Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất tại 02 xã nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiến trình và kết quả giải phóng mặt bằng trong xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 69 - 76)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC GPMB TẠI HAI XÃ VĨNH THUỶ VÀ VĨNH HÀ CỦA HUYỆN VĨNH LINH

3.4.3. Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất tại 02 xã nghiên cứu

3.4.3.1. Tình hình thu hồi đất trên qui mô cấp xã.

* Diện tích thu hồi ở 2 xã điều tra

Diện tích đất ở, đất vườn, đất sản xuất nông nghiệp, đất có rừng trồng sản xuất mà 02 xã nghiên cứu thu hồi đã được giao cho các hộ gia đình sử dụng ổn định và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong đó, đất có rừng trồng sản xuất được trồng vào năm 1997 theo dự án Việt Đức và được trồng tập trung. Tất cả các loại đất được Ủy ban nhân dân xã xác nhận nguồn gốc đất.

Qua bảng tổng hợp 3.5 cho thấy: Sau khi thu hồi các loại đất để GPMB xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại 2 xã. Nhìn chung diện tích thu hồi đất hầu như là đất có rừng trồng sản xuất, việc thu hồi các loại đất này có ảnh hưởng không nhỏ tới các hộ gia đình sinh sống chủ yếu dựa vào trồng rừng sản xuất. Vì vậy, các chủ đầu tư và UBND cấp huyện, cấp xã cần có những chính sách phù hợp cho những đối tượng bị thu hồi nói trên.

Bảng 3.5. Bảng tổng hợp diện tích thu hồi đất ở 2 xã điều tra năm 2016

TT Loại đất Ký hiệu

loại đất

Diện tích thu hồi (m2) Xã Vĩnh Hà Xã Vĩnh Thuỷ

1 Đất có rừng trồng sản xuất RST 434.939 1.003.065

2 Đất nuôi trồng thủy sản NST 4.586 1.464

3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 42 105

4 Đất thủy lợi DTL 1.933 2.542

5 Đất ở nông thôn ONT 400 126

6 Đất trồng cây hàng năm khác

(Đất vườn) BHK 235 7.975

7 Đất thể dục thể thao DTT 441 641

8 Đất giao thông DGT 1.670 3.227

9 Đất chuyên trồng lúa LUC 1.432 8.333

10 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 983 1.152

Tổng cộng 446.661 1.028.630

(Nguồn: Số liệu Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Vĩnh Linh năm 2017)

Giá thu hồi đền bù theo qui định của Pháp luật

Qua bảng 3.6 cho thấy: áp giá cả đền bù cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số cao hơn nhiều lần so với vùng đồng bằng. Đảng và Nhà nước ta luôn ưu tiên những điều kiện thuận lợi, có lợi ích nhất cho bà con dân tộc thiểu số. Qua bảng áp giá này cũng cho chúng ta thấy sự chênh lệch rất lớn về giá cả đền bù sẽ gây ra những yêu cầu đòi hỏi của các hộ gia đình vùng đồng bằng, cho nên rất cần các khâu họp dân, phổ biến các văn bản Pháp luật tới cho từng người dân, hộ gia đình, các tổ chức bị ảnh hưởng được hiểu rừ hơn.Tuy nhiờn, với ỏp giỏ đền bự theo văn bản qui định so với mức giỏ thực tế thì có chên lệch lớn và chi phí làm mới hộ không đáp ứng do vậy thường xảy ra sự chậm trễ và không đồng thuận cao.

