Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiến trình và kết quả giải phóng mặt bằng trong xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 48 - 53)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

3.1.2.1. Dân số, lao động, việc làm

* Về dân số

Dân số toàn huyệnđến ngày 31/12/2016 có 87.320 người (19.216 hộ); trong đó:

Dân số nam 43.014 người, dân số nữ 44.3064 người; dân số sống ở nông thôn 65.387

người chiếm tỷ lệ 83,1%, dân số sống ở thành thị 21.933 người chiếm 16,9%; dân tộc

Kinh chiếm 96% dân số và dân tộc Vân Kiều chiếm 4% dân số. Mật độ dân số trung

bình cả huyện 155 người/km2, dân cư phân bố không đồng đều: Vùng đồng bằng 153,8 người/km2, vùng trung du 260 người, vùng núi 9 người/km2, vùng ven biển 500 người/km2.

* Lao động và việc làm

Bảng 3.2. Dân số, lao động huyện Vĩnh Linh và 2 xã đến ngày 31/12/2016

TT

Đơn vị hành chính

Dân số Lao động trong độ tuổi

Tổng số Nữ Nam Tổng số Nữ Nam

Tổng toàn huyện 87.320 44306 43.014 34.711 19.937 16.774

1 Xã Vĩnh Thủy 5.875 2.971 2.904 2.647 1109 1538 2 Xã Vĩnh Hà 1984 895 1089 915 393 522

(Nguồn: Số liệu phòng Thống kê huyện Vĩnh Linh năm 2017)

Tổng số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn huyện năm 2016 có 34.711

người (chiếm 39,8% tổng số nhân khẩu). Trong đó:

- Lao động nữ có 19.937 người chiếm 57,4% tổng số lao động.

- Lao động nam có 16.744 người chiếm 42,6% tổng số lao động.

Tổng số lao động trong các ngành kinh tế 28.242 người, trong đó: ngành nông,

lâm, ngư nghiệp 21.815 người; ngành công nghiệp - xây dựng 3.150 người; ngành thương mại- dịch vụ 3.277 người.

Nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực hiện nay còn thấp, lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm 27,7%, lao động c ó trình độ Đại học và Cao đẳng trở

lên chỉ chiếm 3,12% trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng:

* Giao thông:

- Mạng lưới đường bộ: Phân bố tương đối hợp lý, các tuyến đường huyện, đường tỉnh trên địa bàn nối với các tuyến Quốc lộ tạo thành các trục dọc từ Bắc xuống

Nam và trục ngang từ Đông sang Tây, các tuyến đường tỉnh lộ hướng về trung tâm các

xã tạo thành mạng lưới giao thông liên hoàn, thông suốt tất cả các xã trong huyện đều có đường ô tô đi đến trung tâm.

+ Quốc lộ: Trên địa bàn huyện có 3 tuyến Quốc lộ chạy qua có tổng chiều dài

39,3 km. Trong đó, Quốc lộ 1A dài 13,5 km, nền rộng 12,5 m, mặt rộng 11m; đoạn

qua thị trấn Hồ Xá rộng 22,5 m. Biển Cửa Tùng đến Quốc lộ 1A dài 13,8 km đạt tiêu chuẩn cấp III, nền rộng 12m, mặt rộng 11m. Đường Hồ Chí Minh nhánh Đông dài

11,5 km đạt tiêu chuẩn cấp IV, nền rộng 9m, mặt rộng 7m.

+ Tỉnh lộ: Có 5 tuyến với tổng chiều dài 74 km. Trong đó, đường tỉnh 575A (nhánh Đông) dài 10 km, đạt tiêu chuẩn cấp IV; đường tỉnh 575B (nhánh Tây) dài 12,4

km, đạt tiêu chuẩn cấp VI. Đường tỉnh 576 (76 cũ) dài 15 km, nền rộng 6,5 m, mặt rộng

3,5 m bằng đất cấp phối đồi. Đường tỉnh 576B (đường ven biển Cửa Tùng - Cửa Việt)

dài 14,6 km, nền rộng 9m, mặt 7m bằng bê tông nhựa. Đường tỉnh 577 (74 cũ) dài 10

km, đạt tiêu chuẩn cấp IV, nền rộng 9m, mặt 6m bằng bê tông nhựa. Đường tỉnh 578 (73

cũ), dài 12 km, đạt tiêu chuẩn cấp VI, nền rộng 6,5m, mặt 3,5 m bằng cấp phối đồi.

