5. Kết cấu của luận văn
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Đó là các số liệu thống kê đƣợc thu thập thông qua các báo cáo thông kê của Chi cục thuế, các văn bản do các cơ quan Chính phủ hoặc các tổ chức khác công bố nhƣ Tổng cục thuế, Bộ Tài chính, Cục thuế tỉnh Bắc Ninh, các doanh nghiệp trên
địa bàn thành phố Bắc Ninh do Chi cục thuế quản lý. Tài liệu thu thập là các Báo cáo tổng kết kết quả thu ngân sách từ năm 2013 đến 2015 của Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh và các tài liệu khác, số liệu liên quan đến các nội dung nghiên cứu để từ đó phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế TNDN đối với DN nhỏ và vừa tại Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh.
Bảng 2.1: Thu thập số liệu thứ cấp Các thông tin
cần thu thập Nguồn lấy thông tin Phƣơng pháp
Thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập DN
Đội Dự toán - Thu khác và Tuyên truyền hỗ trợ
Thu thập thông qua báo cáo tổng kết hàng năm Kết quả thực hiện quản
lý thuế thu nhập DN theo quy trình ngành thuế
Các đội chức năng có liên quan: kiểm tra, Đội Dự toán - Thu khác và Tuyên truyền hỗ trợ; Kê khai kế toán thuế-Tin học; Quản lý nợ
Thu thập thông tin qua các báo cáo chuyên đề hàng năm
Số lƣợng - phân loại doanh nghiệp, kết quả thu ngân sách theo sắc thuế, theo loại hình doanh nghiệp
Đội kê khai kế toán thuế; Đội Dự toán - Thu khác và Tuyên truyền hỗ trợ
Thu thập thông tin qua các báo cáo tháng, quý năm; Khai thác từ phần mềm quản lý thuế
Các giải pháp quản lý thuế thu nhập DN đã thực hiện
Các đội chức năng có liên quan: kiểm tra, Đội Dự toán - Thu khác và Tuyên truyền hỗ trợ; Kê khai kế toán thuế-Tin học; Quản lý nợ
Thu thập thông tin qua các báo cáo chuyên đề hàng năm; Thông báo kết quả giao ban hàng tháng.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Thông tin sơ cấp thu thập đƣợc thông qua điều tra đối với các doanh nghiệp có nộp thuế TNDN và cán bộ quản lý thuế trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
Mục tiêu của việc điều tra nhằm thu thập dữ liệu để đánh giá, phân tích thực trạng công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp, chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp tại Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh trên các nội dung sau: những vấn đề pháp lý của chính sách thuế TNDN, thủ tục hành chính của chính sách thuế TNDN, quan hệ giữa cơ quan thuế và ngƣời nộp thuế và sự ảnh hƣởng của chính sách tới hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp.
Vì vậy đề tài chia ra làm hai nhóm đối tƣợng phỏng vấn
* Nhóm 1: thuộc đối tƣợng chuyên gia quản lý chính sách thuế bao gồm: Quản lý Chi cục thuế TP Bắc Ninh, cán bộ chuyên theo dõi quản lý thuế TNDN thành phố Câu hỏi đƣợc đặt ra cho những nhà quản lý là Thực trạng công tác quản lý thuế TNDN nhỏ và vừa tại Chi cục thuế TP Bắc Ninh hiện nay nhƣ thế nào? Theo ông /bà những nguyên nhân nào làm cho công tác quản lý thuế TNDN đối với DN nhỏ và vừa không đƣợc nhƣ mong muốn? Theo ông / bà có giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN trong thời gian tới.
Bảng 2.2: Đối tƣợng phỏng vấn chuyên gia về quản lý thuế STT Đối tƣợng phỏng vấn Số ngƣời
Chi cục thuế TP Bắc Ninh
1 Lãnh đạo 03
2 Cán bộ chuyên quản lý thuế 17
Tổng cộng 20
Chọn 20 vì theo mô hình quản lý thuế các doanh nghiệp trên địa bàn phân công chọn 17 cán bộ quản lý trực tiếp các doanh nghiệp và 3 lãnh đạo phụ trách
* Nhóm 2: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
Để thu đƣợc các thông tin này, chúng tôi đã tiến hành đã lập phiếu câu hỏi điều tra đối với đối tƣợng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa do Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh quản lý. Mục đích sử dụng các số liệu này là để đánh giá tác động của chính sách thuế TNDN đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
Chọn mẫu điều tra: Chọn doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động thuộc đối
tƣợng nộp thuế để phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi. Cỡ mẫu đƣợc chọn theo công thức của Slovin.
