CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ, KHAI THÁC HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THỦY LỢI HÀ NỘI
3.3 Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực quản lý, khai t hác hệ thống công trình của Công ty TNHH một thành viên đầu tư và phát triển thủy lợi Hà Nội
3.3.7 Giải pháp trong công tác quản lý kinh doanh
Nhằm nâng cao hiệu công tác quản lý kinh doanh Công ty nên thực hiện tốt các điểm sau:
- Thực hiện chính sách và chiến lược kinh doanh
+ Tất cả các chính sách và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải được đưa ra bàn luận và thống nhất với các cấp quản lý và các bộ phận khác.
+ Nhà quản lý phải hiểu thực hiện các chính sách và chiến lược ở đâu và như thế nào.
+ Mỗi ban ngành đều phải có một kế hoạch hành động cụ thể.
+ Các chính sách và chiến lược kinh doanh cần được xem xét và nghiên cứu lại một cách thường xuyên.
+ Các kế hoạch đề phòng bất ngờ cần được nghiên cứu để có thể ứng phó kịp thời với những thay đổi của môi trường kinh doanh.
+ Các nhà quản lý cấp cao của doanh nghiệp cần đánh giá quá trình hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên.
Hiểu rừ những thực trạng quản lý, khai thỏc cỏc cụng trỡnh thủy lợi và thực hiện tốt cỏc giải pháp trên đây sẽ thúc đẩy nhanh hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi do Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển thủy lợi Hà Nội quản lý nói riêng và các công trình thủy lợi trên toàn hệ thống thủy lợi Hà Nội nói chung và hướng tới hiện đại hóa hệ thống các công trình thủy lợi.
3.3.7.1 Đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm công ích
- Tiếp tục đẩy mạnh về chiều sâu trong việc thực hiện quy chế trả lương, quy chế khoán công việc tại Công ty. Xây dựng các tiêu chí để đánh giá chất lượng trong quá trình thực hiện cơ chế khoán. Quy chế trả lương sẽ tập trung thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Thực hiện phân phối tiền lương theo hiệu quả lao động, tiền lương phụ thuộc vào kết quả lao động cuối cùng của từng người, từng tổ nhóm người lao động. Những người thực hiện các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, đóng góp nhiều vào hiệu quả sản xuất của Công ty sẽ được trả lương cao, những công việc khó khăn nặng nhọc, phức tạp được cộng điểm ưu tiên.
- Chi phí tiền lương phải gắn vào khối lượng công việc được giao hàng tháng nhưng phải đảm bảo đúng chế độ chính sách của Nhà nước, có thể tăng hoặc giảm so với tiền lương cấp bậc của mỗi người đang hưởng, căn cứ vào số điểm đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc, mức độ tiết kiệm vật tư, an toàn lao động, chất lượng công việc. Tôn vinh người lao động giỏi, có ý thức kỷ luật, gắn bó với sản xuất với đơn vị trong đo có tính tới quyền lợi của những lao động có thâm niên công tác, tham gia các công tác đoàn thể.
3.3.7.2 Đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài công ích
Thực hiện cơ chế khoán doanh thu, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít trên cơ sở Công ty tạo điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện về mối quan hệ với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan để tìm kiếm việc làm. Chế độ lương và các chính sách liên quan thực hiện theo các quy định hiện hành, tuy nhiên với những hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài công ích sẽ tiến hành tổ chức xây dựng đơn giá tiền lương theo từng nội dung công việc, loại hình kinh doanh mà các xí nghiệp đang hành nghề trên cơ sở doanh thu của các đơn vị.
3.3.7.3 Bố trí lực lượng lao động phù hợp, hiệu quả
Rà soát thực trạng lực lượng cán bộ, công nhân lao động từ Ban lãnh đạo, các phòng ban thuộc Công ty đến các tổ đội, cụm trạm tại các xí nghiệp. Từ kết quả rà soát, đánh giá thực trạng để xây dựng phương án bố trí lực lượng cán bộ, công nhân lao động, bố trí lại đảm bảo cơ cấu phù hợp với tình hình phát triển của ngành nói chung và của Công ty nói riêng.
Nghiên cứu và đánh giá đầy đủ, chính xác về thực trạng cơ cấu nhân lực ở từng giai đoạn, làm rừ cỏc nguồn nhõn lực thừa và nhõn lực thiếu, xỏc định nguyờn nhõn của tình trạng trên; từ đó, áp dụng các chính sách và công cụ phù hợp nhằm khai thác, sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, cần có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhằm thu hút nguồn nhân lực từ nơi thừa sang nơi thiếu; Trước mắt, cần có kế hoạch sử dụng triệt để và hiệu quả lực lượng lao động đã qua đào tạo trình độ đại học, cao đẳng thủy lợi. Đặc biệt quan tâm bố trí lực lượng kỹ sư, cao đẳng thủy lợi đến các đơn vị trực tiếp sản xuất. Khuyến khích và có cơ chế đãi ngộ đối với cán bộ công nhân lao động tại các đơn vị trực tiếp sản xuất tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đúng ngành nghề Công ty đang thiếu.
Việc bố trí lao động đảm bảo hợp lý về độ tuổi và giới tính để vừa phát huy được kinh nghiệm lao động của lao động bậc cao vừa phát huy được sức trẻ, sự sốc vác, năng động của lao động trẻ.
3.3.7.4 Phân công lao động khoa học
Sự phân công lao động một cách khoa học, phù hợp là một yếu tố ảnh hưởng tích cực đến chất lượng nhân lực của Công ty.
Tuỳ theo trình độ, khả năng của từng người mà phân công, bố trí công việc cho đúng người, đúng việc, đảm bảo có sự dẫn dắt, kèm cặp và hỗ trợ, đặc biệt là lúc ban đầu.
Đây là một công việc rất quan trọng và quyết định sự thành công, mức độ gắn bó của nhân tài đối với công ty. Việc phân công hợp lý sẽ tạo động lực cho họ làm việc hiệu quả hơn, chất lượng công việc sẽ tốt hơn và họ sẽ phát huy được thế mạnh, niềm đam mê cá nhân của họ.
3.3.7.5 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá cán bộ, công nhân viên
Để đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ quản, cần Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trong công ty. Có thể đánh giá trực tiếp con người hoặc đánh giá gián tiếp thông qua trình độ quản lý đơn vị.
Kết luận chương 3
Trên cơ các tồn tại và bất cập được đánh giá ở chương 2, dựa theo định hướng công tác quản lý, khai thác hệ thống công trình của Công ty trong thời gian tới, những thuận lợi, khó khăn, thách thức và yêu cầu đặt ra đối với Công ty, luận văn đã nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực QLKT HTCTTL tại Công ty TNHH một thành viên đầu tư và phát triển thủy lợi Hà Nội. Các giải pháp có các biện pháp cụ thể, có cơ sở khoa học và mang tính thực tiễn trong công tác quản lý khai thác HTCTTL, các giải pháp gồm:
- Giải pháp về hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý khai thác hệ thống của Công ty;
- Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh;
- Giải pháp tăng cường công tác giám sát và đánh giá công tác quản lý khai thác hệ thống thủy lợi
- Giải pháp tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý khai thác;
- Giải pháp trong công tác quản lý hệ thông công trình;
- Giải pháp trong công tác quản lý nước;
Với định hướng phát triển của Công ty, bằng các giải pháp hữu hiệu nêu trên, nhất định Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Hà Nội. Sẽ thực hiên thành công chiến lược kinh doanh của mình trong quản lý khai thác HTCTTL.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Về lý luận, quản lý, khai thác các công trình thủy lợi bao gồm 3 nội dung chính là:
quản lý nước, quản lý công trình và tổ chức, quản lý kinh tế. Ba nội dung này có mối liên hệ mật thiết, tác động lẫn nhau. Quản lý, khai thác công trình thủy lợi có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với nội bộ ngành mà còn đối với cả cuộc sống, sản xuất của cộng đồng. Một khi thực hiện tốt cả ba nội dung thì sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong nhiều mặt như: sự bền vững của công trình; sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, đất;
nâng cao năng suất cây trồng; hiệu quả về môi trường sinh thái…
2. Về thực trạng, hệ thống công trình thủy lợi mà Công ty TNHH một thành viên đầu tư và phát triển thủy lợi Hà Nội khá đa dạng về chủng loại. Tuy nhiên, hầu hết các công trình đều được xây dựng và đưa vào sử dụng đã lâu đang bị xuống cấp nhiều, nhất là hệ thống kênh mương. Công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa công trình được tiến hành hàng năm nhưng chưa đồng bộ dẫn tới hiệu quả không cao. Hiện nay nhiều công trình đang ngày càng xuống cấp nhưng lại thiếu kinh phí sửa chữa lớn. Diện tích tưới tăng qua các năm nhờ thực hiện tốt công tác khảo sát điều tra diện tích sản xuất thực tế. Tỉ lệ hoàn thành hợp đồng tưới là khá cao tuy nhiên thực trạng lãng phí nước và điện năng vẫn còn là vấn đề nhức nhối. Công tác chuyển giao quản lý, khai thác các công trình thủy lợi cho cộng đồng hưởng lợi chưa phát huy tối đa. Thậm chí chưa chuyển giao cho cộng đồng hưởng lợi cũng như nhóm người sử dụng nước, mà chỉ dừng lại ở cấp HTXDVNN hay UBND xã. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH một thành viên đầu tư và phát triển thủy lợi Hà Nội còn nhiều bất cập, việc phân bổ lao động chưa cân đối, hợp lý. Lực lượng lao động nhiều nhưng hiệu quả lao động chưa cao. Trong khi chi phí cho tiền lương luôn chiếm phần đa thì chi phí cho công tác sửa chữa công trình lại là ít trong các khoản chi của Công ty. Công tác quản lý, khai thác các công trình thủy lợi tuy còn nhiều hạn chế nhưng cũng đã đem lại hiệu quả trong nhiều lĩnh vực: Góp phần tăng diện tích sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nông dân; Tiết kiệm tài nguyên nước, giảm tiêu
hao điện năng phục vụ bơm tưới; Giảm khối lượng duy tu, bảo dưỡng nhất là khối lượng nạo vét, đào đắp kênh mương khi đã được kiên cố hóa.
3. Về các yếu tố ảnh hưởng, sự yếu kém trong hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi là do nhiều nguyên nhân gây nên, chủ yếu xuất phát từ trình độ chuyên môn, năng lực quản lý còn hạn chế của các cán bộ thủy nông và ý thức của cộng đồng hưởng lợi. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác về kỹ thuật, về kinh phí hay điều kiện tự nhiên, môi trường cũng ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi.
4. Để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi do Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển thủy lợi Hà Nội quản lý cần phải giải quyết đồng bộ các giải pháp sau: Hoàn thiện về kỹ thuật phục vụ công tác quản lý công trình; Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý khai thác; Đẩy mạnh công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa công trình; Tăng cường kiên cố hóa kênh mương; Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thủy nông; Sắp xếp, cơ cấu lại bộ máy tổ chức của Công ty; Hoàn thiện công tác lập kế hoạch, giám sát, đánh giá; Huy động tối đa cộng đồng hưởng lợi tham gia vào việc quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, tăng cường sự phối hợp giữa các cụm trạm với địa phương; Tăng cường phân cấp quản lý, khai thác cho địa phương và cộng đồng hưởng lợi.
2. Kiến nghị
2.1 Đối với Sở NN&PTNT Hà Nội
- Nhà nước cần tăng cường các công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình, công tác thanh tra giám sát và xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm quy định về khai thác và bảo vệ.
- Nhà nước cần xây dựng, hoàn thiện, sửa đổi và ban hành các quy chế, văn bản, nghị định liên quan đến công tác quản lý khai thác và bảo vệ hệ thống công trình thủy lợi.
- Nghiên cứu kỹ các điều luật, tham khảo, lấy ý kiến của các chuyên gia cũng như những người trong cuộc trước khi ban hành, hay sửa đổi một điều luật để cho hợp lý và phù hợp với thực tế.
- Cỏc văn bản luật phải rừ ràng trỏnh sự trựng lặp, phải chi tiết, rừ ràng, mạch lạc để các cơ quan, tập thể, cá nhân đều có thể dễ dàng hiểu đúng, hiểu đủ.
2.2 Đối với UBND thành phố Hà Nội
- Tăng cường sự vào cuộc với chính quyền địa phương và các tổ chức thủy nông cơ sở và các hợp tác xã dùng nước, hộ dụng nước đảm bảo tất cả các bên liên quan tham gia và khai thác và bảo vệ hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn do công ty quản lý nói chung và toàn thành phố nói riêng.
- Chỉ đạo Sở NN&PTNT đồng hành cùng các doanh nghiệp khai thác từ khâu xây dựng, cải tạo nâng cấp, duy tu bảo dưỡng để tăng hiệu quả cho các công trình.
- Bố trí nguồn kinh phí kịp thời cho các nhiệm vụ cấp bách.
