5. Kết cấu của luận văn
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý thuế TNDN
1.2.1. Kinh nghiệm trong công tác quản lý thuế TNDN tại một số địa phương trong nước
1.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý thuế TNDN của Chi cục thuế quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian qua, Chi cục thuế quận Phú Nhuận đã từng bƣớc tiến hành cải cách thủ tục hành chính, tích cực rà soát, bãi bỏ những thủ tục không còn phù hợp, công khai quy trình, thủ tục về đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, nộp thuế, đăng ký thực hiện hệ thống quản lý chất lƣợng ISO… tạo sự thuận lợi cho các doanh nghiệp và ngƣời dân đến giao dịch.
Với phƣơng châm: “Công khai, minh bạch, tận tụy phục vụ nhân dân đúng pháp luật”, Chi cục thuế quận Phú Nhuận cũng là một trong những Chi cục thuế đƣợc Tổng cục thuế, Cục thuế chọn làm điểm để triển khai ứng dụng Tin học cho công tác quản lý thuế, phục vụ công tác cải cách hành chính của cơ quan. Bên cạnh
đó đƣợc sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của UBND Quận hỗ trợ giúp cho Chi cục bám sát định hƣớng nối kết ứng dụng công nghệ thông tin liên thông phục vụ tốt cho công tác quản lý Nhà nƣớc. Nhìn chung, các ứng dụng công nghệ thông tin trên đã đáp ứng tốt, kịp thời trong công tác quản lý mang lại hiệu quả thiết thực và sâu rộng trên toàn Chi cục, phục vụ ngày càng tốt hơn cho công tác cải cách hành chính tại Chi cục Thuế.
Về cơ chế “Một cửa”: Theo Quyết định 78/2007/QĐ-BTC của Bộ trƣởng Bộ Tài chính về quy chế hƣớng dẫn giải đáp vƣớng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế và giải quyết các thủ tục hành chính thuế của ngƣời nộp thuế theo cơ chế Một cửa. Qua đó, từ tháng 04/2008 hầu hết các giao dịch của ngƣời nộp thuế với cơ quan thuế nhƣ hƣớng dẫn, giải đáp thắc mắc chính sách thuế, đăng ký thuế, thay đổi thông tin, xác nhận thuế, các hồ sơ thủ tục về khai thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế của ngƣời nộp thuế… đã thực hiện thông qua bộ phận “Một cửa” tại phòng Tuyên truyền hỗ trợ. Kết quả thực hiện của cơ chế này mang những dấu hiệu rất tích cực.
Cơ chế này đã tạo đƣợc sự đồng thuận và hỗ trợ của doanh nghiệp với ý thức chấp hành chính sách pháp luật thuế ngày càng tốt hơn. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn ngày càng cao, đến nay tỷ lệ doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn chiếm đến 97% - 98%, giảm bớt tình trạng tập trung khai thuế vào ngày cuối cùng nên dẫn đến giảm áp lực cho cơ quan thuế; do các hồ sơ và các thủ tục khai thuế thông qua bộ phận một cửa đều có rà soát một bƣớc nên những sai sót về hồ sơ mẫu biểu… ngày càng giảm dần.
Thông qua việc thực hiện mô hình một cửa, lãnh đạo cơ quan thuế có một đầu mối để theo dõi đánh giá và đôn đốc giải quyết các thủ tục hành chính của các phòng chức năng nhằm nâng cao chất lƣợng phục vụ ngƣời nộp thuế. Mặt khác, thực hiện cơ chế một cửa còn làm cơ sở, tạo điều kiện cho việc ứng dụng công nghệ tin học, thực thi kỹ năng quản lý thuế mới hiện đại; khắc phục đƣợc việc làm thủ công tại một số khâu quản lý thuế nhƣ hiện nay. Đã chuyển đổi đƣợc nhận thức của cán bộ thuế từ quản lý theo mệnh lệnh hành chính sang phục vụ ngƣời nộp thuế. Đã
lấy hiệu quả trong công việc phục vụ, lấy sự hài lòng của ngƣời nộp thuế làm thƣớc đo đánh giá kết quả, làm phần thƣởng cho mình.
Về thực hiện chƣơng trình kê khai qua mạng: Với lợi ích nổi bật của hình thức kê khai thuế qua mạng là rất đơn giản, nhanh gọn và có hiệu quả cao, giúp cho ngƣời nộp thuế tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phí vào các ngày cuối cùng của hạn nộp tờ khai. Doanh nghiệp có thể nộp tờ khai 24/24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần và ở bất cứ đâu có kết nối mạng Internet. Trƣờng hợp ngƣời đại diện doanh nghiệp không có mặt ở trụ sở vẫn có thể tự ký chữ ký số và khai thuế thông qua mạng Internet hoặc có thể uỷ quyền quản lý chữ ký số cho ngƣời đƣợc tin cậy để ký và nộp tờ khai.
Đồng thời việc sử dụng ứng dụng nộp hồ sơ khai thuế qua mạng còn giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí in ấn, bởi tất cả các dữ liệu đƣợc xử lý thông qua mạng Internet. Việc nộp hồ sơ khai thuế qua mạng rất an toàn, đảm bảo bí mật khai thuế qua mạng internet, nó sẽ đƣợc mã hóa để bảo mật thông tin của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đƣợc cơ quan thuế cấp cho một mật mã riêng thay cho con dấu và chữ ký của ngƣời đại diện pháp luật của doanh nghiệp, đƣợc bảo mật và đƣợc Luật Giao dịch điện tử công nhận.
Việc kê khai thuế qua mạng cũng giúp cho việc giảm áp lực công việc của bộ phận “Một cửa”, hạn chế tối đa việc tiếp xúc giữa ngƣời nộp thuế và công chức thuế sẽ giảm thiểu việc nhũng nhiểu và gia tăng mức độ hài lòng của doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.1.2. Kinh nghiệm về công tác quản lý thuế TNDN vừa và nhỏ tại Chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên
Thành phố Vĩnh Yên là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh, tuy nhiên hiện nay trên địa bàn thành phố tập trung chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp tiếp tục bị ảnh hƣởng sâu của đà suy giảm kinh tế, các hoạt động sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn, thêm vào đó là sự thay đổi về cơ chế chính sách đã tác động đến công tác thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn. Song với sự nỗ lực trong việc khai
thác, nuôi dƣỡng và làm tốt công tác chống thất thu, Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên đã xác định công tác tuyên truyền và hỗ trợ ngƣời nộp thuế giữ vai trò quan trọng trong quá trình thực thi chính sách pháp luật thuế, đồng thời là một nhiệm vụ trọng tâm, thƣờng xuyên của ngành. Vì vậy, Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên thƣờng xuyên đổi mới, đa dạng hóa các kênh tuyên truyền, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời nộp thuế đƣợc tiếp cận thông tin về thuế một cách dễ dàng, nắm bắt đầy đủ, kịp thời chính sách thuế mới. Nội dung tuyên truyền, tập trung vào những điểm mới của Luật Thuế sửa đổi, bổ sung; các văn bản chính sách thuế mới ban hành, các Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn về chính sách thuế, đặc biệt là lợi ích của việc sử dụng các dịch vụ thuế điện tử do Ngành Thuế cung cấp, phục vụ mục tiêu hiện đại hóa và cải cách thủ tục hành chính. Chi cục đã chỉ đạo Đội Tuyên truyền hỗ trợ ngƣời nộp thuế tăng cƣờng phối hợp chặt chẽ với các bộ phận trong cơ quan thuế từ Đội kiểm tra số 1, số 2; kê khai kế toán thuế, nghiệp vụ dự toán và tin học; quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế; quản lý thuế thu nhập cá nhân, trƣớc bạ và thu khác đến Đội thuế liên xã, phƣờng… để trả lời chính sách thuế cho ngƣời nộp thuế một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ.
