CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ, KHAI THÁC HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THỦY LỢI HÀ NỘI
3.3 Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực quản lý, khai t hác hệ thống công trình của Công ty TNHH một thành viên đầu tư và phát triển thủy lợi Hà Nội
3.3.1 Giải pháp về hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý khai thác hệ thống của Công ty
Để nâng cao hiệu quả của người lao động, tăng thu, tiết kiệm chi về lương, tăng chi về công tác sửa chữa công trình thủy lợi dựa trên cơ sở các chi phí hợp lý, tạo điều kiện cho Công ty hoạt động hiệu quả, Công ty cần tính toán lại định mức về lao động. Hiện nay, việc phân bổ lao động tại các đơn vị của Công ty là không cân đối, thiếu hợp lý, chỗ thừa, chỗ thiếu. Dựa trên cơ sở nội dung các công việc cần phải thực hiện xây dựng định mức lao động cho từng loại hình công việc sau đó bố trí phù hợp cho từng
đơn vị. Trong công tác lãnh đạo phải tập trung được sức mạnh tập thể, chỉ đạo phải quyết liệt, dứt điểm và hiệu quả, phõn cụng trỏch nhiệm, phõn quyền rừ ràng, tiến hành giao khoán các chỉ tiêu sản xuất đến tận các phòng ban, cụm trạm để tăng tính chủ động và đề cao trách nhiệm của các đơn vị. Ngoài ra cũng cần phân công công việc phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực và phù hợp với nghề nghiệp đã được đào tạo, chú ý đến vị trí chủ chốt của các phòng ban, xí nghiệp, cụm trạm.
Đồng thời Công ty cũng cần thường xuyên đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ lao động. Bởi trình độ của cán bộ thủy nông là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý, khai thác các công trình thủy lợi. Trong điều kiện như hiện nay, đặc biệt là chính sách miễn thủy lợi phí cho nông dân được thực hiện. Đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ đủ mạnh, có đức, có tài và tâm huyết với công việc mới đảm đương được nhiệm vụ, và trước hết là cán bộ trực tiếp quản lý các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện cũng như các xã. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy đội ngũ cán bộ hiện tại phần đa chỉ đạt trình độ Trung cấp, năng lực chuyên môn còn hạn chế dẫn tới vận hành công trình không đúng quy trình làm hư hỏng thiết bị, bên cạnh đó năng lực quản lý hạn chế dẫn tới việc điều hành công việc không mang lại hiệu quả cao. Trong khi đó công tác đào tạo, bồi dưỡng còn yếu, nặng về lý thuyết. Do vậy, cần phải có sự đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại cho các cán bộ trực tiếp quản lý các công trình thủy lợi.
Bên cạnh nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý cho các cán bộ trực tiếp quản lý công trình thủy lợi thì cũng cần phải tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo từ trên xuống để đốc thúc, kiểm tra quá trình làm việc. Phải bám sát thực tiễn, nắm bắt kịp thời, năng động, sáng tạo để xây dựng đề án – kế hoạch sản xuất sát đúng tình hình thực tế của từng đơn vị nhằm phát huy hết năng lực, trình độ của cán bộ công nhân viên, khai thác hết tiềm năng lợi thế hiện có để hành động thực hiện.
Trong quản lý công trình thủy lợi, để tổ chức quản lý tốt thì sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi là một yếu tố tạo nên sự bền vững và hiệu quả của tổ chức đó. Thực tế hiện nay mối quan hệ giữa Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển thủy lợi Hà Nội với các tổ chức thủy nông cơ sở chỉ dừng lại ở việc kí kết hợp đồng cung cấp nước tưới
giảm hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi. Chính vì vậy để tăng cường mối quan hệ giữa các cụm trạm với địa phương và để huy động cộng đồng hưởng lợi tham gia vào việc quản lý, khai thác các công trình thủy lợi cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Tạo mối liên hệ khăng khít giữa các cụm trạm và địa phương. Các công trình thủy lợi đó được phõn cấp rừ ràng về quyền quản lý, tuy nhiờn vẫn cần cú sự phối hợp giữa cụm trạm với địa phương nhằm phát huy hiệu quả công tác quản lý. Phía cụm trạm có thể hỗ trợ địa phương bằng cách hướng dẫn về kỹ thuật vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình, cùng với địa phương tuyên truyền, giáo dục ý thức sử dụng nước hợp lý, bảo vệ công trình thủy lợi cho cộng đồng, phối hợp với địa phương trong công tác bảo vệ các công trình thủy lợi trên địa bàn.
- Phát huy cao độ sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi vào tất cả các khâu của quá trình quản lý, khai thác các công trình thủy lợi từ khảo sát thiết kế, tới thi công, đưa vào sử dụng và quản lý, bảo vệ, trước hết là với những công trình nhỏ do địa phương quản lý. Chỉ khi thực sự tham gia trực tiếp người nông dân mới coi công trình thủy lợi là của mình, từ đó họ mới có ý thức trong sử dụng và bảo vệ. Việc cộng đồng hưởng lợi được tham gia vào quá trình hình thành và ra quyết định có liên quan đến các hoạt động quản lý công trình là điểm khác biệt, được coi là then chốt chi phối phương pháp áp dụng trong quá trình vận động cộng đồng hưởng lợi, nó thúc đẩy họ tham gia một cách tự nguyện vào quản lý công trình thủy lợi. Từ việc có ý thức trong bảo vệ các công trình thủy lợi nội đồng, thì ý thức bảo vệ các công trình đầu mối, kênh chính của người nông dân cũng sẽ được cải thiện.
Bên cạnh đó cần phải tăng cường việc phân cấp quản lý, khai thác các công trình thủy lợi cho địa phương và cộng đồng hưởng lợi. Để thực hiện việc phân cấp cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Các tổ chức, cá nhân được phân cấp quản lý, khai thác các công trình, hệ thống công trình thủy lợi phải đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm theo quy định của Bộ NN & PTNT.
- Phân cấp quản lý công trình thủy lợi thực hiện đồng thời hoặc sau khi Tổ chức hợp
tác dùng nước được củng cố, kiện toàn nâng cao năng lực. Tăng cường vai trò của chính quyền địa phương và người dân trong việc tham gia quản lý, khai thác và bảo vệ, nhằm phát huy hiệu quả công trình thủy lợi.
- Tổ chức, cá nhân được giao quyền quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi được hưởng đầy đủ quyền lợi và thực hiện các nghĩa vụ trong việc quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định của pháp lệnh hiện hành.
Đồng thời một yếu tố khách quan nữa tác động đến chất lượng của công tác quản lý là trang thiết bị hỗ trợ như thiết bị văn phòng hiện đại, hệ thống điều khiển giám sát tự động,…. Chính vì vậy Công ty nên tăng cường huy động vốn đầu tư cải thiện trang thiết bị phục vụ quản lý nhằm giảm sức người và tăng hiệu suất cũng như hiệu quả và độ chính xác của công việc.
3.3.2 Giải pháp về hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh