Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm cơ bản về thuế và quản lý thuế
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế TNDN
Tổ chức bộ máy quản lý thuế và năng lực công chức thuế
Yếu tố này có vai trò quan trọng mang tính quyết định cho việc thực thi chủ trương, chính sách, bảo đảm thắng lợi cho công cuộc cải cách thuế. Hệ thống bộ máy quản lý thuế phải đƣợc kiện toàn, củng cố để có đủ điều kiện thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ của cả hệ thống thuế. Bộ máy quản lý thuế phải thống nhất từ trung ương đến địa phương, bảo đảm hiệu lực của cả hệ thống trong quá trình triển khai hệ thống chính sách thuế mới.
Công chức thuế là người thi hành pháp luật về thuế một hệ thống thuế hoạt động hiệu quả ngoài công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thuế, thì
việc chính sách, pháp luật thuế có hiệu quả trong thực tế hay không phụ thuộc rất lớn vào quá trình triển khai, tổ chức thi hành pháp luật mà công chức thuế chính là người làm việc trực tiếp với người nộp thuế. Công chức thuế có thể giải thích, tư vấn, hỗ trợ người nộp thuế từ việc tìm hiểu, nghiên cứu pháp luật về thuế, đến việc chấp hành các quy định trong các văn bản pháp luật về thuế, thực hiện đầy đủ các quy định trong quy trình quản lý thuế. Đồng thời, qua việc thi hành pháp luật về thuế, sau quá trình kiểm tra, đánh giá, so sánh với thực tế triển khai, công chức thuế chính là người rút ra những kinh nghiệm, những hạn chế trong quản lý thuế. Và từ đó, góp ý, đề xuất sửa đổi các quy định về pháp luật về thuế hiện hành cho phù hợp với tình hình thực tế.
Năng lực toàn diện của các cán bộ quản lý thuế phải đƣợc nâng cao về quan điểm, lập trường, đạo đức, về trình độ nghiệp vụ thuế, về khả năng tổ chức quản lý, thông thạo về kế toán, kiểm toán, có trình độ ngoại ngữ, biết sử dụng vi tính phù hợp với sự phát triển của ngành và đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý ngày càng cao trong tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng đa dạng và phức tạp.
Đội ngũ cán bộ quản lý thuế tinh giản, có trình độ, có đạo đức sẽ là cơ sở nền tảng cho quản lý thuế tốt. Do vậy, xây dựng nguồn nhân lực cho tổ chức bộ máy ngành thuế là một công việc rất quan trọng. Xây dựng nguồn nhân lực gồm có các công việc phân tích đánh giá nhu cầu về nhân lực, tuyển dụng, bố trí nguồn nhân lực, đánh giá nguồn nhân lực, chế độ đãi ngộ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Công tác xây dựng nguồn nhân lực lại phụ thuộc rất lớn vào mô hình tổ chức bộ máy ngành thuế, cơ chế quản lý thuế, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý. Để đánh giá so sánh về nguồn nhân lực trong ngành thuế, người ta có thể sử dụng nhiều tiêu thức để so sánh nhƣ: tỷ lệ số cán bộ thuế trên tổng số dân, tỷ lệ số công dân trên 1 cán bộ thuế, tỷ lệ giữa số lực lƣợng lao động trên 1 cán bộ thuế...
Việc xây dựng đội ngũ công chức thuế là một trong những chương trình quan trọng trong chiến lƣợc nâng cao hiệu quả quản lý thuế ở mỗi quốc gia.
Quy trình quản lý thuế
Đây chính là cơ chế vận hành hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức quản lý, hành thu. Cần thiết phải xây dựng một quy trình quản lý, thu nộp thuế, quyết toán thuế chặt chẽ từ khâu quản lý đối tƣợng nộp thuế, lập bộ thuế và thông báo
thuế, tổ chức thu nộp qua hệ thống kho bạc, theo dừi chấm bộ thuế, quyết toỏn và xử lý nợ đọng, xem xét miễn giảm thuế, báo cáo cung cấp thông tin trong hệ thống.
Mỗi đối tượng quản lý thuế, chẳng hạn đối tượng thực hiện thu theo phương pháp khấu trừ, phương pháp kê khai hay khoán thuế hoặc theo từng sắc thuế như thuế nông nghiệp, thuế nhà đất,... đều phải xây dựng một quy trình cụ thể, chặt chẽ, có sự độc lập của từng khâu, kiểm tra giám sát lẫn nhau.
Công nghệ thông tin
Khối lƣợng công việc quản lý hành thu thuế là rất lớn, chi phí rất cao và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thu ngân sách nhà nước. Phương pháp càng tiến bộ thì kết quả quản lý thu thuế càng cao. Do vậy, việc ứng dụng công nghệ tin học là một khả năng tốt nhất có tác dụng mạnh trong việc đẩy mạnh cải cách thuế và phát huy những tiến bộ của ngành thuế trong công tác quản lý và hành thu thuế hiện nay.
Đặc điểm của công tác quản lý thuế là phải quản lý trực tiếp đến từng đối tƣợng nộp thuế theo nhiều loại sắc thuế với số lƣợng đối tƣợng nộp thuế rất lớn mà theo quy định thì tất cả các chứng từ hoạt động kinh doanh, kê khai nộp thuế, căn cứ tính thuế, thông báo thuế phải lưu giữ là nguyên tắc bắt buộc. Do vậy, nếu làm bằng phương pháp thủ công thì sẽ cần rất nhiều nhân lực và chi phí cao. Mặt khác, sự sai sót, chậm trễ trong việc tính thuế và cung cấp thông tin để chỉ đạo hành thu sẽ có nhiều khả năng tạo ra kẽ hở để thất thu thuế, tiêu cực trong công tác quản lý thu thuế. Nếu ứng dụng tốt công tác tin học sẽ tự động hoá các khâu công việc trên và theo một quy trình chặt chẽ sẽ nâng cao tính pháp lý và hiệu quả sẽ rất tốt trong công tác quản lý hành thu thuế hiện nay.
Công tác tuyên truyền chính sách thuế.
Các chính sách chế độ, luật, pháp lệnh về thuế chỉ có thể thực thi một cách đầy đủ, thống nhất khi công tác phổ biến giáo dục đƣợc triển khai sâu rộng trong quảng đại quần chúng. Mọi tổ chức, cá nhân cần phải biết đầy đủ các quy định, những việc phải làm và mức độ sẽ bị xử lý đối với từng hành vi trốn lậu thuế, không chấp hành nghiêm việc kê khai, đăng ký thuế; vi phạm về sử dụng hoá đơn chứng từ, sổ sách kế toán, dây dưa nợ đọng trốn thuế. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật về thuế còn có ý nghĩa nâng cao tính tự giác, ý thức về nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước và sự kiểm tra giám sát của xã hội đối với việc thực thi các chính sách, pháp luật về thuế, đảm bảo tính công khai, công bằng xã hội.
Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng.
Thuế là một trong những chính sách lớn của Đảng, Nhà nước. Là công cụ quan trọng để Nhà nước quản lý kinh tế, quản lý xã hội hay nói một cách khác thuế là một phạm trù kinh tế - chính trị tổng hợp, do đó thực hiện chính sách thuế không phải là công việc đơn phương của ngành thuế. Cần có sự phối hợp với các đoàn thể và cơ quan có liên quan để triển khai đồng bộ việc thi hành chính sách thuế với các chính sách khác và quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Cần phát huy chức năng của các toà án hành chính kinh tế trong việc giải quyết các tranh chấp giữa CQT và NNT bảo đảm tính khách quan trong việc thực hiện đầy đủ các quy định về thuế của nhà nước.
Phối hợp với cơ quan cấp đăng ký kinh doanh để kịp thời xác định người nộp thuế đăng ký thuế, ngừng hoạt động, giải thể...
Phối hợp với các ngân hàng trong việc nộp thuế tạo điều kiện cho người nộp thuế đƣợc nộp thuế nhanh, tiện và không mất thời gian.
1.1.4.2 Nhân tố khách quan
Hệ thống chính sách, pháp luật thuế.
Hệ thống chính sách, pháp luật thuế đƣợc áp dụng thống nhất đối với mọi thành phần kinh tế phải đảm bảo đƣợc sự động viên đóng góp bình đẳng và thực hiện công bằng xã hội. Hệ thống thuế phải thực sự khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề kinh doanh, các tổ chức và cá nhân bỏ vốn, lao động, đầu tƣ trang thiết bị và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho sản xuất kinh doanh theo quỹ đạo của kế hoạch nhà nước.
Hệ thống thuế mang tính chấp vá, chồng chéo, thiếu căn cứ kinh tế, có thể vừa gây lạm thu, vừa gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước. Ngược lại, hệ thống chính sách thuế khoa học, đơn giản, dễ hiểu và ổn định trong thời gian dài tạo điều kiện nâng cao hiểu biết và nhận thức về nghĩa vụ công dân đối với thuế, tranh thủ
đƣợc sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của các tầng lớp dân cƣ và tự giác chấp hành luật thuế, từ đó tác dụng thúc đẩy hạch toán kinh tế, thực hiện nghiêm chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ.
Trình độ nhận thức và ý thức chấp hành luật thuế của nhân dân.
Nhà nước đưa được công tác thuế vào quần chúng nhân dân là công việc rất quan trọng góp phần phát huy tác dụng của chính sách thuế; nâng cao tính pháp lý của hệ thống chính sách thuế; giáo dục tính tự giác về nghĩa vụ nộp thuế và quyền lợi được hưởng về thuế, tạo điều kiện giúp thuế trở thành công cụ mạnh mẽ trong trong điều khiển kinh tế quốc gia. Nếu trình độ nhận thức và ý thức chấp hành thuế của quần chúng nhân dân cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế đồng thời qua sự phản hồi những vấn đề bất hợp lý sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về thuế.
Tóm lại, công tác quản lý thu thuế có nhiều nhân tố tác động, chúng ta cần chú trọng đến những nhân tố cơ bản nhất, nhƣng cũng không nên bỏ qua những yếu tố khác về kinh tế - xã hội và tác động của môi trường.