+ Huyện lộ: Có 16 tuyến với tổng chiều dài 94,3 km; bề rộng nền đường chủ

yếu là 5 m, rộng 3,5 m. Trong đó, đã nhựa hoá và bê tông hoá 3 km, đạt 3,2%. Đa số

các tuyến đường huyện có chất lượng xấu, tỷ lệ đường cấp phối còn cao (91,3 km, chiếm 96,8%). Quy mô đường nhỏ, chỉ một số tuyến đạt cấp VI, còn lại quy mô GTNT

loại A, B. Các tuyến đường ven biển chưa được kiên cố hoá nên trong mùa mưa bão

thường bị ngập gây phá huỷ mặt đường, trời nắng gây bụi bẩn; các tuyến đường miền núi chưa được gia cố mái taluy nên thường bị sạt lở. Điều này gây khó khăn cho việc đi lại của các phương tiện cơ giới đặc biệt vào mùa mưa. Hệ thống các công trình trên tuyến còn thiếu nhiều, các công trình hiện tại còn yếu, tải trọng thấp, khổ hẹp không đáp ứng khả năng thông xe.

+ Đường xã và giao thông nông thôn: Toàn huyện có 442,9 km đường xã và liên thôn. Mạng lưới giao thông nông thôn từng bước được mở rộng và xây dựng mới

theo quy hoạch. Trong những năm qua, nhờ sự tham gia tích cực của cộng đồng theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhiều tuyến đường giao thông đã được

bê tông hoá và đưa vào sử dụng có hiệu quả. Đến nay, toàn huyện có 37,8 % chiều dài

đường giao thông nông thôn được kiên cố hoá, ngày càng đáp ứng nhu cầu sản xuất và

đi lại của nhân dân. Đến nay đã có 100% số xã có đường ô tô về đến trung tâm xã. Hệ

thống giao thông nông thôn, giao thông miền núi có bước phát triến đáng kể, tuy nhiên nhiều tuyến đường hiện vẫn là đường đất, mùa mưa đi lại khó khăn, đặc biệt ở các xã vùng Tây của huyện. Thời gian tới, bên cạnh việc thường xuyên duy tu, bảo dưỡng,

sửa chữa các tuyến đường đã có cần phải tiếp tục làm mới, mở rộng và nắn chỉnh các

tuyến đường trọng yếu để đáp ứng được yêu cầu phát triển.

+ Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua địa bàn huyện có chiều dài 21 km, trong đó có Ga Tiên An và Sa Lung chủ yếu là ga nhường tránh và đón trả

khách của tàu địa phương.

+ Đường thuỷ: Trên địa bàn huyện có 2 tuyến đường sông, biển với tổng chiều

dài trên 50 km, gồm tuyến Cửa Tùng-Vĩnh Thái dài 37 km, tuyến sông Bến Hải dài 14 km.

* Thủy lợi:

Trên địa huyện có 3 công trình thủy lợi lớn và vừa (hồ La Ngà năng lực tưới

thiết kế 660 ha, tưới thực tế 250 ha; hồ Kinh Môn năng lực tưới thiết kế 1.370 ha, tưới

thực tế 1.200 ha; hồ Trúc Kinh năng lực thiết kế 1.350 ha trong đó tưới trên địa bàn huyện Vĩnh Linh 800 ha, tưới thực tế trên địa bàn Vĩnh Linh 500 ha) và 18 công trình thủy lợi nhỏ. Về cơ bản hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới tiêu chủ động cho khoảng 6.500 ha lúa Đông Xuân và Hè Thu. Tuy nhiên, hầu hết các công trình thủy lợi nhỏ

(kiểu đập dâng và hồ chứa) được xây dựng trước năm 2000 nên đến nay đã xuống cấp,

chỉ một số công trình đã được nâng cấp cải tạo như hồ Khe Ná, hồ Khe Đá, Bàu Thuỷ Ứ, hồ Thôn 5, thôn 4 đã đảm bảo được an toàn hồ chứa trong các mùa mưa lũ.

3.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Về nông, lâm, ngư nghiệp:

Sản xuất nông nghiệp: Là ngành kinh tế chủ đạo của huyện, góp phần quan

trọng thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực, ổn định đời

sống nhân dân.

+ Trồng trọt là ngành sản xuất chủ yếu, chiếm đến 64,5% tổng giá trị sản xuất

ngành nông nghiệp; được chú trọng phát triển theo hướng vừa đa dạng hoá cây trồng,

vừa thâm canh tăng năng suất. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2014đạt 34.872

tấn. Diện tích trồng cây lúa được giữ ổn định, vùng lúa chất lượng cao từng bước được

mở rộng về quy mô diện tích, đến nay có khoảng 3000 ha/2 vụ. Cây công nghiệp dài

ngày có xu hướng phát triển tốt trên địa bàn, đặc biệt là cây cao su ngày càng thể hiện

tính đến năm 2014đạt6943,54 ha; trong đó có khoảng 4159,54 ha cao su tiểu điền với

gần 70% diện tích đã cho sản phẩm, sản lượng đạt 785 tấn (tăng 540 tấn so với năm

2013). Diện tích cây hồ tiêu cũng không ngừng được tăng lên, năm 2014 đạt 440 ha

với khoảng 347 ha đã cho sản phẩm, sản lượng đạt 416 tấn (tăng 170 tấn so với năm

2013). Các loại cây trồng khác như sắn nguyên liệu, cây lạc, rau, đậu thực phẩm,…

cũng được chú trọng phát triển phù hợp với từng tiểu vùng.

