Hoàn thiện quản lý thủ tục miễn thuế, giảm thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp nhỏ và vừa tại cục thuế thành phố bắc ninh (Trang 100)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.4 Hoàn thiện quản lý thủ tục miễn thuế, giảm thuế

Cần tiếp tục cải cách thủ tục miễn giảm thuế theo hƣớng đơn giản về mặt thủ tục và nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp; khắc phục và chấm dứt tình trạng “xin cho” trong việc hoàn thuế, miễn giảm thuế. Theo đó, cần hƣớng dẫn rõ các thủ tục, hồ sơ về miễn giảm thuế, về hoàn thuế để doanh nghiệp nắm đƣợc và thực hiện.

Chi cục thuế căn cứ vào hồ sơ của doanh nghiệp phải hoàn thuế trong thời gian quy định mà không cần phải ra quyết định, các trƣờng hợp hồ sơ không đầy đủ thì phải thông báo cho doanh nghiệp biết. Đối với các dự án đầu tƣ đã có quyết định ƣu đãi đầu tƣ của UBND tỉnh thì không cần làm thủ tục miễn giảm thuế nữa vì khi xét cấp quyết định, doanh nghiệp đã phải lập hồ sơ và đƣợc UBND tỉnh xem xét trƣớc khi ra quyết định.

Minh bạch các đối tƣợng miễn thuế, giảm thuế: Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh cần liệt kê những doanh nghiệp thuộc diện rủi ro cần có biện pháp kiểm tra chặt chẽ nhƣ: doanh nghiệp địa phƣơng khác kinh doanh, bán lẻ sản phẩm, hàng hoá không phải sản xuất ở địa phƣơng đó; doanh nghiệp có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu nhỏ hơn so với quy mô kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh thƣơng mại không có các cơ sở vật chất nhƣ: Nhà máy, xƣởng sản xuất, kho hàng, phƣơng tiện vận tải, hệ thống các cửa hàng...

4.2.5 Tăng cường quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ

Việc đôn đốc thu nợ và cƣỡng chế nợ thuế là nhiệm vụ bảo đảm công bằng xã hội và đảm bảo nguồn thu cho NSNN. Trong giai đoạn hiện nay, số DN nợ thuế trên địa bàn có xu hƣớng tăng dần qua các năm là do các nhân tố ảnh hƣởng chủ quan và khách quan tác động. Vì vậy, để giảm số thuế còn nợ của các DN Chi cục thuế cần tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng trong công tác đôn đốc thu nợ thuế; trong việc nắm bắt kịp thời các nguồn thu phát sinh trên địa bàn; khai thác nguồn thu, đôn đốc nộp kịp thời vào NSNN. Phối hợp với cơ quan Công an, các chính quyền địa phƣơng, kiểm tra, rà soát truy tìm các đối tƣợng bỏ trốn, mất tích để có biện pháp thu hồi số tiền nợ thuế vào NSNN. Thực hiện tốt quy trình quản lý nợ thuế để hạn chế tồn nợ thuế xuống mức thấp nhất.

Mở rộng các tiêu chí phân loại nợ thuế và xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác cƣỡng chế nợ thuế: Cần lập một hệ thống thông tin phân loại nợ thuế với các tiêu chí khác nhau, không chỉ phân loại nợ thuế thành nợ có khả năng thu, nợ khó thu, nợ chờ xử lý nhƣ quy trình hiện hành. Nợ thuế cần đƣợc phân loại cụ thể theo các tiêu chí khác nhƣ: Theo khả năng thu nợ, theo đặc điểm sở hữu của đối

tƣợng nợ, theo loại hình DN, theo sắc thuế, theo tuổi nợ, theo nguyên nhân nợ… Việc đa dạng hóa các tiêu chí phân loại nợ trong quy trình giúp cán bộ quản lý nợ thuế và lãnh đạo cơ quan thuế có cái nhìn đa chiều về nguyên nhân nợ, đặc điểm nợ, đặc điểm của đối tƣợng nợ thuế… Từ đó, có biện pháp đôn đốc, xử lý nợ thuế phù hợp nhất hoặc có kiến nghị với cơ quan thuế cấp trên trong xử lý các khoản nợ thuế. Hiện nay, chƣa có bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả cƣỡng chế nợ thuế. Bởi vậy, chƣa có cơ sở vững chắc để đánh giá số lƣợng và chất lƣợng công tác từng cán bộ cƣỡng chế nợ thuế, bộ phận quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế cũng nhƣ tình hình thực hiện công tác cƣỡng chế nợ thuế của từng cơ quan thuế. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác cƣỡng chế nợ thuế còn là cơ sở để nghiên cứu đề xuất các biện pháp cải tiến hoạt động cƣỡng chế nợ thuế của từng cơ quan thuế. Do đó, ngành thuế cần nhanh chóng nghiên cứu ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác cƣỡng chế nợ thuế. Bộ tiêu chí này có thể ban hành chung trong bộ tiêu chí đánh giá tất cả các mặt hoạt động của cơ quan thuế hoặc đƣợc ban hành trong quy trình cƣỡng chế nợ thuế.