Bảng 3.6. Bảng giá thu hồi mặt bằng ở 2 xã điều tra năm 2016

TT Loại đất Đơn vị

tính

Giá thu hồi Xã Vĩnh Hà

Giá thu hồi Xã Vĩnh Thuỷ 1 Đất có rừng trồng sản xuất Đồng/1m2 4.900 2.800 2 Đất nuôi trồng thủy sản Đồng/1m2 13.875 13.875

3 Đất thủy lợi Đồng/1m2 46.600 36.300

4 Đất ở nông thôn Đồng/1m2 36.650 34.300

5 Đất trồng cây hàng năm khác

(Đất vườn) Đồng/1m2 21.000 15.600

6 Đất chuyên trồng lúa Đồng/1m2 18.100 12.000

7 Đất trồng lúa nước còn lại Đồng/1m2 21.500 15.600 (Nguồn: Số liệu Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Vĩnh Linh năm 2017)

Kinh phí bồi thường ở cấp xã

Kinh phí bồi thường và hỗ trợ giải phóng mặt bằng, gồm đền bù nhà cửa bị thiệt hại, đất đai thu hôi, các cây sống hoa màu trên đất và kinh phí hỗ trợ trong công tác giải phóng mặt bằng. Qua bảng tổng hợp kinh phí bồi thường 3.7 thì số tiền mà các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình bị ảnh hưởng GPMB đã áp giá đúng định mức của Nhà nước và đơn giá ban hành của UBND tỉnh Quảng Trị cũng như văn bản của UBND huyện Vĩnh Linh, các đơn vị liên quan nhận tiền không có ý kiến gì và đã ký xác nhận đầy đủ số tiền niêm yết theo qui định. Kinh phí của 2 xã có khác nhau tùy thuộc vào qui mô bị thu hồi, xã Vĩnh Hà tổng bồi thường và hỗ trợ là 1.512.916.000 đồng, xã Vĩnh Hà là 2.119.938.000 đồng. Trong đó, phần lớn nhất cho thu hồi đền bù là chi phí bồi thường đất đai xã Vĩnh Hà là 712.885.000 đồng và ở Vĩnh Thủy là 918.247.000 đồng, sau đó là tài sản trên đất: vật kiến trúc, cây cối hoa màu.

Bảng 3.7. Bảng tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ ở 2 xã điều tra

STT Hạng mục bồi thường

Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ (đồng)

Xã Vĩnh Hà Vĩnh Thủy

1 Vật kiến trúc 430.722.000 620.410.000

2 Đất đai 712.885.000 918.247.000

3 Cây cối, hoa màu 213.762.000 386.991.000

4 Hỗ trợ 98.660.000 33.646.000

5 Chi phí giải phóng mặt bằng 56.877.000 160.644.000

Tổng cộng 1.512.916.000 2.119.938.000

(Nguồn: Số liệu Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Vĩnh Linh năm 2017)

Tác động của biện pháp đền bù đến vấn đề xã hội

Qua bảng tổng hợp 3.8, tác động ảnh hưởng về các vấn đền xã hội thì chúng ta thấy rừ ràng ở 2 xó nghiờn cứu số hộ dõn bị thu hồi đất, tỏi định cư cũng khỏ nhiều, trước mắt sẻ gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của các hộ nói trên. Những hộ bị di chuyển hay những hộ tái định cư thường so sánh vị trí cũ và vị trí mới, nếu nơi ở mới không đáp ứng nhu cầu họ có thể trây ì hay không thực hiện theo đúng tiến độ.Tổng số hộ của Vĩnh Hà liên quan đến là 131 hộ và đối với Vĩnh Thủy là 153 hộ.

Đây là vấn đề xã hội, nếu giải quyết không tốt có thể gây nên những mâu thuẫn xã hội và bất ổn ở nông thôn. Những vấn đề như đền bù có thỏa đáng không?, chỗ ở mới có bằng chỗ ở cũ đối với hộ phải di chuyển.

