5. Kết cấu của luận văn
4.2.6 Một số giải pháp khác
Phối hợp quản lý chặt chẽ doanh nghiệp từ khi thành lập, hoạt động đến khi giải thể hoặc phá sản. Doanh nghiệp là ngƣời nộp thuế, thực tế hiện nay việc quản lý các doanh nghiệp này vẫn còn có kẽ hở, nhiều doanh nghiệp không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc tồn tại, nghỉ, bỏ kinh doanh, phá sản, giải thể doanh nghiệp; do không đƣợc quản lý chặt chẽ nên đã dẫn đến tình trạng có một số lƣợng không nhỏ các doanh nghiệp nghỉ bỏ kinh doanh bất hợp pháp, gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý thuế. Với những doanh nghiệp này đã phát sinh và tiềm ẩn các hành vi vi phạm pháp luật thuế, hoặc tạo điều kiện cho doanh nghiệp khác vi phạm pháp luật thuế; cụ thể là, khi các doanh nghiệp này bỏ kinh doanh bất hợp pháp thì số thuế còn nợ ngân sách sẽ không thu đƣợc, không thực hiện quyết toán thuế khi giải thể, phá sản dẫn đến thất thu cho NSNN ở khâu này. Để giải quyết tình trạng này, các cơ quan chức năng quản lý doanh nghiệp phải phối hợp chặt chẽ trong thực hiện các quy định của luật pháp nhƣ cƣỡng chế buộc các doanh nghiệp thực hiện nghiêm pháp luật.
Hoạt động tuyên truyền hỗ trợ ngƣời nộp thuế đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung đáp ứng nhu cầu theo từng nhóm ngƣời nộp thuế nhƣ: tiếp tục thông tin đại chúng trên Báo, Truyền hình, Đài truyền thanh địa phƣơng đƣa tin bài về chính sách thuế, các thủ tục hành chính về thuế; thực hiện tuyên truyền qua hệ thống Internet; hƣớng dẫn, trả lời vƣớng mắc của NNT thông qua hình thức: trả lời trực tiếp tại cơ quan thuế, trả lời quan điện thoại, trả lời bằng văn bản; tổ chức hội nghị tập huấn chính sách thuế mới, kết hợp tổ chức đối thoại giải đáp những vƣớng mắc của ngƣời nộp thuế. Công khai các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ quản lý tại trụ sở cơ quan thuế, trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để NNT biết và giám sát việc thực thi pháp luật thuế của công chức thuế; Lồng ghép bộ phận hỗ trợ NNT với bộ phận một cửa; Tiếp tục hoàn thiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” để giải quyết các thủ tục hành chính thuế thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ cho NNT, thực hiện tốt công tác tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại bộ phận một cửa; Áp dụng các cơ chế, biện pháp quản lý, giám sát và phối hợp hoạt động; Phấn đấu đến năm 2015 tối thiểu 85% NNT đƣợc tiếp cận đầy đủ và kịp thời các
thông tin về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế, 100% doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ thuế điện tử, 99% NNT hài lòng với các dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp...
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế: Hiện tại công nghệ thông tin đã và đang đƣợc triển khai để thực hiện quản lý thuế, nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý. Trong điều kiện số lƣợng doanh nghiệp tăng nhanh, số lƣợng cán bộ thuế không thể tăng cùng với số lƣợng ngƣời nộp thuế, cơ quan thuế phải áp dụng công nghệ tin học, đầu tƣ trang thiết bị máy tính hiện đại để xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu của Chi cục Thuế.
Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý thuế: Xây dựng bộ máy quản lý thuế hiện đại, hiệu quả phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm vụ của Chi cục Thuế; Tăng cƣờng kiểm tra giám sát việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức thuế; Sắp xếp lại bộ máy Chi cục Thuế tinh gọn đảm bảo hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; Phấn đấu đến hết năm 2015 tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học trở lên đạt tối thiểu 90%; 100% cán bộ công chức tuyển dụng mới đƣợc tập huấn, học các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ thuế, 100% cán bộ thuế đƣợc cập nhật văn bản pháp luật thuế mới, hàng năm 40% cán bộ công chức thuế đƣợc đào tạo nâng cao kiến thức quản lý thuế, 95% cán bộ thuế có trình độ ngoại ngữ từ B trở lên, trong đó phấn đấu 30% cán bộ, công chức Chi cục Thuế có ngoại ngữ trình độ C trở lên.
Quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ công chức, xây dựng đoàn kết nội bộ và kỷ luật kỷ cƣơng, Thực hiện nghiêm 10 điều kỷ luật của ngành; nghiêm túc xử lý những cán bộ công chức gây phiền hà, nhũng nhiễu ngƣời nộp thuế, đồng thời xem xét trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ công chức để xử lý theo quy định.