Tăng cƣờng công tác quản lý thu hồi nợ thuế: Hàng tháng kiểm tra đối chiếu số nợ, từ đó tổng hợp đầy đủ, đúng số nợ thuế, phân loại nợ thuế theo quy định, phân tích tình hình nợ thuế; phối hợp với Ngân hàng, Kho bạc, các tổ chức tín dụng... thực hiện trích tiền từ tài khoản tiền gửi của các tổ chức, cá nhân, chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ thuế để thu tiền thuế, tiền phạt; công khai trên phƣơng tiện thông tin đại chúng các đối tƣợng trốn thuế, chây ỳ nợ thuế.

Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, thi đua và khen thƣởng: thi đua, khen thƣởng và kỷ luật là một trong những yếu tố tạo động lực hoặc kìm hãm động cơ làm việc của cán bộ nói chung và của cán bộ quản lý nợ, cƣỡng chế nợ thuế nói riêng. Đối với lĩnh vực quản lý nợ thuế và cƣỡng chế nợ thuế, cơ quan thuế cần xác định rõ các tiêu chí đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ để đề ra chế độ lƣơng, thƣởng và kỷ luật phù hợp, từ đó khuyến khích công chức nói chung và công chức quản lý.

Phối hợp quản lý chặt chẽ doanh nghiệp từ khi thành lập, hoạt động đến khi giải thể hoặc phá sản. Doanh nghiệp là ngƣời nộp thuế, thực tế hiện nay việc quản lý các doanh nghiệp này vẫn còn có kẽ hở, nhiều doanh nghiệp không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc tồn tại, nghỉ, bỏ kinh doanh, phá sản, giải thể doanh nghiệp; do không đƣợc quản lý chặt chẽ nên đã dẫn đến tình trạng có một số lƣợng không nhỏ các doanh nghiệp nghỉ bỏ kinh doanh bất hợp pháp, gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý thuế. Với những doanh nghiệp này đã phát sinh và tiềm ẩn các hành vi vi phạm pháp luật thuế, hoặc tạo điều kiện cho doanh nghiệp khác vi phạm pháp luật thuế; cụ thể là, khi các doanh nghiệp này bỏ kinh doanh bất hợp pháp thì số thuế còn nợ ngân sách sẽ không thu đƣợc, không thực hiện quyết toán thuế khi giải thể, phá sản dẫn đến thất thu cho NSNN ở khâu này. Để giải quyết tình trạng này, các cơ quan chức năng quản lý doanh nghiệp phải phối hợp chặt chẽ trong thực hiện các quy định của luật pháp nhƣ cƣỡng chế buộc các doanh nghiệp thực hiện nghiêm pháp luật.

Hoạt động tuyên truyền hỗ trợ ngƣời nộp thuế đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung đáp ứng nhu cầu theo từng nhóm ngƣời nộp thuế nhƣ: tiếp tục thông tin đại chúng trên Báo, Truyền hình, Đài truyền thanh địa phƣơng đƣa tin bài về chính sách thuế, các thủ tục hành chính về thuế; thực hiện tuyên truyền qua hệ thống Internet; hƣớng dẫn, trả lời vƣớng mắc của NNT thông qua hình thức: trả lời trực tiếp tại cơ quan thuế, trả lời quan điện thoại, trả lời bằng văn bản; tổ chức hội nghị tập huấn chính sách thuế mới, kết hợp tổ chức đối thoại giải đáp những vƣớng mắc của ngƣời nộp thuế. Công khai các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ quản lý tại trụ sở cơ quan thuế, trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để NNT biết và giám sát việc thực thi pháp luật thuế của công chức thuế; Lồng ghép bộ phận hỗ trợ NNT với bộ phận một cửa; Tiếp tục hoàn thiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” để giải quyết các thủ tục hành chính thuế thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ cho NNT, thực hiện tốt công tác tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại bộ phận một cửa; Áp dụng các cơ chế, biện pháp quản lý, giám sát và phối hợp hoạt động; Phấn đấu đến năm 2015 tối thiểu 85% NNT đƣợc tiếp cận đầy đủ và kịp thời các

thông tin về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế, 100% doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ thuế điện tử, 99% NNT hài lòng với các dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp...