+ Chăn nuôi trong giai đoạn 2011 - 2014 chịu nhiều tác động của dịch bệnh,

thiên tai và giá cả đầu vào tăng cao. Đến nay, đàn gia súc đã được khôi phục, đàn gia cầm phát triển mạnh, đặc biệt là thủy cầm. Năm 2014, Đàn trâu 4.045 con; đàn bò

8.010 con, đàn lợn 35.153 con đạt 104% KH; gia cầm 281.000 con. Tỷ trọng chăn nuôi

trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm khoảng 30%. Mặc dù phát triển chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn nhưng chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá với

các mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại, phương thức nuôi công nghiệp đang có chiều hướng phát triển; các tiến bộ về giống được ứng dụng đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Sản xuất lâm nghiệp: Có bước phát triển khá ổn định, tập trung vào công tác

chăm sóc, bảo vệ và trồng rừng; những năm gần đây trồng rừng kinh tế đã trở thành một hướng phát triển kinh tế hàng hoá khá mạnh trên địa bàn, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của ngành lâm nghiệp.

Huyện đã hoàn thành lại điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng. Việc điều chỉnh lại

quy hoạch ba loại rừng đã góp phần tích cực vào việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên

đất; quản lý, bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên rừng.

Công tác trồng và chăm sóc rừng được duy trì có hiệu quả, tổng diện tích rừng giai đoạn 2011 - 2014 ước đạt 17.026 ha, trong đó, có 11.752 ha rừng trồng, bình quân

hàng năm trồng được 500 ha. Đến nay, tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn huyện đã đạt 38,5% (chưa tính cao su). Vùng rừng nguyên liệu cũng đã hình thành trên địa bàn huyện với diện tích 2.150 ha, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến gỗ trong và ngoài tỉnh [21].

- Thủy sản: Vĩnh Linh có lợi thế nằm ở cửa lệch là Cửa Tùng nên có điều kiện

thuận lợi để phát triển đồng bộ cả khai thác, nuôi trồng và dịch vụ thủy sản, là địa bàn khai thác sản lượng thủy sản lớn nhất của tỉnh. Toàn huyện có 672 tàu thuyền khai

thác hải sản, tổng công suất 35.762 CV; trong đó có 142 tàu xa bờ, tăng 36 tàu so với năm 2012. Tổng sản lượng đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản huyện Vĩnh Linh năm

2014 đạt 14.188,22 tấn, vượt kế hoạch 18,2%; trong đó, sản lượng khai thác 13.353,3

tấn, tăng 1.408,6 tấn so 2013; sản lượng nuôi trồng 834,92 tấn tăng 15,3 tấn so năm

+ Về đánh bắt thủy hải sản: Là huyện có số lượng tàu và công suất tàu đánh cá

lớn nhiều nhất tỉnh, nên có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề khai thác đánh bắt

thuỷ, hải sản xa và trung bờ. Năm 2014, sản lượng đánh bắt đạt 8.850 tấn chiếm

53,63% tổng sản lượng đánh bắt toàn tỉnh. Tốc độ tăng sản lượng đánh bắt bình quân thời kỳ 2011 - 2014 đạt 7,22%/năm. Tuy nhiên, việc đánh bắt xa bờ chưa phát triển

mạnh do gặp khó khăn về kỹ thuật và kinh nghiệm. Những năm gần đây, nhờ tích cực đẩy mạnh tìm kiếm và du nhập được một số nghề mới như: chụp mực bốn tăng gông,

lồng bẫy ghẹ, ốc hương, lưới rê hỗn hợp, lưới rê cá chim,… đã giúp ngư dân nâng cao được chất lượng sản phẩm đánh bắt và thu nhập.

+ Về nuôi trồng thủy sản: Đây cũng là lĩnh vực đã trở thành thế mạnh của

huyện trong những năm qua và phát triển cả về diện tích, năng suất, sản lượng với các đối tượng: thủy sản nước lợ, nước ngọt; thực sự trở thành nghề sản xuất hàng hoá đem

lại giá trị kinh tế cao. Năm 2014, sản lượng nuôi trồng 834,92 tấn tăng 15,3 tấn so năm

2013. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 661,08 ha (cá 530,61 ha tăng 101,11 ha so năm 2013; tôm 123,97 ha, tương đương năm 2013; cua 3,15 ha).

Trong những năm gần đây một số vùng nuôi tôm sú bị dịch bệnh, người dân

chuyển đổi sang nuôi các đối tượng khác như cua, cá rô phi đơn tính. Tuy nhiên, trong

1 - 2 năm gần đây nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng cát ven biển và ven sông đã được người dân tiếp cận và hưởng ứng nuôi thay thế con tôm sú (chủ yếu ở các xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Giang, Vĩnh Thạch, Vĩnh Thái), song chủ yếu diễn ra theo hướng tự phát. Đây là đối tượng nuôi mới cho năng suất và hiệu quả cao do đó cần sớm có quy hoạch

chi tiết và thiết kế vùng nuôi để đảm bảo vấn đề môi trường nhằm phát triển bền vững.

* Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:

- Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Có những chuyển biến tích

cực, đạt mức tăng trưởng khá cao, tạo ra những tiền đề cơ bản cho bước phát triển ở các giai đoạn sau.

Các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện năm

2014 tăng không đáng kể so với năm 2013, song quy mô giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2014tăng gấp 2,9 lần. Các sản phẩm công nghiệp của huyện

chủ yếu là chế biến thủy hải sản đông lạnh, đá lạnh phục vụ chế biến thủy hải sản, sơ

chế mủ cao su, titan,… Các cơ sở sản xuất chủ yếu vẫn là các tổ hộ gia đình, cá thể với

các ngành nghề chế biến hàng lương thực, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, sửa

chữa cơ khí, dịch vụ điện, cưa xẻ, chế biến gỗ, may mặc, khai thác cát sạn,… Những năm gần đây ngành điện lạnh, điện máy, điện tử viễn thông có bước phát triển khá.

Các ngành nghề như chế biến nông - lâm - hải sản, may mặc, sản xuất nước đá,

khai thác cát sạn, mộc, cơ khí, sửa chữa tàu thuyền,… tiếp tục được đầu tư phát triển.

19.511 triệu đồng so 2012; Đến nay, toàn huyện có 750 cơ sở với 1.310 lao động tiểu

thủ công nghiệp [21].

Đã quy hoạch xây dựng khu công nghiệp thị trấn Cửa Tùng 95 ha, trong đó: Giai đoạn 1 đang xây dựng các kết cấu hạ tầng trên quy mô 39 ha với tổng mức đầu tư

36,13 tỷ đồng.

Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống như đan lát ở thôn Tùng Luật(xã Vĩnh Giang), nghề chằm nón ở thôn Sẻ (xã Vĩnh Kim), sản xuất bún, bánh ở thôn Đông (xã Vĩnh Thuỷ), hấp sấy cá và chế biến nước mắm tại xã Vĩnh Thái, Vĩnh

Thạch, thị trấn Cửa Tùng,… tiếp tục được duy trì và phát triển. Một số ngành nghề

mới du nhập và phát triển khá phù hợp với điều kiện địa phương như đan lưới, chế

biến nước mắm.

Nhìn chung, ngành công nghiệp của huyện trong những năm gần đây có bước

phát triển khá, đang từng bước trở thành ngành động lực thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế

của huyện. Tuy nhiên, quá trình phát triển ngành công nghiệp còn nhiều khó khăn như:

Quy mô sản xuất nhỏ; chưa có các công trình, dự án lớn mang tính đột phá; cơ sở vật

chất và thiết bị lạc hậu; trình độ công nghệ, kỹ thuật chậm đổi mới; chưa có sản phẩm

mũi nhọn và có thương hiệu. Lao động qua đào tạo nghề và công nhân kỹ thuật lành nghề còn ít. Công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chưa được đầu tư quan tâm đúng mức.

* Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ

Thực hiện Nghị quyết 04 của huyện uỷ về phát triển thương mại - dịch vụ và du lịch đến năm 2014, hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn khá phát triển, bình quân tăng trưởng 23% giai đoạn 2011 – 2014.Toàn huyện có 3.433 cơ sở thương mại

dịch vụ, giải quyết việc làm cho trên 4.530 lao động, tăng 207cơ sở, 530 lao động so năm 2013 [2]. Tổng giá trị thương mại-dịch vụ 186.602 triệu đồng, tăng 19.022 triệu đồng so 2012; trong đó tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt

602.196 triệu đồng, tăng 82.356 triệu đồng so với cùng kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiến trình và kết quả giải phóng mặt bằng trong xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 48 - 53)