N n = 1+ N.e2
Trong đó:
e: Sai số mẫu cho phép (trong điều kiện có hạn về thời gian và ngân sách tác giả lấy e =7%)
n: Số lƣợng mẫu điều tra
Số liệu cụ thể sau khi tính toán theo công thức trên ta có biểu sau:
Bảng 2.3. Phân bổ mẫu điều tra thƣ̣c tế
Loại hình DN Tổng số DN trên địa bàn (N) Số DN khảo sát (n) Tỷ lệ (%) DN tƣ nhân 110 71 7.3 Công ty TNHH 1.089 172 72,8 Công ty CP 284 119 19 Hợp tác xã 13 12 0.9 Tổng 1.496 374 100,0
(Nguồn: Phiếu điều tra)
Nhƣ vậy, tổng số phiếu điều tra các doanh nghiệp là 374 phiếu đƣợc phân loại trong bảng 2.3, trong đó loại hình công ty TNHH chiếm đa số 72,8%, tiếp đó là Công ty cổ phần chiếm 19%,doanh nghiệp tƣ nhân chiếm 7.3% và cuối cùng ít nhất là hợp tác xã chiếm 0,9%. Tỷ lệ này là phù hợp với tỷ lệ các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Ninh hiện nay.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
Dùng các phƣơng pháp trong thống kê để tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu thu thập đƣợc làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng quản lý thuế TNDN trên địa bàn nghiên cứu theo các tiêu thức khác nhau. Các số liệu đƣợc xử lý, tính toán trên phần mềm máy tính Excel theo các phần mềm thống kê thông dụng.
* Phương pháp thống kê mô tả
Là phƣơng pháp nghiên cứu các hiện tƣợng kinh tế - xã hội vào việc mô tả sự biến động, cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của hiện tƣợng kinh tế - xã hội thông qua số liệu thu thập đƣợc. Phƣơng pháp này đƣợc dùng để tính, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra doanh nghiệp.
Thông qua số bình quân, thống kê so sánh để đánh giá động thái phát triển của hiện tƣợng, sự vật theo thời gian và không gian. Sử dụng phƣơng pháp phân tích thống kê để đánh giá thực trạng quản lý thuế đối với doanh nghiệp; phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý thuế. Phƣơng pháp so sánh để đánh giá các đối tƣợng điều tra về chính sách thuế và vai trò Nhà nƣớc về quản lý thuế.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu đánh giá kết quả quản lý thuế TNDN
2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá nghĩa vụ đăng ký thuế
- Số lƣợng đăng ký thuế: Là chỉ tiêu số tuyệt đối thời kỳ, phản ánh số lƣợng ngƣời nộp thuế đã đăng ký nộp thuế trong năm. Chỉ tiêu cho thấy quy mô ngƣời nộp thuế đăng ký thuế.
- Tỷ lệ đăng ký thuế (%): Là chỉ tiêu số tƣơng đối phản ánh tỷ lệ NNT đã thực hiện nghĩa vụ đăng ký mã số thuế trong năm so với tổng số NNT phải đăng ký thuế. Chỉ tiêu càng tiến đến 100 thì tính tuân thủ Pháp luật càng tốt.
Tỷ lệ đăng ký thuế (%) =
Số NNT đã đăng ký thuế
x 100 Số NNT phải đăng ký thuế
- Đăng ký thay đổi thông tin: là chỉ tiêu số tuyệt đối thời kỳ, phản ánh số lƣợng NNT đã đăng ký thay đổi thông tin trong 1 năm. Chỉ tiêu cho thấy quy mô NNT đăng ký thay đổi thông tin.
- Tỷ lệ đăng ký thay đổi thông tin: là chỉ tiêu số tƣơng đối phản ánh tỷ lệ NNT đã thực hiện nghĩa vụ đăng ký thay đổi thông tin trong năm so với tổng số lƣợt NNT phải đăng ký thay đổi. Chỉ tiêu càng tiến đến 100 thì tính tuân thủ Pháp luật càng tốt.
