Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Đó là các số liệu thống kê đƣợc thu thập thông qua các báo cáo thông kê của Chi cục thuế, các văn bản do các cơ quan Chính phủ hoặc các tổ chức khác công bố nhƣ Tổng cục thuế, Bộ Tài chính, Cục thuế tỉnh Bắc Ninh, các doanh nghiệp trên
địa bàn thành phố Bắc Ninh do Chi cục thuế quản lý. Tài liệu thu thập là các Báo cáo tổng kết kết quả thu ngân sách từ năm 2013 đến 2015 của Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh và các tài liệu khác, số liệu liên quan đến các nội dung nghiên cứu để từ đó phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế TNDN đối với DN nhỏ và vừa tại Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh.
Bảng 2.1: Thu thập số liệu thứ cấp Các thông tin
cần thu thập Nguồn lấy thông tin Phương pháp Thực trạng công tác quản
lý thuế thu nhập DN
Đội Dự toán - Thu khác và Tuyên truyền hỗ trợ
Thu thập thông qua báo cáo tổng kết hàng năm Kết quả thực hiện quản
lý thuế thu nhập DN theo quy trình ngành thuế
Các đội chức năng có liên quan: kiểm tra, Đội Dự toán - Thu khác và Tuyên truyền hỗ trợ; Kê khai kế toán thuế-Tin học; Quản lý nợ
Thu thập thông tin qua các báo cáo chuyên đề hàng năm
Số lƣợng - phân loại doanh nghiệp, kết quả thu ngân sách theo sắc thuế, theo loại hình doanh nghiệp
Đội kê khai kế toán thuế;
Đội Dự toán - Thu khác và Tuyên truyền hỗ trợ
Thu thập thông tin qua các báo cáo tháng, quý năm;
Khai thác từ phần mềm quản lý thuế
Các giải pháp quản lý thuế thu nhập DN đã thực hiện
Các đội chức năng có liên quan: kiểm tra, Đội Dự toán - Thu khác và Tuyên truyền hỗ trợ; Kê khai kế toán thuế-Tin học; Quản lý nợ
Thu thập thông tin qua các báo cáo chuyên đề hàng năm; Thông báo kết quả giao ban hàng tháng.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Thông tin sơ cấp thu thập đƣợc thông qua điều tra đối với các doanh nghiệp có nộp thuế TNDN và cán bộ quản lý thuế trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
Mục tiêu của việc điều tra nhằm thu thập dữ liệu để đánh giá, phân tích thực trạng công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp, chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp tại Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh trên các nội dung sau: những vấn đề pháp lý của chính sách thuế TNDN, thủ tục hành chính của chính sách thuế TNDN, quan hệ giữa cơ quan thuế và người nộp thuế và sự ảnh hưởng của chính sách tới hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp.
Vì vậy đề tài chia ra làm hai nhóm đối tƣợng phỏng vấn
* Nhóm 1: thuộc đối tƣợng chuyên gia quản lý chính sách thuế bao gồm: Quản lý Chi cục thuế TP Bắc Ninh, cỏn bộ chuyờn theo dừi quản lý thuế TNDN thành phố Câu hỏi đƣợc đặt ra cho những nhà quản lý là Thực trạng công tác quản lý thuế TNDN nhỏ và vừa tại Chi cục thuế TP Bắc Ninh hiện nay nhƣ thế nào? Theo ông /bà những nguyên nhân nào làm cho công tác quản lý thuế TNDN đối với DN nhỏ và vừa không đƣợc nhƣ mong muốn? Theo ông / bà có giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN trong thời gian tới.
Bảng 2.2: Đối tƣợng phỏng vấn chuyên gia về quản lý thuế
STT Đối tượng phỏng vấn Số người
Chi cục thuế TP Bắc Ninh
1 Lãnh đạo 03
2 Cán bộ chuyên quản lý thuế 17
Tổng cộng 20
Chọn 20 vì theo mô hình quản lý thuế các doanh nghiệp trên địa bàn phân công chọn 17 cán bộ quản lý trực tiếp các doanh nghiệp và 3 lãnh đạo phụ trách
* Nhóm 2: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
Để thu đƣợc các thông tin này, chúng tôi đã tiến hành đã lập phiếu câu hỏi điều tra đối với đối tƣợng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa do Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh quản lý. Mục đích sử dụng các số liệu này là để đánh giá tác động của chính sách thuế TNDN đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
Chọn mẫu điều tra: Chọn doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động thuộc đối tƣợng nộp thuế để phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi. Cỡ mẫu đƣợc chọn theo công thức của Slovin.
N n = 1+ N.e2 Trong đó:
N: Tổng số DN theo từng loại hình DN
e: Sai số mẫu cho phép (trong điều kiện có hạn về thời gian và ngân sách tác giả lấy e =7%)
n: Số lƣợng mẫu điều tra
Số liệu cụ thể sau khi tính toán theo công thức trên ta có biểu sau:
Bảng 2.3. Phân bổ mẫu điều tra thƣ̣c tế
Loại hình DN Tổng số DN trên địa bàn (N)
Số DN khảo
sát (n) Tỷ lệ (%)
DN tƣ nhân 110 71 7.3
Công ty TNHH 1.089 172 72,8
Công ty CP 284 119 19
Hợp tác xã 13 12 0.9
Tổng 1.496 374 100,0
(Nguồn: Phiếu điều tra)
Nhƣ vậy, tổng số phiếu điều tra các doanh nghiệp là 374 phiếu đƣợc phân loại trong bảng 2.3, trong đó loại hình công ty TNHH chiếm đa số 72,8%, tiếp đó là Công ty cổ phần chiếm 19%,doanh nghiệp tƣ nhân chiếm 7.3% và cuối cùng ít nhất là hợp tác xã chiếm 0,9%. Tỷ lệ này là phù hợp với tỷ lệ các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Ninh hiện nay.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
Dùng các phương pháp trong thống kê để tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu thu thập đƣợc làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng quản lý thuế TNDN trên địa bàn nghiên cứu theo các tiêu thức khác nhau. Các số liệu đƣợc xử lý, tính toán trên phần mềm máy tính Excel theo các phần mềm thống kê thông dụng.
* Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội vào việc mô tả sự biến động, cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được dùng để tính, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra doanh nghiệp.
* Phương pháp so sánh
Thông qua số bình quân, thống kê so sánh để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian. Sử dụng phương pháp phân tích thống kê để đánh giá thực trạng quản lý thuế đối với doanh nghiệp; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế. Phương pháp so sánh để đánh giá các đối tượng điều tra về chính sách thuế và vai trò Nhà nước về quản lý thuế.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu đánh giá kết quả quản lý thuế TNDN