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế: Hiện tại công nghệ thông tin đã và đang đƣợc triển khai để thực hiện quản lý thuế, nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý. Trong điều kiện số lƣợng doanh nghiệp tăng nhanh, số lƣợng cán bộ thuế không thể tăng cùng với số lƣợng ngƣời nộp thuế, cơ quan thuế phải áp dụng công nghệ tin học, đầu tƣ trang thiết bị máy tính hiện đại để xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu của Chi cục Thuế.

Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý thuế: Xây dựng bộ máy quản lý thuế hiện đại, hiệu quả phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm vụ của Chi cục Thuế; Tăng cƣờng kiểm tra giám sát việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức thuế; Sắp xếp lại bộ máy Chi cục Thuế tinh gọn đảm bảo hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; Phấn đấu đến hết năm 2015 tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học trở lên đạt tối thiểu 90%; 100% cán bộ công chức tuyển dụng mới đƣợc tập huấn, học các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ thuế, 100% cán bộ thuế đƣợc cập nhật văn bản pháp luật thuế mới, hàng năm 40% cán bộ công chức thuế đƣợc đào tạo nâng cao kiến thức quản lý thuế, 95% cán bộ thuế có trình độ ngoại ngữ từ B trở lên, trong đó phấn đấu 30% cán bộ, công chức Chi cục Thuế có ngoại ngữ trình độ C trở lên.

Quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ công chức, xây dựng đoàn kết nội bộ và kỷ luật kỷ cƣơng, Thực hiện nghiêm 10 điều kỷ luật của ngành; nghiêm túc xử lý những cán bộ công chức gây phiền hà, nhũng nhiễu ngƣời nộp thuế, đồng thời xem xét trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ công chức để xử lý theo quy định.

4.3. Một số kiến nghị

Thứ nhất, về nguyên tắc thiết kế của Luật Quản lý thuế, những ngƣời thiết kế

đã sử dụng kết hợp đan xen nhiều nguyên tắc nhƣng chủ yếu theo nguyên tắc trình tự thời gian, trong khi đó bộ máy quản lý thuế đƣợc thiết kế theo mô hình chức

năng. Điều này sẽ dẫn đến những điểm chƣa thực sự tƣơng thích giữa Luật Quản lý thuế với thực tiễn vận hành của bộ máy quản lý thuế trong việc tổ chức thực hiện các luật thuế, đặc biệt, khi áp dụng cơ chế quản lý thuế theo mô hình “một cửa”. Vì vậy, có lẽ Luật Quản lý thuế nên điều chỉnh theo hƣớng kết hợp rõ nét hơn giữa nguyên tắc trình tự thời gian với nguyên tắc chức năng để khắc phục hạn chế trên. Bởi thực tế cho thấy, việc tổ chức bộ máy ngành thuế theo chức năng dẫn đến bất kỳ bộ phận nào cũng có thể yêu cầu doanh nghiệp trực tiếp làm việc, giải trình khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế của mình. Song khi cần hƣớng dẫn để đƣợc giải quyết các nghiệp vụ cụ thể phát sinh, doanh nghiệp không biết liên hệ đến bộ phận nào và thuộc thẩm quyền trách nhiệm của ai. Vì vậy, doanh nghiệp gặp những khó khăn nhất định trong quá trình thực thi pháp luật thuế theo luật. Chẳng hạn, việc lập và nộp hồ sơ khai thuế, các bộ phận có liên quan đều có chức năng kiểm tra hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp. Cụ thể, hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp đƣợc thực hiện kiểm tra từ bộ phận một cửa; sau đó chuyển cho bộ phận kê khai và kế toán thuế; sau đó lại tiếp tục chuyển đến các bộ phận khác có liên quan nhƣ bộ phận kiểm tra, thanh tra, ấn chỉ... mỗi bộ phận đều có quyền yêu cầu doanh nghiệp giải trình, vì vậy một doanh nghiệp trong một kỳ kê khai có thể nhận đƣợc 4-5 thông báo giải trình của cơ quan thuế nhƣng không biết liên hệ đến những bộ phận nào để giải quyết.

