PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiến trình và kết quả giải phóng mặt bằng trong xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 40)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1. Phương pháp chọn điểm

Chọn điểm điều tra: Chọn hai xã Vĩnh Hà và xã Vĩnh Thủy đại diện cho khu vực

2.4.2. Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu điều tra:

Mẫu nghiên cứu: dùng mẫu là mẫu cá nhân gồm các hộ và người am hiểu, cán bộ

quản lý. Phương pháp chọn hộ theo phương pháp phân tầng, ngẫu nhiên.

Dung lượng mẫu: mẫu hộ gồm 60 hộ, mỗi xã chọn 30 hộ, người am hiểu và cán bộ quản lý:6 người.Bảng cấu trúc mẫu điều tra:

Bảng 2.1. Tổng hợp mẫu điều tra khảo sát thu thập thông tin điều tra ở 2 điểm nghiên cứu

Đối tượng phỏng vấn Xã Vĩnh Xã Vĩnh Thủy Huyện Vĩnh Linh Tổng cộng 1. Hộ gia đình 30 30 60

2. Cán bộ Ban QLDA huyện 2 2

3. Cán bộ địa chính 1 1 2

4. Cán bộ hội đồng GPMB

huyện

2 2

2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

* Thu thập số liệu thứ cấp

Tiến hành thu thập các số liệu có liên quan đến đề tài như: số liệu về điều kiện

tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình giải phóng mặt bằng, báo cáo thuyết minh tổng hợp

quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,… của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, các số liệu

thu thập được sẽ làm cơ sở cho việc phân tích, xử lý.

* Thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập thông tin của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong diện giải

phóng mặt bằng thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp. Các đối tượng có liên

quan, như: Các cấp chính quyền, Ban quản lý các dự án, Hội đồng giải phóng mặt

bằng và các cơ quan tổ chức có liên quan khác. Đồng thời phỏng vấn người dân, cán

bộ địa phương để tìm hiểu tình hình sử dụng đất cũng như đời sống của người dân và thu thập các thông tin nhằm đạt được mục đích nghiên cứu.

2.4.4. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa

Phương pháp này nhằm đảm bảo kết quả nghiên cứu phải phù hợp với thực tế

địa, điều tra khảo sát, quan sát, chụp ảnh,... để kiểm tra lại các thông tin đã thu thập được và để đánh giá đúng tình hình thực tế tại các dự án nghiên cứu.

2.4.5. Phương pháp thống kê, phân tích, xử lý số liệu, tài liệu

- Đối với nguồn số liệu, tài liệu thứ cấp: Tất cả các tài liệu, số liệu thứ cấp thu

thập được, sẽ được thống kê, phân loại, lựa chọn và hệ thống theo từng nội dung nghiên cứu. Sau đó tiến hành thu thập tiếp những số liệu còn thiếu và xác minh lại

những số liệu chưa chính xác hoặc còn nghi ngờ.

- Đối với nguồn số liệu, tài liệu sơ cấp: Thống kê qua kết quả thu được của quá

trình điều tra khảo sát thực địa và thống kê qua các phiếu điều tra phỏng vấn các đối tượng cán bộ và người dân theo các chỉ tiêu cần thiết. Sau đó phân tích, xử lý số liệu và đánh giá, đảm bảo số liệu thu thập có tính đồng bộ cao và tính chính xác của thông

tin.

Sử dụng phần mềm Excel để thống kê, mô tả, so sánh, tổng hợp tài liệu, số

liệu theo hệ thống bảng biểu. Sau khi thu thập được các số liệu và tài liệu, tiến hành phân tích, xử lý các số liệu và tài liệu thu thập được để phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN VĨNH LINH HUYỆN VĨNH LINH

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vĩnh Linh là một huyện nằm phía bắc tỉnh Quảng Trị, cách tỉnh lỵ Đông Hà 30 km. Nằm trên toạ độ địa lý 16053’ đến 17010’ vĩ độ Bắc,10601 đến 10706’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Lệ Thuỷ từ thôn Liêm Lấp xã Ngư Thuỷ đến Động Châu theo đường phân thuỷ sông Bến Hải và Kiến Giang.

- Phía Tây giáp xã Hướng Lập huyện Hướng Hoá từ Động Châu đến đường 81 theo đường phân thuỷ giữa hai lưu vực sông Bến Hải và sông Sê Băng Hiên.

- Phía Nam giáp huyện Gio Linh từ đèo 81 đến Cát Sơn xã Trung Giang. - Phía Đông giáp biển Đông từ Cửa Tùng đến nam thôn Liêm Lấp.

Cách Cửa Tùng 30 km có đảo Cồn Cỏ ở vào 17010 vĩ độ Bắc, 107020 kinh độ Đông.

Vĩnh Linh có diện tích tự nhiên 61.750 ha, diện tích tuy không lớn so với các

huyện thị của các tỉnh Bắc Trung Bộ nhưng Vĩnh Linh có nhiều lợi thế về địa lý, kinh

tế thể hiện qua những yếu tố sau:

- Trên địa bàn huyện có nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như quốc

lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt, đường biển. Đây là những yếu tố thuận lợi để

Vĩnh Linh mở rộng giao lưu phát triển kinh tế văn hoá với các vùng kinh tế trong cả nước.

- Vĩnh Linh có địa hình đa dạng (có vùng núi, đồng bằng và ven biển), tài nguyên khoáng sản không dồi dào chỉ có mỏ Titan ở Vĩnh Thái, Vĩnh Trung, Vĩnh Tú,

mỏ vàng ở Vĩnh Ô... Tài nguyên xã hội và nhân văn (cả vật thể và phi vật thể) khá

phong phú như: nói chuyện trạng ở Vĩnh Hoàng, làng dân ca Tùng Luật, là vùng đất

chứng nhân của nhiều sự kiện lịch sử: Cầu Hiền Lương, địa đạo Vịnh Mốc, bến đò A,B Cửa Tùng.

Về tổ chức đơn vị hành chính, huyện Vĩnh Linh có 3 thị trấn là: thị trấn Hồ Xá,

thị trấn Cửa Tùng và thị trấn Bến Quan; 19 xã là: Vĩnh Thái, Vĩnh Tú, Vĩnh Trung,

Vĩnh Chấp, Vĩnh Nam, Vĩnh Khê, Vĩnh Long, Vĩnh Kim, Vĩnh Hoà, Vĩnh Thạch,

Vĩnh Lâm, Vĩnh Hiền, Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Thành, Vĩnh Hà, Vĩnh Sơn, Vĩnh Tân, Vĩnh

Giang, Vĩnh Ô.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo và phân vùng kinh tế

Phân tích tổng quát thời điểm hiện nay, toàn huyện đã hình thành rõ 3 vùng kinh tế lớn với mức độ phát triển ngành nghề và các nét đặc thù khác nhau:

*Vùng núi:

Gồm các xã Vĩnh Ô, Vĩnh Hà, Vĩnh Khê và thị trấn Bến Quan với diện tích đất

tự nhiên 29.682,59 ha, dân số 6.792 người. Đây là vùng sinh sống lâu đời của đồng

bào Vân Kiều, 40 năm trước vùng này còn là rừng đại ngàn, qua quá trình khai phá tài nguyên, rừng phần lớn đã cạn kiệt, nhưng thay vào đó kinh tế, văn hoá, xã hội đã có

bước tiến rõ rệt. Tình trạng du canh, du cư, đốt nương làm rẫy giảm hẳn, đã tiến hành tái sinh rừng trên phần lớn diện tích, các loại cây công nghiệp có giá trị cao đã được

chú trọng phát triển như: Tiêu, chè, cao su với diện tích hơn 2.000 ha. Chăn nuôi,

trồng trọt, các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ sở

hạ tầng được phát triển ở thị trấn Bến Quan và trung tâm xã Vĩnh Hà). Đời sống nhân

dân từng bước được cải thiện, bộ mặt bản làng, khóm phố đã được đổi mới. Tuy nhiên do sự phát triển không đồng đều với những điều kiện hoàn cảnh khác nhau toàn vùng chia thành hai tiểu vùng chính: Tiểu vùng núi cao và tiểu vùng núi thấp.

* Vùng đồng bằng và trung du:

Gồm các xã Vĩnh Lâm, Sơn, Thuỷ, Long, Chấp, Tú, Trung, Kim, Nam, Hoà, Hiền, Thành, Giang, Tân, thị trấn Hồ Xá và xã Vĩnh Thạch. Diện tích tự nhiên: 30.454 ha, dân số 76.192 người. Đây là vùng kinh tế tổng hợp phát triển nhất huyện, có thể

chia thành 3 tiểu vùng có những nét đặc thù và mức độ phát triển khác nhau.

* Vùng ven biển:

Gồm các xã Vĩnh Thái, Vĩnh Quang và một phần xã Vĩnh Thạch, diện tích tự

nhiên:1.150 ha, dân số: Gần 10.000 người. Đây là vùng chuyên ngư nhưng vốn có

truyền thống gắn liền với nông, lâm, công nghiệp và hơn 10 năm lại đây phát triển

thêm các ngành nghề dịch vụ du lịch, nghỉ mát, tắm biển nên trở thành nền kinh tế

tổng hợp. Thế mạnh nổi bật là khai thác cá và đặc sản ven bờ, có vị trí quan trọng về

quốc phòng và an ninh quốc gia. Có hai tiểu vùng thể hiện những đặc điểm và mức độ

phát triển khác nhau (quy hoạch cũ có 2 tiểu vùng gồm: Tiểu vùng Cửa Lệch và tiểu

vùng Bãi Ngang.

Với vị trí địa lý đa dạng như trên Vĩnh Linh là một huyện có điều kiện thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế nhất là phát triển kinh tế Nông, Lâm, Ngư nghiệp.

3.1.1.3. Khí hậu

Huyện Vĩnh Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng lại chịu ảnh hưởng của gió Tây - Tây Nam nên tạo thành một tiểu vùng khí hậu khô, nóng. Chế độ

khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô nóng.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24 - 25oC; nhiệt độ các tháng cao nhất

(tháng 5, 6, 7) khoảng 35oC, có năm lên tới 40oC; tháng thấp nhất (tháng 1, 2) khoảng

18 oC, có khi xuống 8 - 9oC; biên độ nhiệt chênh lệch khá lớn.

- Lượng mưa trung bình hàng năm 2.500 - 2.700mm, cao hơn mức trung bình cả nước. Tổng lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 9, 10, 11 (chiếm tới 70 -

80% lượng mưa cả năm); số ngày mưa phân bố không đều, trong các tháng cao điểm

trung bình mỗi tháng có 19 - 20 ngày mưa. Chế độ mưa ở Vĩnh Linh có chung đặc điểm với cả tỉnh, biến động rất mạnh theo các mùa.

- Huyện Vĩnh Linh chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa Tây

Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Tây Nam bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, tốc độ

gió bình quân từ 2 - 3m/s, có khi lên tới 7 - 8m/s; gió khô, nóng, bốc hơi gây khô hạn kéo dài. Gió mùa Đông Bắc bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tốc độ gió đạt 4 -

6m/s, trong mùa mưa bão có thể lên tới 30 - 40m/s, gió kèm theo mưa lớn gây lũ lụt

ngập úng ở nhiều vùng.

- Độ ẩm trung bình 85 - 90% kéo dài từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau; tháng cao

nhất có khi lên đến 91%. Từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm gió Tây Nam khô nóng nên độ ẩm thường xuyên dưới 50%, có khi xuống tới 30%. Đây cũng chính là một trong

những nguyên nhân làm hao hụt nguồn nước, gây ra tình trạng khô hạn ảnh hưởng đến

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên:

* Tài nguyên đất:Hiện trạng sử dụng đất huyện VĩnhLinh năm 2016

Bảng 3.1. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất huyện Vĩnh Linh năm 2016

TT Mục đích sử dụng đất Diện tích

(ha)

Cơ cấu

(%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 61.915,8 100

1 Đất nông nghiệp 53.830,0 86,94

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 19.529,0 31,54

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 8.847,5 14,29

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 10.681,5 17,25

1.2 Đất lâm nghiệp có rừng 33.525,0 54,15 1.2.1 Rừng sản xuất 22.263,0 35,96 1.2.2 Rừng phòng hộ 11.158,8 18,02 2.2.3 Rừng đặc dụng 103,2 0,17 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 768,8 1,24 1.4 Đất làm muối 0,0 0 1.5 Đất nông nghiệp khác 8,2 0,01

2 Đất phi nông nghiệp 6.799,1 10,98

2.1 Đất ở (nông thôn + Thành thị) 583,3 0,94

2.2 Đất chuyên dùng 3.547,9 5,73

2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 525,7 0,85

2.4 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 2.141,7 3,46

2.5 Đất phi nông nghiệp khác 0,5 0

3 Đất chưa sử dụng 1.286,7 2,08

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 1.206,9 1,95

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 79,8 0,13

3.3 Núi đá không có rừng cây 0,0 0

* Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt:

Nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân huyện Vĩnh Linh khá dồi

dào, được cung cấp chủ yếu hệ thống sông chính là Sông Bến Hải nằm phía Nam

huyện chạy nối dài đổ ra biển Cửa Tùng, có chiều dài 59 km.

Ngoài hệ thống sông, còn có hàng trăm khe suối, hồ thủy lợi như: La Ngà, Khe

Ná, Khe Đá, Bàu Thuỷ Ứ, Hồ Khe Mây,… cung cấp nguồn nước không nhỏ cho sản

xuất và đời sống của nhân dân.

- Nguồn nước ngầm: Các kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn nước ngầm trên

địa bàn huyện khá phong phú, đặc biệt ở vùng cát ven biển (khảo sát của đoàn địa chất

708 cho thấy trữ lượng khai thác cho 1 km2ở vùng cát có thể đạt 1.000 m3nước/ngày -

đêm), chất lượng nước có thể đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của cư dân trên địa bàn và có khả năng cung cấp một phần cho sản xuất.