Do vậy, trong 6 tháng đầu năm 2015, tổng số thu ngân sách Nhà nƣớc của Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên đạt gần 180 tỷ đồng, đạt 59,1% dự toán Cục Thuế tỉnh giao; đạt 38,2% dự toán UBND thành phố giao và bằng 79,3% so với cùng kỳ. Trong đó, một số lĩnh vực thu đạt khá cao nhƣ: Thuế thu nhập cá nhân đạt hơn 73%, tăng 50,6% so với cùng kỳ; thu lệ phí trƣớc bạ đạt hơn 85%; tiền thuê đất đạt gần 15 tỷ đồng, đạt 86,6% dự toán pháp lệnh, tăng 88,3% so với cùng kỳ… Có đƣợc kết quả trên, ngoài việc thực hiện tốt công tác quản lý thu, tăng cƣờng các biện pháp chống thất thu, xử lý nợ đọng thuế, trốn thuế, thì công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi mục tiêu thu ngân sách (Chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên, 2015)
Song song với công tác tuyên truyền, việc đẩy mạnh các hình thức hỗ trợ cho ngƣời nộp thuế cũng đƣợc Chi cục Thuế thành phố chú trọng. Bằng nhiều hình thức hỗ trợ nhƣ: Tƣ vấn qua điện thoại, tại cơ quan thuế, bằng văn bản, tại các hội nghị đối thoại, tập huấn, đƣờng dây nóng, bộ phận một cửa …nhiều vƣớng mắc của
ngƣời nộp thuế đƣợc giải đáp kịp thời. Đồng thời, có cơ chế khen thƣởng, động viên kịp thời các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với Nhà nƣớc và xử lý nghiêm minh các trƣờng hợp vi phạm.
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, ý thức chấp hành của ngƣời nộp thuế đƣợc nâng lên rõ rệt. Tính đến tháng 6-2015, đã có 1.530 doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế qua mạng, đạt 95,8%; 912 doanh nghiệp đăng ký thành công nộp thuế điện tử, vƣợt 50,2% kế hoạch giao, góp phần tăng thu ngân sách trên địa bàn, giảm thiểu vƣớng mắc tồn đọng hồ sơ đƣợc kịp thời.
Tuy nhiên, với tốc độ doanh nghiệp ngày càng tăng nhƣng số lƣợng cán bộ quản lý công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế lại yếu và mỏng không đáp ứng đủ năng lực quản lý doanh nghiệp trên địa bàn thành. Do đó, nhiều doanh nghiệp quản lý trên địa bàn việc chấp hành chính sách pháp luật về thuế còn gặp nhiều khó khăn, do việc nhận thức, quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình nộp thuế. Bên cạnh đó, chính sách thuế ngày càng tạo điều kiện theo hƣớng có lợi cho ngƣời nộp thuế nên đòi hỏi bộ phận tuyên truyền hỗ trợ cũng nhƣ cán bộ công chức ở chi cục phải nỗ lực, nắm bắt kịp thời các văn bản pháp luật trong việc phổ biến chính sách.
Để phấn đấu hoàn thành vƣợt ít nhất 8% chỉ tiêu thu ngân sách Cục Thuế tỉnh giao trong những tháng cuối năm Chi cục thuế TP Vĩnh Yên đã thực hiện tốt các giải pháp đồng bộ trong điều hành thu ngân sách, tổ chức thu đúng thu đủ, thu kịp thời các khoản thu theo chính sách pháp luật thuế. Bên cạnh đó Chi cục thuế TP Vĩnh Yên tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, nâng cao chất lƣợng công tác hỗ trợ cho ngƣời nộp thuế, đặc biệt hỗ trợ kê khai, nộp thuế điện tử. Tập trung tuyên truyền sâu rộng các Luật thuế mới đƣợc sửa đổi, bổ sung. Tổ chức tập huấn, đối thoại với ngƣời nộp thuế; tuyên dƣơng kịp thời các tổ chức, cá nhân có ý thức chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế. Phối hợp có hiệu quả với các cơ quan liên quan rà soát, đối chiếu để xác định chính xác số đơn vị, cá nhân đang hoạt động, ngừng kinh doanh. Tăng cƣờng kiểm tra tổ chức, cá
nhân không đăng ký kinh doanh nhƣng thực tế có kinh doanh để đƣa vào diện quản lý thuế. Kiên quyết xử lý doanh nghiệp không nộp, chậm nộp hồ sơ khai thuế.
1.2.2 Bài học rút ra kinh nghiệm về quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh phố Bắc Ninh
Từ thực tế kinh nghiệm quản lý thuế của các Chi cục thuế qua đó rút ra đƣợc một số bài học cho Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh nhƣ sau:
Thứ nhất, Luật quản lý thuế đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2007 trong đó quy định chuyển sang cơ chế tự khai tự nộp thuế nó đã khẳng định đƣợc tính cần thiết và ƣu việt trong điều kiện phát triển và hội nhập ngày nay, tạo cho doanh nghiệp có tính tự chủ, sử dụng công nghệ thông tin hiện đại, giảm chi phí cũng nhƣ tiết kiệm thời gian. Nhƣng trên thực tế, cơ chế quản lý này chỉ thích hợp áp dụng với các doanh nghiệp có quy mô và điều kiện của doanh nghiệp có hệ thống kế toán chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn cao. Trong khi đó khi đƣa Luật quản lý thuế vào thực tiễn đòi hỏi phải áp dụng đại trà cho tất cả mọi Đối tƣợng nộp thuế. Do vậy, trong quản lý thu để đảm bảo tính hiệu quả cần phân loại đối tƣợng nộp thuế, sắc thuế để lựa chọn cách thức quản lý và có lộ trình cho phù hợp.
Thứ hai, Chi cục thuế cần phải tiếp tục củng cố, hoàn thiện các cơ sở pháp lý, xây dựng các quy trình tổ chức quản lý thu thuế, xây dựng hệ thống luật thuế, tờ khai thuế rõ ràng, dễ hiểu, thu hẹp dần các trƣờng hợp miễn giảm thuế; quy định rõ các trƣờng hợp vi phạm và xử phạt vi phạm yêu cầu về thuế, xây dựng quy trình khiếu nại nhằm đảm bảo công bằng cho các Đối tƣợng nộp thuế; quy định các biện pháp thu nợ, cƣỡng chế thuế có hiệu lực và hiệu quả một cách cụ thể, rõ ràng.
Thứ ba, cơ quan thuế cần chuyển đổi cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại bộ máy theo chức năng chuyên sâu. Đồng thời, đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ cán bộ theo chức năng kiện toàn với lực lƣợng cán bộ đủ đảm đƣơng công tác của ngành, thƣờng xuyên kiểm tra tờ khai thuế để xác định kịp thời nghĩa vụ thuế của ngƣời nộp thuế. Công tác thuế tiếp tục thực hiện trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin, phân loại rủi ro theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Thứ tư, tăng cƣờng công tác tuyên truyền hỗ trợ và đẩy mạnh công tác, kiểm tra, nâng cao hiệu quả của hai công tác mang tính quyết định và quan trọng trong việc thực hiện pháp luật về quản lý thuế.
Đổi mới quan niệm về quản lý thuế, trong mối quan hệ giữa cơ quan thuế và đối tƣợng nộp thuế. Đây là mối tƣơng tác hai chiều giữa cơ quan thuế và đối tƣợng nộp thuế. Cơ quan thuế đại diện cho vai trò quản lý thuế của Nhà nƣớc thực hiện các chức năng của mình. Có nhiệm vụ hƣớng dẫn, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ thuế của mình. Còn các doanh nghiệp cũng thông qua mối tƣơng tác với các cơ quan quản lý thuế điều chỉnh chính sách, nghiệp vụ sao cho phù hợp với những đòi hỏi của thực tế và tuân thủ pháp luật thuế.
Thứ năm, tăng cƣờng sự phối kết hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan nhà nƣớc để nhằm thực hiện nghiêm túc luật quản lý thuế, tăng tính răn đe đối với những trƣờng hợp cố tình vi phạm pháp luật.
Thứ sáu, hiện đại hóa ngành thuế bằng công nghệ thông tin, khai thuế điện tử, cải tiến hơn nữa các phần mềm tiện ích phục vụ cho công tác kiểm tra thuế cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan để cùng nhau xây dựng các giải pháp quản lý thuế.
Thứ bảy, tiếp tục nâng cao trình độ, đào tạo chuyên môn cho cán bộ thuế, nhất là cán bộ làm công tác kiểm tra, công tác kê khai, tin học. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ trong chi cục thuế.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Trƣớc những vấn đề trên với đề tài nghiên cứu hoàn thiện quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục, cần tập trung đi vào giải quyết các vấn đề nhằm trả lời 4 câu hỏi lớn:
1/ Quản lý thuế thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm những gì?
2/ Thực trạng công tác quản lý thuế TNDN nhỏ và vừa tại Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh hiện nay nhƣ thế nào?
3/ Nguyên nhân nào khiến cho công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay chƣa tốt/ tốt?
4/ Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN nhỏ và vừa tại Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh trong thời gian tới?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Đó là các số liệu thống kê đƣợc thu thập thông qua các báo cáo thông kê của