Tỷ lệ đăng ký thay Số lƣợt NNT đã đăng ký thay đổi thông tin
đổi thông tin = x 100 Số lƣợt NNT phải đăng ký thay đổi
2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh kết quả quản lý thuế TNDN
+ Tỷ lệ hồ sơ khai thuế TNDN đã nộp(%): Là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ hồ sơ khai thuế TNDN đã đƣợc doanh nghiệp nộp trong một năm so với tổng số hồ sơ khai thuế TNDN phải nộp. Chỉ tiêu càng tiến đến 100 thì tính tuân thủ Pháp luật
càng tốt.
Tỷ lệ hồ sơ khai thuế
TNDN đã nộp (%) =
Số hồ sơ khai thuế TNDN đã nộp
Tổng số hồ sơ khai thuế TNDN phải nộp x 100 Mục đích: Để đánh giá mức độ tuân thủ về thời gian nộp tờ khai thuế TNDN của NNT trong năm.
- Tỷ lệ doanh nghiệp nộp tờ khai thuế TNDN đúng hạn(%): là chỉ tiêu phản
ánh tổng số hồ sơ khai thuế đã nhận đƣợc trong một năm. Ý nghĩa: Chỉ tiêu cho thấy ý thức chấp hành của ngƣời nộp thuế thực hiện nghĩa vụ khai thuế. Mục đích: đánh giá mức độ tuân thủ về thời gian nộp tờ khai thuế TNDN của NNT trong năm. Tỷ lệ DN nộp tờ khai thuế
TNDN đúng hạn (%) =
Tổng số DN nộp tờ khai thuế TNDN đúng hạn
Tổng số DN đã nộp tờ khai TNDN
x 100
- Tỷ lệ doanh nghiệp tuân thủ nộp thuế TNDN đúng hạn(%): là chỉ tiêu số
tƣơng đối phản ánh tổng số doanh nghiệp nộp thuế đúng hạn trên tổng số doanh nghiệp phải nộp thuế trong một năm. Ý nghĩa: Chỉ tiêu cho thấy ý thức chấp hành ngƣời nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN.
Tỷ lệ DN nộp thuế TNDN
đúng hạn (%) =
Tổng số DN nộp thuế đúng hạn
Tổng số DN phải nộp thuế
x 100
- Tỷ lệ doanh nghiệp chấp hành Luật thuế TNDN(%): là chỉ tiêu số tƣơng đối
phản ánh tỷ lệ doanh nghiệp chấp hành tốt chính sách thuế TNDN trong một năm so với tổng số doanh nghiệp phải kê khai thuế. Chỉ tiêu càng tiến đến 100 thì tính tuân thủ pháp luật càng tốt.
Tỷ lệ DN chấp hành Luật thuế TNDN (%) =
Tổng số DN chấp hành luật thuế TNDN
Tổng số DN phải kê khai thuế TNDN
- Tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế quá hạn (%): Là chỉ tiêu số tƣơng đối phản ánh tỷ lệ hồ sơ khai thuế đã đƣợc NNT nộp trong một năm so với tổng số hồ sơ khai thuế phải nộp. Chỉ tiêu càng tiến đến 100 thì tính tuân thủ Pháp luật càng tốt.
Tỷ lệ hồ sơ khai thuế nộp quá hạn
=
Số hồ sơ khai thuế nộp quá hạn
Tổng số hồ sơ cơ quan thuế nhận đƣợc
x 100
- Số hồ sơ khai thuế nộp quá hạn: Là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số hồ sơ khai thuế NNT nộp quá hạn trong một năm so với tổng số hồ sơ khai thuế phải nộp. Chỉ tiêu phản ánh qui mô NNT nộp hồ sơ khai thuế quá hạn quy định.
2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá nghĩa vụ cung cấp thông tin.
- Số thuế truy thu bình quân (triệu đồng ): Là số thuế truy thu bình quân qua hoạt động kiểm tra. Số thuế truy thu càng thấp thì tính tuân thủ càng tốt. Chỉ tiêu đƣợc tính theo phƣơng pháp tính bình quân số học giản đơn.
- Tỷ lệ hồ sơ phải điều chỉnh(%): là tỷ lệ so sánh giữa số hồ sơ khai thuế phải điều chỉnh số liệu với tổng số hồ sơ khai thuế đã nộp trong năm. Tỷ lệ điều chỉnh càng thấp thì tính tuân thủ càng tốt.
