3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Vĩnh Linh
3.1.3.1. Thuận lợi:
- Huyện có vị trí thuận lợi, nằm gần trung tâm của tỉnh, có hệ thống đường sắt, đường bộ, đường thủy chạy qua với mật độ lớn nhất tỉnh và là điểm nút quan trọng
trong mối liên kết của hành lang kinh tế Đông - Tây, thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu kinh tế với các địa phương trong tỉnh, cả nước cũng như hội nhập khu vực và quốc
tế.
- Địa hình đa dạng, với đặc thù phân bố thành 3 tiểu vùng lãnh thổ khá rõ nét gồm: Vùng đồi núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển, cho phép sự phát triển đa dạng
các ngành, lĩnh vực, sản phẩm lợi thế của từng tiểu vùng lãnh thổ. Điều kiện khí hậu, thời tiết đặc thù cho phép Vĩnh Linh phát triển nền nông nghiệp đa dạng phù hợp với
các mùa vụ.
- Quỹ đất bazan khá lớn thích hợp phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao. Quỹ đất hoang hoá vùng cát ven biển, vùng đồi núi chưa khai
thác hoặc khai thác chưa hiệu quả còn lớn, đây là tiềm năng lớn để phát huy hiệu quả
và phát triển kinh tế của huyện trong thời gian tới.
- Có khoảng 39km đường bờ biển với những bãi tắm đẹp, Cùng cửa lệch ở phía Đông Bắc huyện là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tổng hợp kinh tế biển Việt Nam như: ngành đánh bắt thủy hải sản; vận tải biển; dịch vụ và du lịch biển; kinh tế nông lâm ngư kết hợp.
- Là địa bàn ưu tiên đầu tư phát triển của tỉnh như: Khu công nghiệp Tây Bắc
Hồ Xá, Khu dịch vụ, du lịch Cửa Việt - Cửa Tùng; cùng các điểm nhấn quan trọng về
du lịch như: Địa đạo Vịnh Mốc, khu du lịch sinh thái Rú Lịnh, khu giới tuyến Hiền Lương,… có ý nghĩa tạo động lực bứt phá đối với nền kinh tế huyện.
- Cơ chế chính sách đầu tư có nhiều thay đổi theo hướng thông thoáng, cởi mở hơn và được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị trong việc thực hiện các
công trình đầu tư tại địa phương, đặc biệt là trong các lĩnh vực giao thông, hạ tầng
kinh tế.
- Các lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt được nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, an ninh
quốc phòng được giữ vững.
3.1.3.2. Khó khăn, hạn chế
- Điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt, tài nguyên khoáng sản có trử lượng
thấp, lại trải qua chiến tranh kéo dài, thiệt hại nặng nề về sức người sức của làm cho Vĩnh Linh có mức xuất phát điểm kinh tế thấp so với các huyện trong khu vực, gây khó khăn, hạn chế trong phát triển kinh tế.
- Địa hình không bằng phẳng, có độ dốc lớn, đất dễ bị thoái hoá rửa trôi, xói
mòn (khu vực cao thì khan hiếm nước, khu vực thấp thì dễ bị ngập úng,…) khó khăn
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn chậm. Khu vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chưa có bước đột phá lớn, công
nghệ, trang thiết bị vẫn còn lạc hậu, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất còn thấp.
- Giá trị sản xuất bình quân đầu người còn thấp so với toàn tỉnh; định hướng
phát triển kinh tế nhanh của tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2020 đặt ra yêu cầu cấp bách
cho huyện trong nỗ lực phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh hơn để thu hẹp
khoảng cách chênh lệch, tránh tụt hậu về kinh tế ngày càng xa hơn.
- Nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện tuy có trữ lượng lớn song
việc khai thác còn nhiều bất cập, để lại những hậu quả bất lợi về môi trường sinh thái.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, nhất là ở vùng nông thôn, các vùng kinh tế trọng điểm của huyện. Việc di chuyển lao động nhằm phát triển các vùng trọng điểm của tỉnh sắp đến cảnh báo sẽ kéo theo vấn đề di dân, làm tăng dân số cơ học
trong thời gian tới gây áp lực lớn trong đầu tư các kết cấu hạ tầng xã hội.
- Nguồn lao động có chất lượng thấp, chưa đáp ứng tốt cả nhu cầu trước mắt và lâu dài. Mức sống của một bộ phận dân cư còn thấp và gặp nhiều khó khăn, khoảng
cách chênh lệch về mức sống giữa các tầng lớp dân cư ngày càng tăng. Việc giải quyết
các vấn đề về văn hoá, xã hội còn khó khăn, nhiều chỉ tiêu văn hoá xã hội đạt thấp so
với bình quân toàn tỉnh.