Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm cơ bản về thuế và quản lý thuế
1.1.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp
* Khái niệm
Để hiểu rừ thuế thu nhập là gỡ trước hết cần phải tỡm hiểu về thu nhập: Thu nhập là tổng các giá trị mà một chủ thể nào đó nhận đƣợc trong nền kinh tế xã hội thông qua quá trình phân phối thu nhập quốc dân trong một thời gian nhất định, không phân biệt nguồn gốc hình thành từ lao động, tài sản,….
Nhƣ vây thuế thu nhập là một loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập của các thể nhân hoặc các pháp nhân, nhƣng không phải toàn bộ thu nhập của các thể nhân và các pháp nhân đều là đối tƣợng đánh thuế thu nhập mà thuế thu nhập chỉ điều chỉnh hay thu trên phần thu nhập chịu thuế tức là các khoản thu nhập sau khi đƣợc miễn trừ một số chi phí hợp lý, hợp pháp.
Thuế thu nhập đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và thực hiện các chức năng quản lý, điều tiết của nhà nước đối với các hoạt động kinh tế, xã hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Do đó thuế thu nhập cũng có nhiều loại: thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân, Thuế thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn, chuyển nhƣợng chứng khoán, Thuế thu nhập từ chuyển nhƣợng bất động sản… Trong phạm vi của luận văn này tôi sẽ trình bày về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế đánh vào thu nhập phát sinh của cơ sở sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định thường là một kỳ kinh doanh.
Tuy nhiên, không phải toàn bộ thu nhập của cơ sở sản xuất kinh doanh đều là đối tƣợng điều chỉnh của thuế TNDN. Thuế TNDN chỉ điều chỉnh phần thu nhập chịu thuế. Vì vậy việc đánh thuế vào loại thu nhập nào, đánh thuế nặng hay nhẹ vào từng loại thu nhập là tùy thuộc vào quan điểm của mỗi Nhà nước về điều tiết thu nhập qua thuế thu nhập, phụ thuộc vào khả năng quản lý thuế, chi phí quản lý thuế cũng nhƣ mục tiêu của thuế thu nhập phải đạt đƣợc để góp phần thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ nhất định.
* Đặc điểm thuế TNDN
Thuế TNDN là một loại thuế trực thu, với đối tƣợng nộp thuế TNDN là các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế TNDN.
Thuế TNDN đƣợc xác định trên cơ sở phần thu nhập chịu thuế, nên thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ phải nộp thuế TNDN khi hoạt động kinh doanh của họ có lợi nhuận.
Thuế TNDN là thuế được khấu trừ trước thuế thu nhập cá nhân. Thu nhập mà các cá nhân nhận đƣợc từ các hoạt động kinh doanh nhƣ lợi tức cổ phần, lợi nhuận do góp vốn liên doanh liên kết, tiền lãi gửi ngân hàng … là phần thu nhập đƣợc chia sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
* Vai trò của thuế TNDN
- Thuế TNDN là khoản thu quan trọng của NSNN.
Thuế TNDN và thuế thu nhập cá nhân chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu NSNN. Ở các nước phát triển, hai loại thuế chủ yếu này đã làm cho thuế trực thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN (Mỹ: thuế trực thu chiếm khoảng 75%, Nhật Bản khoảng 74%).
Ở nước ta thuế TNDN là một sắc thuế chính, chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số thu NSNN hàng năm (trừ dầu thô) năm 2011 là 30%; năm 2012 là 24,3%;
năm 2013 là 27,2%; năm 2014 là 26%).
Cùng với xu hướng tăng trưởng kinh tế, quy mô của các hoạt động kinh tế ngày càng đƣợc mở rộng, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao sẽ tạo ra nguồn thu về thuế TNDN ngày càng lớn cho NSNN.
- Thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Nhà nước ban hành một hệ thống chính sách pháp luật về thuế TNDN áp dụng chung cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo ra sự bình đẳng trong cạnh tranh, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Thông qua việc xác định phạm vi thu thuế và không thu thuế, Nhà nước thể hiện sự ưu đãi của mình đối với một số đối tƣợng trong xã hội không phải nộp thuế hoặc thể hiện sự khuyến
khích của Nhà nước đối với việc phát triển một lĩnh vực nào đó. Nhà nước sử dụng thuế TNDN là một biện pháp khuyến khích bỏ vốn đầu tƣ vào các ngành nghề, mặt hàng, các vùng mà Nhà nước cần tập trung khuyến khích đẩy mạnh sản xuất, khai thác tiềm năng về vốn trong dân cư và các nhà đầu tư nước ngoài, hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, rủi ro để phát triển sản xuất bằng việc sử dụng biện pháp miễn, giảm, giãn thuế TNDN theo mức độ khác nhau.
- Thuế TNDN là một công cụ để Nhà nước thực hiện chính sách công bằng xã hội.
Một trong những mục tiêu của thuế TNDN là điều tiết thu nhập, đảm bảo sự công bằng trong phân phối thu nhập. Thuế TNDN đƣợc áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, điều này không những đảm bảo đƣợc công bằng theo chiều ngang mà còn cả công bằng theo chiều dọc. Về chiều ngang, bất kể một DN nào kinh doanh bất cứ hình thức nào nếu có thu nhập chịu thuế (TNCT) thì phải nộp thuế TNDN. Về chiều dọc, với mức thuế suất thống nhất, DN nào có thu nhập cao hơn thì phải nộp thuế nhiều hơn (theo số tuyệt đối) DN có thu nhập thấp.
- Thuế góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thuế góp phần phân bổ lại nguồn lực nhằm thực hiện tốt chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc thiết kế và xây dựng hệ thống chính sách thuế có phân biệt theo ngành vùng khác nhau, Nhà nước có thể thúc đẩy phát triển nhiều ngành kinh tế mũi nhọn then chốt và các vùng kinh tế trọng điểm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
1.1.3 Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp