5. Kết cấu của luận văn
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý thuế TNDN
1.2.2 Bài học rút ra kinh nghiệm về quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế
phố Bắc Ninh
Từ thực tế kinh nghiệm quản lý thuế của các Chi cục thuế qua đó rút ra đƣợc một số bài học cho Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh nhƣ sau:
Thứ nhất, Luật quản lý thuế đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2007 trong đó quy định chuyển sang cơ chế tự khai tự nộp thuế nó đã khẳng định đƣợc tính cần thiết và ƣu việt trong điều kiện phát triển và hội nhập ngày nay, tạo cho doanh nghiệp có tính tự chủ, sử dụng công nghệ thông tin hiện đại, giảm chi phí cũng nhƣ tiết kiệm thời gian. Nhƣng trên thực tế, cơ chế quản lý này chỉ thích hợp áp dụng với các doanh nghiệp có quy mô và điều kiện của doanh nghiệp có hệ thống kế toán chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn cao. Trong khi đó khi đƣa Luật quản lý thuế vào thực tiễn đòi hỏi phải áp dụng đại trà cho tất cả mọi Đối tƣợng nộp thuế. Do vậy, trong quản lý thu để đảm bảo tính hiệu quả cần phân loại đối tƣợng nộp thuế, sắc thuế để lựa chọn cách thức quản lý và có lộ trình cho phù hợp.
Thứ hai, Chi cục thuế cần phải tiếp tục củng cố, hoàn thiện các cơ sở pháp lý, xây dựng các quy trình tổ chức quản lý thu thuế, xây dựng hệ thống luật thuế, tờ khai thuế rõ ràng, dễ hiểu, thu hẹp dần các trƣờng hợp miễn giảm thuế; quy định rõ các trƣờng hợp vi phạm và xử phạt vi phạm yêu cầu về thuế, xây dựng quy trình khiếu nại nhằm đảm bảo công bằng cho các Đối tƣợng nộp thuế; quy định các biện pháp thu nợ, cƣỡng chế thuế có hiệu lực và hiệu quả một cách cụ thể, rõ ràng.
Thứ ba, cơ quan thuế cần chuyển đổi cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại bộ máy theo chức năng chuyên sâu. Đồng thời, đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ cán bộ theo chức năng kiện toàn với lực lƣợng cán bộ đủ đảm đƣơng công tác của ngành, thƣờng xuyên kiểm tra tờ khai thuế để xác định kịp thời nghĩa vụ thuế của ngƣời nộp thuế. Công tác thuế tiếp tục thực hiện trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin, phân loại rủi ro theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Thứ tư, tăng cƣờng công tác tuyên truyền hỗ trợ và đẩy mạnh công tác, kiểm tra, nâng cao hiệu quả của hai công tác mang tính quyết định và quan trọng trong việc thực hiện pháp luật về quản lý thuế.
Đổi mới quan niệm về quản lý thuế, trong mối quan hệ giữa cơ quan thuế và đối tƣợng nộp thuế. Đây là mối tƣơng tác hai chiều giữa cơ quan thuế và đối tƣợng nộp thuế. Cơ quan thuế đại diện cho vai trò quản lý thuế của Nhà nƣớc thực hiện các chức năng của mình. Có nhiệm vụ hƣớng dẫn, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ thuế của mình. Còn các doanh nghiệp cũng thông qua mối tƣơng tác với các cơ quan quản lý thuế điều chỉnh chính sách, nghiệp vụ sao cho phù hợp với những đòi hỏi của thực tế và tuân thủ pháp luật thuế.
Thứ năm, tăng cƣờng sự phối kết hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan nhà nƣớc để nhằm thực hiện nghiêm túc luật quản lý thuế, tăng tính răn đe đối với những trƣờng hợp cố tình vi phạm pháp luật.
Thứ sáu, hiện đại hóa ngành thuế bằng công nghệ thông tin, khai thuế điện tử, cải tiến hơn nữa các phần mềm tiện ích phục vụ cho công tác kiểm tra thuế cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan để cùng nhau xây dựng các giải pháp quản lý thuế.
Thứ bảy, tiếp tục nâng cao trình độ, đào tạo chuyên môn cho cán bộ thuế, nhất là cán bộ làm công tác kiểm tra, công tác kê khai, tin học. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ trong chi cục thuế.