- Tăng cường pháp lý trong quá trình xử phạt cá nhân, tập thể vi phạm hành lang, xả thải vào công trình thủy lợi.
- Xây dựng, ban hành và phê duyệt các cơ chế chính sách phù hợp với thực tiễn như đề án, quy trình kỹ thuật, định mức quản lý khai thác…
2.3 Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống văn bản hướng dẫn và phổ biến pháp luật về khai thác nguồn nước và công trình thuỷ lợi, tạo hành lang pháp lý đầy đủ và mạnh cho công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi.
- Xây dựng và từng bước kiện toàn bộ máy quản lý hệ thống từ Tỉnh đến đến địa phương để khai thác hiệu quả hệ thống thuỷ lợi.
- Xây dựng và ban hành những văn bản hướng dẫn, chỉ đạo trên cơ sở các luật, chính sách, hướng dẫn của Chính phủ, tỉnh và ngành hướng dẫn các huyện, xã thực hiện trong quá trình quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
- Xây dựng chỉ giới hành lang bảo vệ các công trình thủy lợi.
- Xây dựng văn bản pháp quy về giá nước, quy định việc thưởng phạt khi có hành vi phá hoại công trình, gây ô nhiễm nguồn nước, nhằm không ngừng nâng cao trách nhiệm của người quản lý và người hưởng lợi từ công trình.
- Tăng cường công tác kiểm soát chất lượng nước tưới, nước sinh hoạt.
- Có chính sách đầu tư cho xây dựng nâng cấp công trình huy động các nguồn vốn trong, ngoài nước và đóng góp của dân trong vùng nhất là trong khôi phục nâng cấp, kiên cố hoá kênh mương (trong đó có kể đến đầu tư cho ứng dụng khoa học công nghệ).
- Có chính sách tài chính về nước đối với những hộ sử dụng nước nhằm nâng cao trách nhiệm của họ trong việc sử dụng nước, từng bước giảm mức bao cấp của nhà nước để dành vốn cho vận hành được chủ động. Gắn chặt giữa công tác đầu tư xây dựng, khai thác sử dụng tài nguyên nước phòng chống thiên tai với nghĩa vụ đóng góp tài chính của các hộ dùng nước.
- Có chính sách ưu tiên cộng đồng: Gắn công tác thuỷ lợi với các chính sách xã hội trong việc giải quyết nước tưới, sinh hoạt cho nhân dân nhất là ở vùng sâu, vùng xa góp phần xoá đói giảm nghèo định canh định cư hạn chế nạn phá rừng.
- Có chính sách xã hội hoá về thuỷ lợi: nhằm khuyến khích sự tham gia của hộ dùng nước từ khâu quy hoạch, xây dựng và quản lý để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Một lần nữa tác giả xin trân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn cùng các thầy, cô giáo trong Khoa và các cơ quan, đơn vị liên quan đã giúp tác giả hoàn thành luận văn này./
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] 1.Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2011), Thông tư số 40/2011/TTBNNPTNT về quy định năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác công trình thủy lợi, ngày 27 tháng 05 năm 2011.
[2] 2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2011), Quyết định số 1296/QĐ- BNN-TCTL ngày 15 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc phê duyệt quy hoạch thủy lợi hệ thống Bắc Nam Hà.
[3] 3. Chính Phủ (2012), Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về Sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
[4] 4. Chính Phủ (2013), Nghị định số 139/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Chính quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;đê điều, phòng, chống lụt, bão.
[5] 5. Thái Thị Khánh Chi (2011), Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác hệ thống thủy nông Bắc Đuống – Bắc Ninh, Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật, Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội.
[6] 6. Nguyễn Bá Tuyn (1998), Quản lý khai thác công trình thủy lợi, NXB nông nghiệp, Hà Nội.
[7] 7. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 87/2008/QĐ-TTg ngày 03 tháng 07 năm 2008 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020.
[8] 8. Trung tâm tư vấn chuyển giao công nghệ Thủy lợi (2011). Dự án điều tra về quản lý, khai thác và sử dụng công trình thủy lợi của Trung tâm tư vấn chuyển giao công nghệ Thủy lợi năm 2011.
[9] 9. Nguyễn Bá Uân, Ngô Thị Thanh Vân (2006), Giáo trình Kinh tế thuỷ lợi, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
[10] 10. Nguyễn Bá Uân (2009), Kinh tế quản lý khai thác công trình thủy, Tập bài giảng, Đại học Thủy lợi Hà Nội.