Chính sách bồi thường, hỗ trợ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiến trình và kết quả giải phóng mặt bằng trong xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 30 - 32)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1.5. Chính sách bồi thường, hỗ trợ ở Việt Nam

1.1.5.1. Trước khi có Luật Đất đai năm 1993

Luật Đất đai năm 1988 ra đời dựa trên quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân

do Nhà nước thống nhất quản lý. Tại Khoản 4 Điều 48 quy định: “Đền bù thiệt hại

thực tế cho người đang sử dụng đất bị thu hồi để giao cho mình, bồi hoàn thành quả lao động và kết quả đầu tư đã làm tăng giá trị của đất đó theo quy định của pháp luật”.

Hiến pháp 1992 ra đời là bước ngoặt quan trọng trong việc xây dựng chính sách

pháp Luật Đất đai nói chung và chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng nói riêng,

đó là:

+ Tại Điều 23 quy định “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc

hữu hoá. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích của

quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc

tổ chức theo thời giá thị trường, thể thức trưng mua, trưng dụng do luật định” [17].

1.1.5.2. Thời kỳ 1993 đến 2003:

Hiến pháp năm 1992 đặt nền móng cho việc xây dựng chính sách bồi thường,

giải phóng mặt bằng tại các điều 17, 18, 23; Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, Luật Đất đai 1993 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 15/10/1993. Với quy định “đất có giá” và người sử dụng đất có các quyền và nghĩa vụ, đây là sự đổi mới có ý

nghĩa rất quan trọng đối với công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của Luật Đất đai năm 1993.

- Nghị định số 90/CP ngày 17/9/1994 của Chính phủ quy định về việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc

phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Xét về tính chất và nội dung, Nghị định 90/CP đã đáp ứng được một số yêu cầu nhất định, so với các văn bản trước, Nghị định này là văn bản pháp lý mang tính toàn diện cao và cụ thể hoá việc thực hiện chính sách

bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, việc đền bù bằng đất cùng mục đích sử dụng,

cùng hạng đất,...

- Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thay thế Nghị định số 90/CP nói trên.

* Chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng cụ thể theo quy định của Nghị định số 22/1998/NĐ-CP và Thông tư số 145/1998/TT-BTC [7].

Nghị định số 22/1998/NĐ-CP và Thông tư số 145/1998/TT-BTC đã quy định rõ phạm vi áp dụng bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, đối tượng phải bồi thường thiệt hại, đối tượng được bồi thường thiệt hại, phạm vi bồi thường thiệt hại và các chính sách cụ thể về bồi thường thiệt hại về đất, tài sản gắn liền với đất, việc lập

khu tái định cư cũng như việc tổ chức thực hiện.

1.1.5.3. Thời kỳ từ khi có Luật Đất đai năm 2003

Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực ngày

01/7/2004. Để hướng dẫn việc bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định của

Luật Đất đai năm 2003, một số văn bản sau đã được ban hành:

- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồiđất.

- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ

sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần.

Về cơ bản, chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng theo Luật Đất đai 2003 đã kế thừa những ưu điểm của chính sách trong thời kỳ trước, đồng thời có những đổi

mới nhằm góp phần tháo gỡ các vướng mắc trong việc bồi thường, giải phóng mặt

bằng hiện nay.

Về Nghị định số 69/2009/NĐ-CP tập trung vào việc làm rõ, bãi bỏ một số điều

Nghị định số 181/2004/NĐ-CP và Nghị định số 84/2006/NĐ-CP,... về một số vấn đề cơ bản về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường. Nguyên tắc xuyên

suốt của Nghị định 69/2009/NĐ-CP là đảm bảo quyền và lợi ích của người sử dụng đất, thực hiện hài hòa 3 lợi ích: Người sử dụng đất, nhà đầu tư và quyền của nhà nước theo quy định của pháp luật [11].

* Nhận xét, đánh giá:

Qua nghiên cứu chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng của Việt Nam qua

các thời kỳ cho thấy vấn đề bồi thường, giải phóng mặt bằng đã được đặt ra từ rất sớm, các chính sách đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và được điều chỉnh tích cực để phù hợp hơn với xu hướng phát triển của đất nước. Trên thực tế các chính sách đó đã có tác dụng tích cực trong việc đảm bảo sự cân đối và ổn định trong phát triển, khuyến khích được đầu tư và tương đối giữ được nguyên tắc công bằng.

Cùng với sự đổi mới về tiến trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan lập pháp và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, chính sách bồi thường, hỗ

trợ khi Nhà nước thu hồi đất trong những năm gần đây đã có nhiều điểm đổi mới thể

hiện chính sách ưu việt của một Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiến trình và kết quả giải phóng mặt bằng trong xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 30 - 32)