Thứ hai, cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính là các biện pháp mà cơ

quan thuế áp dụng nhằm thu hồi tiền thuế, tiền phạt của các doanh nghiệp nợ NSNN đã quá 90 ngày hoặc đã hết thời hạn đƣợc gia hạn nộp thuế... Thời gian qua, trên cơ sở qui định của Luật Quản lý thuế, Nghị định của Chính phủ, Thông tƣ của Bộ Tài chính và Quy trình hƣớng dẫn của Tổng cục Thuế, cơ quan thuế đã triển khai thực hiện công tác cƣỡng chế nợ thuế và đã đạt đƣợc kết quả khá tốt, số nợ thuế giảm dần. Tuy nhiên, trong quá trình cƣỡng chế nợ thuế cơ quan thuế còn gặp một số vƣớng mắc sau:

- Việc xác minh thông tin của ngƣời nợ thuế để làm căn cứ ban hành quyết định cƣỡng chế. Theo quy định, doanh nghiệp chỉ phải khai báo với cơ quan thuế một hoặc

vài tài khoản tiền gửi khi đăng ký thuế để đƣợc cấp mã số thuế. Việc đăng ký tài khoản đó không mang tính bắt buộc mà do doanh nghiệp tự khai rồi điền thông tin theo mẫu in sẵn. Do đó, khi muốn tiến hành xác minh thông tin về toàn bộ tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp, cơ quan thuế buộc phải gửi văn bản xác minh thông tin ở tất cả các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn, nhằm tránh “bỏ sót” tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp. Hàng tháng, việc gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin phát sinh khá nhiều, không chỉ làm mất thời gian và mất công sức của các ngân hàng, mà còn làm gián đoạn việc xử lý cƣỡng chế do phải chờ ngân hàng cung cấp thông tin.

- Về quy định yêu cầu ngƣời nợ thuế cung cấp số dƣ tài khoản, số hiệu và nơi mở tài khoản để ban hành quyết định cƣỡng chế cũng gặp khó khăn bởi trên thực tế, hầu hết số dƣ trên tài khoản do doanh nghiệp nợ thuế cung cấp cho cơ quan thuế chỉ mang tính đối phó, để có số liệu chính xác, cơ quan thuế phải đối chiếu với thông tin từ phía ngân hàng. Trƣờng hợp các ngân hàng, tổ chức tín dụng cung cấp thông tin chậm hoặc không chính xác, hiện cũng chƣa có chế tài cụ thể để xử lý, ngoại trừ những quy định trách nhiệm chung chung tại Luật Quản lý thuế, khó quy trách nhiệm.

- Khi ghi nhận biên bản cung cấp thông tin thì tài khoản của doanh nghiệp có đủ số dƣ để ban hành quyết định cƣỡng chế, đến khi ngân hàng nhận đƣợc quyết định cƣỡng chế của cơ quan thuế thì số dƣ trên tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp có sự biến động với số tiền còn lại rất ít (do tài khoản tiền gửi chƣa bị phong toả), nên không thể thực hiện đƣợc quyết định cƣỡng chế.

- Về thủ tục cƣỡng chế kê biên tài sản của đơn vị là chi nhánh trực thuộc, hạch toán phụ thuộc của công ty ngoại tỉnh: hiện nay, các chi nhánh vẫn đƣợc phép tự khai thuế GTGT, đƣợc mua hoá đơn GTGT để sử dụng nhƣng tài sản của chi nhánh lại do công ty chính quản lý (thuộc sở hữu của của Công ty). Vì vậy, trong trƣờng hợp chi nhánh nợ thuế thì việc áp dụng biện pháp cƣỡng chế kê biên tài sản là điều không thể, bởi công ty không phải là ngƣời nợ thuế, còn nếu cƣỡng chế chi nhánh thì không có tài sản để kê biên. Do đó, quy định xử lý cho các trƣờng hợp này nhất thiết phải đƣợc hƣớng dẫn cụ thể, để cơ quan địa phƣơng thực hiện thống nhất, đảm bảo tính khả thi.

KẾT LUẬN

1. Quản lý thuế là hoạt động của Nhà nƣớc mà cơ quan thuế là đại diện để nhằm huy động tiền thuế vào ngân sách nhà nƣớc theo những quy định của pháp luật về thuế. Nội dung quản lý thuế bao gồm: Quản lý công tác đăng ký, kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế; Quản lý thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; Quản lý nợ thuế và Quản lý công tác kiểm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp nhỏ và vừa tại cục thuế thành phố bắc ninh (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)