* Tài nguyên rừng và thảm thực vật

Toàn huyện có 22.144,0 ha đất rừng, chiếm 46,74% tổng diện tích tự nhiên,

trong đó: Rừng tự nhiên có diện tích 5.100,38 ha, rừng trồng có diện tích 17.043,62 ha

với tổng trữ lượng 3,2 triệu m3.

Thực vật rừng tự nhiên huyện Vĩnh Linh cũng mang nétđặc trưng của thực vật

rừng Quảng Trị là khá đa dạng về thành phần loài, trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế

cao, nguồn gen quý hiếm và là nơi giao lưu giữa nhiều luồng thực vật với các họ tiêu biểu: Họ Dẻ, họ Re, họ Mộc Lan,… Động vật rừng cũng khá phong phú và đa dạng

với các loài lớp thú, lớp chim và lớp lưỡng cư bò sát.

Rừng trồng nhìn chung chất lượng khá, chủng loại cây trồng ngày càng đa dạng,

ngoài các giống cây trồng như thông, keo lá tràm, bạch đàn, đã có nhiều giống cây trồng được đưa vào khảo nghiệm và trồng rộng rãi xen với các loài cây khác như: Huỳnh, Sao Đen, Sến Trung, Keo tai tượng, Keo lai,… đáp ứng được yêu cầu sản xuất.

* Tài nguyên biển và nuôi trồng thủy sản

Với khoảng gần 40km bờ biển và là nơi trú ngụ của nhiều loại hải sản quý: Các loại tôm hùm, cua, cá hồng, cá mú, cá thu, cá nục, cá ngừ, mực ống, mực nang, đã tạo

Vĩnh Linh một tiềm năng lớn về khai thác đánh bắt thủy hải sản, trữ lượng bình quân

khai thác hàng năm lên tới 11.000 - 12.000 tấn. Ở Cửa Tùng có hệ thống bến đậu

thuận lợi cho tàu thuyền vào ra cũng như tránh trú bão; đồng thời có điều kiện để phát

triển cảng cá và dịch vụ hậu cần cho nghề cá. Bên cạnh tài nguyên biển, Vĩnh Linh còn có khoảng 3.000 ha mặt nước hồ, đập có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản nước

* Tài nguyên khoáng sản

Nhìn chung trên địa bàn huyện, có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối lớn,

phân bố chủ yếu ở vùng Đông Vĩnh Linh như: Than bùn ở xã Vĩnh Tân, Vĩnh Giang

và ven biển có trữ lượng khoảng 90.000 tấn, Titan ở vùng cát ven biển Vĩnh Thái,

Vĩnh Kim, Vĩnh Thạch có tổng trữ lượng trên 155.000 tấn, Silic cát phân bố ở bờ biển

Bắc Cửa Tùng, Vĩnh Giang, Vĩnh Hiền,…

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số, lao động, việc làm

* Về dân số

Dân số toàn huyệnđến ngày 31/12/2016 có 87.320 người (19.216 hộ); trong đó:

Dân số nam 43.014 người, dân số nữ 44.3064 người; dân số sống ở nông thôn 65.387

người chiếm tỷ lệ 83,1%, dân số sống ở thành thị 21.933 người chiếm 16,9%; dân tộc

Kinh chiếm 96% dân số và dân tộc Vân Kiều chiếm 4% dân số. Mật độ dân số trung

bình cả huyện 155 người/km2, dân cư phân bố không đồng đều: Vùng đồng bằng 153,8 người/km2, vùng trung du 260 người, vùng núi 9 người/km2, vùng ven biển 500 người/km2.

* Lao động và việc làm

Bảng 3.2. Dân số, lao động huyện Vĩnh Linh và 2 xã đến ngày 31/12/2016

TT

Đơn vị hành chính

Dân số Lao động trong độ tuổi

Tổng số Nữ Nam Tổng số Nữ Nam

Tổng toàn huyện 87.320 44306 43.014 34.711 19.937 16.774

1 Xã Vĩnh Thủy 5.875 2.971 2.904 2.647 1109 1538 2 Xã Vĩnh Hà 1984 895 1089 915 393 522

(Nguồn: Số liệu phòng Thống kê huyện Vĩnh Linh năm 2017)

Tổng số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn huyện năm 2016 có 34.711

người (chiếm 39,8% tổng số nhân khẩu). Trong đó:

- Lao động nữ có 19.937 người chiếm 57,4% tổng số lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiến trình và kết quả giải phóng mặt bằng trong xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 40)