Bài học kinh nghiệm trong công tác nâng cao năng lực quản lý khai thác công trình thủy lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực quản lý khai thái hệ thống công trình của công ty tnhh một thành viên đầu tư phát triển thủy lợi hà nội​ (Trang 40 - 45)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC HỆ THÔNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

1.7 Bài học kinh nghiệm trong công tác nâng cao năng lực quản lý khai thác công trình thủy lợi

1.7.1 Những kinh nghiệm

1.7.1.1 Kinh nghiệm về quản lý khai thác các công trình thủy lợi trên thế giới

Để phát triển sản xuất nông nghiệp, hầu hết Chính phủ các nước trên thế giới đều rất chú trọng đến công tác thủy lợi cả về đầu tư xây dựng hệ thống các công trình thủy lợi, cả về quản lý, khai thác các công trình. Tùy theo điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân của mỗi nước mà Chính phủ quan tâm, đầu tư cho công tác thủy lợi theo các mức độ khác nhau.

Công tác quản lý, khai thác các công trình thủy lợi ngày càng được hoàn thiện đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp và các lĩnh vực khác kịp thời, hiệu quả. Hình thức tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi rất đa dạng, phong phú như: các Công ty Nhà nước trực tiếp quản lý, các Hợp tác xã, Tổ chức hợp tác dùng nước…. Mô hình quản lý, khai thác phổ biến và có hiệu quả cao nhất ở đại đa số các nước là sự kết hợp giữa Nhà nước với các tổ chức của người dân.

Một xu hướng chung gần đây trong tổ chức quản lý, khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp là khuyến khích sự tham gia của cộng đồng những người hưởng lợi trực tiếp từ các công trình thủy lợi. Người dân được huy động ngay từ khâu thiết kế tới thi công, quản lý, sử dụng và bảo vệ công trình thủy lợi.

* Kinh nghiệm ở Nhật Bản

Mô hình quản lý thủy nông Nhật Bản rất nổi tiếng trên thế giới bởi tính bền vững và hiệu quả của nó. Ngày nay, tổ chức quản lý hệ thống thủy nông và cải tạo đất chủ yếu ở Nhật Bản là hội cải tạo đất (LID).

Thành viên của LID là toàn bộ nông dân canh tác đất đai trên phạm vi hệ thống. Tổ chức quyền lực cao nhất của LID là đại hội đại biểu. Cơ quan điều hành là ban giám đốc và ban thanh tra do hội đồng đại biểu bầu ra. Hoạt động của LID do các bộ phận chuyên ngành đảm nhiệm, mỗi bộ phận do một hoặc vài giám đốc điều hành. LID là

một tổ chức tự trị về tài chính cũng như về điều hành phân phối nước. Ở Nhật Bản, theo nguyên tắc, chi phí cho việc vận hành và bảo dưỡng hệ thống thủy nông là do LID tự trang trải. Chi phí vận hành bảo dưỡng hệ thống, kể cả chi phí cho việc sử dụng nước hồi quy ở hạ lưu, là do toàn bộ các thành viên của hội đóng góp trên cơ sở diện tích hưởng lợi. Như vậy trong điều kiện bình thường về nguồn nước, để tiết kiệm lao động, sự phân phối nước không đồng đều giữa hạ lưu và thượng lưu là không tránh khỏi. Tuy nhiên sự bình đẳng được bù lại bằng phương thức đóng góp chi phí và lao động cho vận hành bảo dưỡng bao gồm cả cho việc sử dụng nước hồi qui ở hạ lưu.

Trong hạn hán, việc thực hiện tưới luân phiên được áp dụng. Tuy nó đòi hỏi người dân sử dụng một lực lượng lao động nhiều gấp bội so với điều kiện bình thường để phân phối nước nhưng để tránh mâu thuẫn, tranh chấp nước và thiệt hại do hạn hán gây ra các thành viên của hội chọn lựa phương án chung lưng đấu cật, phân phối nước đồng đều sao cho ở mọi nơi cây lúa có thể nhận được một lượng nước 4 - 5 mm/ngày đáp ứng nhu cầu sinh học trong thời điểm khó khăn.

Chính phủ Nhật Bản có chính sách đầu tư không những khuyến khích người dùng nước tự nguyện đóng góp vốn xây dựng công trình mà còn tạo cho họ ý thức sở hữu đối với công trình. Bởi vậy người dân có tinh thần tự giác và trách nhiệm cao trong việc quản lý bảo dưỡng công trình.

Tổ chức quản lý thuỷ nông ở Nhật Bản hoạt động có hiệu quả là do các hoạt động của nó được tiến hành trên cơ sở ba yếu tố quan trọng (1) Tổ chức quản lý tự trị với mura, cộng đồng thôn xóm cổ truyền là đơn vị cơ bản; (2) Bình đẳng trong phân phối nước cũng như đóng góp lao động và chi phí cho vận hành bảo dưỡng hệ thống; (3) Chính phủ có chính sách trợ cấp vốn huy động được sự đóng góp của người sử dụng nước một cách hiệu quả nhưng không ảnh hưởng đến tính tự trị của tổ chức quản lý thủy nông.

* Kinh nghiệm ở Mỹ

Mỹ là một quốc gia có nguồn tài nguyên nước phong phú. Trước kia mức thu thủy lợi phí dựa trên cơ sở chi phí vận hành và bảo dưỡng công trình cho các vùng đất canh tác khác nhau. Bắt đầu từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, Nhà nước đã xây dựng luật

theo đó thủy lợi phí bao hàm cả việc bảo vệ tài nguyên nước. Thủy lợi phí đã được thu tăng lên đáng kể. Năm 1998 thủy nông huyện Broadview đã tăng mức thu từ 40 USD/ha lên 100 USD/ha.

1.7.1.2 Kinh nghiệm về quản lý khai thác công trình thủy lợi ở tỉnh Thái Bình

Lựa chọn mô hình quản lý phù hợp để khai thác hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi cho phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh là vấn đề được thảo luận trong nhiều năm gần đây. Thái Bình là tỉnh đầu tiên thực hiện phân cấp quản lý trong hoạt động khai thác công trình thủy lợi. Ở đây, hệ thống thủy nông đã được đã quy hoạch cơ bản hoàn chỉnh từ năm 1975. Nguyên tắc thực hiện phân cấp rút ra từ tỉnh Thái Bình là: Phải giữ được sự ổn định trong quá trình bàn giao và sau khi bàn giao trong việc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, không cát cứ, cục bộ, củng cố mối quan hệ giữa công ty thủy nông với địa phương và TCHTDN; Bàn giao nguyên trạng công trình, đồng loạt, nhanh gọn, đơn giản, dân chủ và đúng pháp luật giữa Công ty thủy nông cho HTX dưới sự giám sát của Ban chỉ đạo tỉnh, huyện, xã, phường, thị trấn; Việc sửa chữa, tu bổ công trình có thể thực hiện trước, trong, hoặc sau khi bàn giao nhưng phải đảm bảo hoạt động tại thời điểm bàn giao.

Theo đó, hai Công ty KTTL Bắc Thái Bình và Nam Thái Bình đã bàn giao 285 trạm bơm điện, 742 km sông dẫn nước vào trạm bơm, 216 cống đập nội đồng nhỏ trên kênh, 5.781 km kênh mương cấp 1, 2 sau trạm bơm cho các HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn 7 huyện, thành phố (trừ Thái Thụy đã bàn giao từ 1994). Việc phân cấp công trình trạm bơm hoàn thành trong năm 2007 và phân cấp quản lý hệ thống sông trục hoàn thành trong năm 2009. Kết quả bước đầu cho thấy việc phân cấp quản lý đã tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực. Các công trình thủy lợi từ đầu mối đến mặt ruộng đều có chủ quản lý thật sự. Các địa phương chủ động điều phối nước tưới theo tiến độ mùa vụ cho từng khu vực, từng nhóm cây trồng (lúa, đậu phộng, cà chua…); khi có mưa lớn xảy ra, việc tiêu nước chống úng cũng linh hoạt nên giảm được thiệt hại mùa màng nhiều hơn; chi phí điện giảm, tăng hiệu quả khai thác công trình.

Bên cạnh những kết quả nói trên, quá trình thực hiện việc phân cấp như trên cũng cho thấy có một số vấn đề phát sinh cần giải quyết: Các công ty thủy nông phải tính đến việc sắp xếp lại lao động. Trong trường hợp của tỉnh Thái Bình, các công nhân vận

hành trạm bơm và đa số lao động gián tiếp dôi dư là những người còn trẻ, chưa đủ tiêu chuẩn giải quyết nghỉ theo chế độ, nên việc bố trí sắp xếp công việc mới để tránh gây khó khăn cho họ cũng là vấn đề không dễ; Các HTXDVNN tuy nhận công trình bàn giao từ công ty thủy nông nhưng lại chưa chuẩn bị lực lượng đội ngũ kỹ thuật để vận hành nờn cũng gặp khú khăn; Việc xỏc định cống đầu kờnh chưa thật sự rừ ràng nờn khó cho việc xác định chi phí đầu tư tu bổ nâng cấp công trình sẽ lấy từ nguồn vốn do dân đóng góp hay từ nguồn thủy lợi phí cấp bù; Trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc xử lý vi phạm khai thác và bảo vệ công trình chưa được coi trọng;

chẳng hạn, việc cấp phép cho các hoạt động trong phạm vi khai thác và bảo vệ hệ thống sông trục chỉ mới tiến hành trên một số sông trục chính, còn lại hầu như chưa được quản lý.

1.7.2 Những bài học rút ra

Mô hình quản lý là yếu tố cơ bản, quan trọng hàng đầu quyết định tới hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi. Cùng là công tác quản lý, khai thác các công trình thủy lợi nhưng ở 2 tỉnh Thái Bình và Vĩnh Phúc lại có 2 cách làm có thể nói là trái ngược nhau. Thái Bình thực hiện phân cấp quản lý, khai thác tới cấp HTXDVNN, còn Vĩnh Phúc lại thu toàn bộ công trình thủy lợi về cùng một đơn vị quản lý. Cách làm của Thái Bình là theo xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới, trong đó điển hình có Nhật Bản.

Từ thực tế tại các tỉnh trong nước và các nước trên thế giới, có thể rút ra một số điểm lưu ý sau:

- Không có một mô hình mẫu nào có thể áp dụng được cho tất cả các hệ thống thủy nông. Ở từng hệ thống thủy nông cụ thể, phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động, điều kiện kỹ thuật, trình độ khoa học công nghệ và các đặc điểm về văn hóa xã hội, phong tục tập quán, trình độ dân trí của khu vực để nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức và quản lý cho phù hợp;

- Công tác quản lý thủy nông không thể tách rời vai trò của người hưởng lợi, nếu chỉ do các tổ chức Nhà nước thực hiện sẽ không có hiệu quả và là gánh nặng cho Nhà nước trong việc cấp bù chi phí để duy trì sự hoạt động của hệ thống;

- Hệ thống thủy nông muốn hoạt động có hiệu quả phải có một cơ chế tổ chức và quản lý khoa học, phân công phân cấp hợp lý. Hệ thống cơ chế chính sách phải đồng bộ và kịp thời, phù hợp với các thể chế chính sách chung của Nhà nước;

- Hệ thống thủy nông là công trình cơ sở hạ tầng, phục vụ đa mục tiêu nên không thể thiếu vai trò hỗ trợ của Nhà nước;

- Tạo dựng cơ chế quản lý tài chính độc lập, phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng hệ thống và năng lực quản lý của tổ chức, cộng đồng theo nguyên tắc dân chủ, công khai.

Kết luận chương 1

Quản lý, khai thác công trình thủy lợi có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với nội bộ ngành mà còn đối với cả đời sống, hoạt động lao động sản xuất của cộng đồng. Quản lý khai thác các công trình thủy lợi được thể hiện qua 3 nội dung chính là: quản lý nước, quản lý công trình và tổ chức, quản lý kinh tế. Nếu cả ba nội dung trên đều được thực hiện tốt thì sẽ nâng cao được sự bền vững của công trình; sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, đất; nâng cao năng suất cây trồng; hiệu quả về môi trường sinh thái…Nhận thức được điều đó chương 1 của luận văn đề cập đến công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi ở nước ta và các nhân tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến năng lực quản lý khai thác công trình thủy lợi. Bởi thế chương 1 của luận văn có thể được coi là chương tiền đề, chương “chìa khóa”, mở lối cho việc đưa ra những giải pháp nâng cao năng lực quản lý khai thác công trình thủy lợi tại Công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển thủy lợi Hà Nội trong hiện tại và tương lai gần.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ, KHAI THÁC HỆ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực quản lý khai thái hệ thống công trình của công ty tnhh một thành viên đầu tư phát triển thủy lợi hà nội​ (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)