Bảng 3.8. Tác động ảnh hưởng các vấn đề xã hội trong thu hồi đất ở 2 xã nghiên cứu

STT Chỉ tiêu Đơn vị

tính Xã Vĩnh Hà Xã Vĩnh

Thủy Tổng

1 Số hộ bị thu hồi Hộ 57 65 122

2 Số hộ bị ảnh hưởng Hộ 34 42 76

3 Số hộ bị di chuyển Hộ 28 31 59

4 Số hộ tái định cư Hộ 12 15 27

Tông số hộ liên quan Hộ 131 153 284

(Nguồn: Số liệu Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Vĩnh Linh năm 2017) 3.4.3.2. Đặc điểm hộ và tác động thu hồi đến sản xuất của các hộ triên địa bàn 2 xã.

Thông tin cơ bản của hộ nghiên cứu

Xã Vĩnh Hà là xã miền núi, toàn xã có 1984 nhân khẩu, 557 hộ, trong đó người dân tộc Vân Kiều 194 hộ với 710 nhân khẩu. Dân tộc kinh 363 hộ với 1.200 nhân khẩu. Đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp với thế mạnh là các loại cây trồng như: cao su, sắn, lúa nước và một số cây màu chủ lực khác.

Bảng 3.9. Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra ở các điểm nghiên cứu

Địa điểm Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Xã Vĩnh

Xã Vĩnh Thủy

TB toàn mẫu

1. Tuổi chủ hộ Tuổi 41,3 46,2 43,7

2. Số khẩu/hộ Người 4,2 5,4 4,8

3. Số lao động /hộ Người 2,3 2,7 2,5

3.1 Lao động nông nghiệp/hộ Người 1,5 1,7 1,6

3.2 Lao động phi nông nghiệp/hộ Người 0,3 0,4 0,65

3.3 Lao động đi làm ăn xa Người 0,5 0,4 0,5

(Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2018)

Xã Vĩnh Thủy là xã vùng đồng bằng, toàn xã có 5.875 nhân khẩu, 1250 hộ, Đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp với thế mạnh là các loại cây trồng như: cao su, sắn, lúa nước và một số cây màu chủ lực khác.

Qua bảng tổng hợp 3.9 thì đặc điểm cơ bản của các hộ đang trong độ tuổi lao động, khi mà bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp hay đất vườn thì cơ hội sản xuất nông nghiệp của các hộ đó bị ảnh hưởng trực đáng kể đến đời sống của họ, bắt buộc họ phải đi làm ăn xa quê hương.

Qui mô tài nguyên đất của hộ

Đất thuộc sở hữu của hộ được các cơ quan chứng nhận là tài sản hợp pháp nếu được các cơ quan chức năng thu hồi thì theo luật định phải được các cơ quan cấp chấp nhận. Diện tích đất bình quân trên hộ giữa các xã là khác nhau. Xã Vĩnh Hà thuộc vùng cao, vùng gò đồi có diện tích trung bình mật độ dân số thấp, nhưng đất dùng cho sản xuất nông nghiệp 20,29 % thấp hơn so với bình quân toàn huyện là. Vĩnh Thủy là một xã nằm phía tây nam huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), với địa hình bán sơn địa, có tổng diện tích tự nhiên là 4.813 ha. Từ lâu Vĩnh Thủy được biết đến như là một vựa lúa lớn cung cấp lúa gạo chủ yếu cho huyện Vĩnh Linh và nhiều địa phương khác trong tỉnh

Bảng 3.10. Thông tin về hoạt động trồng trọt, đất thổ cư của các nông hộ tại xã Vĩnh Hà và xã Vĩnh Thủy trước thời điểm chưa thu hồi năm 2016

Địa điểm Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Xã Vĩnh

Xã Vĩnh Thủy

TB toàn mẫu

1. Đất nông nghiệp/hộ Ha 1,833 2,985 2,409

Đất chuyên trồng lúa/hộ Ha 0,12 0,26 0,19

Đất màu /hộ Ha 0,14 0,36 0,25

Đất có rừng sản xuất/hộ Ha 1,52 2,10 1,81

Đất nuôi trồng thủy sản Ha 0,053 0,045 0,050

2. Đất thổ cư Ha 0,16 0,22 0,14

Tổng 1,993 2,985 2,489

(Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2018)

