phù hợp với bản thân và gia đình để ổn định cuộc sống. Thực tế ở khắp các tỉnh cho thấy, không ít hộ đầu tư vào mua sắm đồ dùng đắt tiền, xây dựng, sửa sang nhà cửa, ăn tiêu hoang phí không có kế hoạch; nhiều nông dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên ở các vùng đó thì sa vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút. Nhìn bề ngoài, có vẻ như đời sống của các hộ dân được đền bù đất được cải thiện rừ rệt; tuy nhiờn, đằng sau sự thay đổi đú tiềm ẩn một nguy cơ rất lớn; đú là không nghề nghiệp, không có thu nhập ổn định.

- Do bản thân người lao động không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, thụ động, ỷ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, vào tiền đền bù mà không cố gắng vượt qua khó khăn tìm kiếm việc làm, trình độ chuyên môn và khả năng thích ứng với điều kiện mới của họ không cao.

- Một số trung tâm đào tạo nghề cho nông dân thì chỉ biết đào tạo còn không biết nhu cầu thị trường sức lao động ra sao, không biết sau đào tạo người nông dân có được nhận vào các cơ sở sản xuất hay không. Hạn chế của các cơ sở đào tạo nghề đã làm cho số lượng và đặc biệt là chất lượng đào tạo chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của bên tuyển dụng lao động hoặc của bản thân người lao động để tạo dựng cơ hội việc làm mới.

- Công tác tuyên truyền, vận động, định hướng cho người dân sử dụng nguồn tiền bồi thường của các cơ quan chức năng chưa được quan tâm, thực hiện.

- Kết cấu hạ tầng nông thôn còn chưa đồng đều đã tác động tiêu cực đến nhiều mặt sản xuất và kinh doanh dịch vụ của hộ nông dân nói chung và nông dân mất đất nói riêng.

- Công tác đào tạo nghề của doanh nghiệp không được quan tâm nên kết quả tạo việc làm cho người nông dân mất đất đạt được thấp. Không ít doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến trách nhiệm hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động có đất đai bị thu hồi để xây dựng khu công nghiệp, quy định tuổi tuyển dụng quá thấp (18-23 tuổi), không tổ chức đào tạo nghề tại doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp chỉ tiếp nhận người lao động bị thu hồi đất vào làm việc mang tính hình thức để thể hiện rằng họ cũng thực hiện đúng các cam kết về tuyển dụng lao động địa phương, nhưng sau đó, bằng cách này hay cách khác, họ đã dần dần sa thải lực lượng lao động này.

Bảng 3.15. Phương thức sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

TT Mục đích

Xã Vĩnh Hà Xã Vĩnh Thuỷ

Tổng số hộ Tỷ lệ

% Tổng số hộ Tỷ lệ

%

1 Chi tiêu gia đình 8 26,7 14 46,7

2 Xây dựng, sửa chữa nhà cửa 9 30,0 8 26,6

3 Sản xuất kinh doanh 10 33,3 6 20,0

4 Gửi ngân hàng 3 10,0 2 6,7

Tổng cộng 30 100 30 100

(Nguồn: số liệu từ điều tra thực tế hộ 2018) Qua điều tra bảng 3.15 cho thấy: Sau khi nhận được tiền bồi thường, hỗ trợ thì điều kiện kinh tế của người dân được nâng lên, nhà cửa, trang thiết bị trong gia đình được khang trang và tiện nghi hơn. Nhìn chung, các hộ dân sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ vào nhiều mục đích khác nhau:

- Đối với xã Vĩnh Hà: Các hộ dân đã sử dụng số tiền được bồi thường, hỗ trợ tương đối hợp lý. Vì các hộ dân được bồi thường, hỗ trợ có nhà ở tỉnh lộ 571, dự án Ả rập xê út tài trợ, kết nối đường quốc lộ 574A đi qua rất thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh như: kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát, thu mua nông sản,... nên có tới 33,3% hộ sử dụng số tiền bồi thường, hỗ trợ để sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, có 30%

hộ sử dụng vào việc xây dựng, sửa chữa nhà cửa, 26,7% hộ sử dụng cho việc chi tiêu gia đình và 10% hộ gửi tiền vào ngân hàng.

- Đối với xã Vĩnh Thuỷ: Tỷ lệ hộ quan tâm đến việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh còn thấp, chủ yếu đầu tư cho việc xây dựng nhà cửa và chi tiêu gia đình nên sau khi bị thu hồi đất nhà cửa của các hộ này thường khang trang và đầy đủ tiện nghi hơn.

Điều đó sẽ dẫn đến tình trạng không bền vững trong cuộc sống của người dân sau này.

Việc sử dụng vốn bồi thường của các hộ dân ở 2 xã nêu trên cũng như tình trạng chung hiện nay các hộ dân sau khi bị Nhà nước thu hồi đất thường sử dụng số tiền được bồi thường không đúng mục đích. Với số tiền bồi thường đó, các hộ dân có thể để phát triển sản xuất kinh doanh hoặc học nghề để tạo thu nhập ổn định nhằm đảm bảo cho cuộc sống sau khi bị thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Tuy nhiên, đa số các hộ khi nhận được tiền bồi thường lại sử dụng vào các mục đích khác như: mua sắm tài sản và sửa chữa nhà hoặc xây dựng mới. Chính việc sử dụng tiền bồi thường không đúng mục đích dẫn đến hiện trạng nhiều hộ gia đình sau khi bị thu hồi chỉ làm đủ ăn mà không có tích lũy, một số sống bằng tiền làm thuê, mức thu nhập bấp bênh nên cuộc sống không ổn định như trước. Đây là điều mà các cấp chính quyền và địa phương khi thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ cần quan tâm và có những giải pháp hợp lý và sát với điều kiện cụ thể. Khi thu hồi đất nông nghiệp là phương tiện kiếm sống của người dân trước thu hồi đất, các cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ hình thành sau thu hồi đất lại chưa có chính sách thu hút lao động và tạo công ăn việc làm cho các lao động nằm trong diện bị thu hồi đất sản xuất. Qua đó, cho thấy thực trạng ở vùng nghiên cứu sau khi thu hồi đất cũng giống với nhiều địa phương ở nước ta.

Nhìn chung, sau khi nhận tiền bồi thường, đa số người dân sử dụng vào những mục đích chưa thiết thực, không đảm bảo được nguồn thu nhập cho chính họ trong tương lai. Chính vì vậy, vẫn có các tệ nạn xã hội như: bài bạc, rượu chè xảy ra trên địa bàn nghiên cứu, đi kèm theo với những hiện tượng này thì mức độ hạnh phúc gia đình của người dân cũng giảm đi.

3.5. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiến trình và kết quả giải phóng mặt bằng trong xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)