Tỷ lệ hồ sơ
phải điều chỉnh =
Số hồ sơ phải điều chỉnh
Tổng số hồ sơ khai thuế nộp
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ BẮC NINH
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Bắc Ninh
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội. Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở phía Bắc, Hải Dƣơng ở phía Đông Nam, Hƣng Yên ở phía Nam và thủ đô Hà Nội ở phía Tây có diện tích 822,7km2. Bắc Ninh còn có hai hệ thống sông lớn là sông Thái Bình và sông Đuống. Hệ thống sông ngòi đã tạo nên một mạng lƣới vận tải đƣờng thủy quan trọng, kết nối các địa phƣơng trong tỉnh và nối liền tỉnh Bắc Ninh với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Hồng. Bắc Ninh ở vị tri thuận lợi về giao thông đƣờng bộ và đƣờng không. Các tuyến đƣờng huyết mạch: Quốc lộ 1A, 1B, quốc lộ 18, quốc lộ 38, đƣờng sắt Hà Nội- Lạng Sơn, Hà Nội- Quảng Ninh nối liền Bắc Ninh với các trung tâm kinh tế, văn hóa và thƣơng mại của khu vực phía Bắc Việt Nam, với cảng hàng không quốc tế Nội Bài và liên thông với hệ thống các trục đƣờng quốc lộ đến với mọi miền trong cả nƣớc tạo cho Bắc Ninh là địa bàn mở gắn với phát triển của thủ đô Hà Nội.
Bắc Ninh không giàu về tài nguyên khoáng sản và cũng ít tài nguyên rừng, nhƣng vô cùng phong phú về tài nguyên nhân văn. Đây là một trong những miền quê “địa linh nhân kiệt”, một trong những nơi hội tụ nhiều nhất các di tích lịch sử,
văn hóa. Tiêu biểu là chùa, đền, đình, miếu, các loại hình nghệ thuật dân gian gắn liền với các lễ hội, các làng nghề truyền thống. Đặc biệt, các làn điệu dân ca quan họ không những đã trở thành di sản văn hóa của cả nƣớc mà còn vƣợt qua mọi không gian, thời gian đến với bạn bè quốc tế. Nhờ vị trí địa lý thuận lợi cùng với các cơ chế và giải pháp phát triển kinh tế hợp lý, Bắc Ninh đã và đang khai thác các tiềm năng hiện có của tỉnh để trở thành một trung tâm kinh tế - văn hóa phụ trợ, một thành phố vệ tinh quan trọng cho Hà Nội và là một điểm nhấn trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Nơi đây vừa là thị trƣờng tiêu thụ, vừa là khu vực cung cấp nguồn nhân lực, sản phẩm nông sản, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ… cho các tỉnh thành trong vùng đồng bằng Sông Hồng và các vùng lân cận. Cùng với việc khai thác lợi thế của các làng nghề thủ công truyền thống, Bắc Ninh đang có nhiều chính sách thu hút đầu tƣ, mở rộng về quy mô sản xuất, đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng sản phẩm tạo thành các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề nhằm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, trong nƣớc và xuất khẩu. Song song với việc phát triển công nghiệp, Bắc Ninh đang tập trung khai thác hiệu quả diện tích đất nông nghiệp - nguồn tài nguyên đất chiếm hơn 60% tổng diện tích tự nhiên- bằng việc hình thành và phát triển các vùng cây, con có giá trị thƣơng mại theo hƣớng chuyên canh. Tỉnh đang từng bƣớc đƣa chăn nuôi trở thành một ngành chính tạo nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến nông sản, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn theo hƣớng hiện đại hóa. Nhờ phát huy những lợi thế về vị trí địa lý của tỉnh và những truyền thống nhân văn tốt đẹp, kết hợp với việc chủ động tìm tòi và khai thác những cơ hội phát triển trong thời đại mới, Bắc Ninh đang từng bƣớc khẳng định vị thế của mình trong khu vực đồng bằng Sông Hồng nói riêng và cả nƣớc nói chung. Bắc Ninh còn tiến nhanh và vững chắc hơn nữa trong bƣớc đƣờng hội nhập, xây dựng một xã hội văn minh hiện đại.