Ở bảng tổng hợp 3.10 cho thấy diện tích đất Nông nghiệp ở 2 xã điều tra rất nhiều, hầu như người dân ở 2 xã này sống chủ yếu vào Nông nghiệp là chính, diện tích trung bình đất nông nghiệp ở xã Vĩnh Thuỷ lớn hơn ở xã Vĩnh Hà cho thấy ở xã này được thiên nhiên ưu đãi hơn, trong khi đó đất ở, đất thổ cư chiếm diện tích tương đối lớn với những người dân ở đây.

Kết quả thu hồi ở cấp hộ ở 2 điểm nghiên cứu:

Qua bảng tổng hợp 3.11 diện tích thu hồi trung bình đất các loại đối với các hộ dân được phỏng vấn hộ gồm rất nhiều loại đất phân bổ đều cho cả 2 xã điều tra, số liệu về đất Nông nghiệp của hộ bị thu hồi vẫn chiếm tương đối lớn so với các số liệu đất còn lại. Đất nông nghiệp là đất bị thu hồi 97,3 m2 ở Vĩnh Hà và 113,4 m2 ở Vĩnh Thủy, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình bị thu hồi đất giải phóng mặt bằng.

Bảng 3.11. Kết quả thu hồi ở cấp hộ tại 2 điểm nghiên cứu xã Vĩnh Hà và xã Vĩnh Thủy năm 2016

STT Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Xã Vĩnh Hà TB/hộ

Xã Vĩnh Thủy TB/hộ

TB toàn mẫu

1 Diện tích nhà bị thu hồi/hộ m2 8,3 14,0 11,15

2 Diện tích thu hồi đất thổ

cư/hộ m2 21,2 36,7 28,95

3 Diện tích thu hồi đất nông

nghiệp/hộ m2 97,3 113,4 105,35

4 Diện tích thu hồi đất khác/hộ m2 17,1 33,4 25,25

Tổng m2 143,9 197,5 170,7

(Nguồn số liệu từ điều tra thực tế hộ 2018)

Kinh phí bồi thường ở cấp hộ tại 2 xã Vĩnh Hà và Vĩnh Thủy:

Ở bảng tổng hợp 3.12 thì chúng ta thấy trung bình/hộ của xã Vĩnh Thuỷ được nhận tiền đền bù nhiều hơn trung bình/hộ của xã Vĩnh Hà, điều này cho thấy tỷ lệ thu hồi tất cả các loại vật liệu kiến trúc, cây cối, hoa màu trên đất, đất đai các loại..của xã Vĩnh Thuỷ nhiều hơn so với xã Vĩnh Hà. Tổng bình quân mà ở 2 xã đó nhận được một số tiền như vậy cũng không phải là quá lớn nhưng cũng không hề nhỏ so với nông thôn. Số tiền đó rất cần thiết cho mỗi hộ dân bị ảnh hưởng giải phóng mặt bằng để sử dụng số tiền được đền bù vào công việc đúng mục đích, hiệu quả.

Bảng 3.12. Kinh phí bồi thường ở cấp hộ tại 2 xã Vĩnh Hà và Vĩnh Thủy năm 2016

STT

Kinh phí bồi thường, hỗ trợ (đồng)

Tổng cộng Vật

kiến trúc

Cây cối,

hoa màu Đất đai Hỗ trợ

1 Xã Vĩnh Hà 26.975.000 3.644.000 5.106.000 3.289.000 39.014.000 2 Xã Vĩnh Thủy 45.500.000 4.322.000 6.232.000 1.122.000 57.176.000 Trung bình/hộ 36.238.000 3.983.000 5.669.000 2.206.000 48.095.000 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ 2018) 3.4.4. Tổng hợp quan điểm của người dân có đất bị thu hồi đối với mức đền bù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiến trình và kết quả giải phóng mặt bằng trong xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)