Giải pháp quản lý nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực quản lý khai thái hệ thống công trình của công ty tnhh một thành viên đầu tư phát triển thủy lợi hà nội​ (Trang 97 - 100)

a. Quy hoạch phân vùng tưới, tiêu

Quy hoạch phân vùng, phân khu thủy lợi là cơ sở cho việc đánh giá thực trạng của hệ thống công trình thuỷ lợi, đồng thời để xây dựng các sơ đồ nghiên cứu tính toán chống lũ, tiêu úng, cấp nước phù hợp với hiện tại và tương lai. Đây cũng là cơ sở để xây dựng các phương án phát triển thuỷ lợi phục vụ các ngành, các lĩnh vực của từng vùng, vừa tận dụng tối đa hiện trạng, vừa có quyết định đúng cho đầu tư, nâng cấp, bổ sung mới theo các bước đi đúng đắn và phù hợp.

Phân vùng thủy lợi cấp nước: Khi quy hoạch phân vùng tưới, xác định lại những vùng khó tưới, phân vùng lại cho hợp lý. Không xét đến địa giới hành chính trong vùng quy hoạch, nguyên tắc phân khu thuỷ lợi như sau:

- Dựa vào đặc điểm địa hình của vùng nghiên cứu.

- Dựa vào đặc điểm tự nhiên và hình thái sông suối hiện có trong vùng nghiên cứu - Căn cứ vào đặc điểm nguồn nước đến.

- Căn cứ hiện trạng công trình thuỷ lợi đã có.

- Căn cứ vào mục tiêu phục vụ cụ thể cho từng khu, tiểu khu.

Phân vùng tiêu: Vùng tiêu là phần diện tích có công trình tiêu gồm công trình đầu mối (có thể là cống tiêu hoặc trạm bơm tiêu), công trình tiêu phân tán nội đồng, công trình nối tiếp giữa mặt ruộng và nơi nhận nước tiêu, đáp ứng yêu cầu tiêu nước của các ngành kinh tế - xã hội có mặt trong diện tích đó. Trong vùng tiêu có thể có một hoặc nhiều đối tượng tiêu nước khác nhau. Một hệ thống thủy lợi có thể phân thành một hoặc nhiều vùng tiêu tùy thuộc vào đặc điểm tiêu nước của nó. Phân vùng là một biện

pháp thực hiện phương châm tiêu nước truyền thống là “chôn nước, rải nước và tháo nước có kế hoạch”, được xác định dựa trên một số nguyên tắc sau:

- Không phụ thuộc vào địa giới hành chính;

- Vùng tiêu được xác định không chỉ phù hợp với yêu cầu tiêu nước hiện tại mà còn phải hạn chế được các mâu thuẫn có thể nảy sinh trong tương lai;

- Mỗi vùng tiêu có thể có một hoặc nhiều HTCTTL được xây dựng phục vụ tưới, tiêu, cải tạo đất, cấp thoát nước và phòng chống lũ, lụt…

- Vùng tiêu có thể là lưu vực tự nhiên của một hay nhiều chi lưu sông suối, cũng có thể là lưu vực tự nhiên kết hợp với lưu vực nhân tạo hoặc lưu vực hoàn toàn do nhân tạo nhưng phải tương đối khép kín;

- Vùng tiêu được xác định phải mang tính độc lập hoặc tương đối độc lập với các vùng lân cận trong quản lý, khai thác các hệ thống thủy lợi;

- Đủ điều kiện xác định các nút tiêu nước ra các trục chính để xây sơ đồ cân bằng nước trên toàn lưu vực ;

- Vùng tiêu có cùng một hướng tiêu nước chính cho phần lớn diện tích trong vùng (tuy nhiên còn nhiều hướng tiêu phụ khác);

- Phân vùng tiêu phải dựa trên cơ sở những thay đổi về kết cấu hạ tầng kỹ thuật, định hướng phát triển kinh tế chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp.

Một số phương pháp phân vùng tiêu:

- Phân vùng tiêu thành vùng tiêu tự chảy và vùng tiêu động lực: Phương pháp phân vùng này thường được áp dụng cho những vùng mà vùng tiêu động lực tách biệt với vùng tiêu tự chảy. Khái niệm tiêu bằng động lực nảy sinh khi những khu vực trũng bị úng ngập thường xuyên, nơi mà cao độ mặt ruộng thấp hơn mực nước tại cửa nhận tiêu. Trên thực tế địa hình hệ thống có những vùng úng trũng cục bộ, nên trong mùa mưa úng vẫn phải sử dụng bơm tiêu ra các trục sông trong nội đồng. Do đó trong những vùng tiêu tự chảy có những diện tích tiêu động lực và ngược lại. Quy mô các vùng tiêu chịu ảnh hưởng trực tiếp của hiện trạng công trình và đặc điểm địa hình của hệ thống. Tùy thuộc vào đặc điểm địa hình, nền sản xuất nông nghiệp của vùng tiêu, mực nước khống chế tại nơi nhận nước tiêu mà quy mô vùng tiêu tự chảy và động lực

có sự thay đổi.

- Phân vùng tiêu theo hướng tiêu ra các sông và khu nhận nước tiêu: Đây là phương pháp thường dùng trong các quy hoạch có quy mô lớn, mang tính tổng quát, bổ trợ cho các phương pháp phân vùng khác. Phương pháp phân vùng này có ưu điểm là thuận lợi cho công tác quản lý điều hành hệ thống trên tầm vĩ mô nhưng có nhược điểm là không đi sâu vào từng công trình, từng lưu vực cụ thể.

- Phân vùng tiêu theo lưu vực: Phân vùng tiêu theo lưu vực có thể là lưu vực sông tiêu hoặc lưu vực của công trình tiêu phụ trách. Đây là phương pháp thường dùng trong tính toán tiêu hiện nay và áp dụng cho tất cả các vùng có quy mô khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý đối với lưu vực lớn có thể chia thành những lưu vực nhỏ hơn. Trong mỗi lưu vực lại phân thành tiểu vùng tiêu tự chảy và tiểu vùng tiêu động lực.Trong vùng tiêu bằng động lực lại chia thành lưu vực từng công trình tiêu với quy mô thích hợp.

- Phân vùng tiêu theo địa giới hành chính: Cách phân vùng này bắt nguồn từ cơ chế quản lý theo vùng lãnh thổ. Tuy thuận lợi cho việc quản lý hành chính theo vùng lãnh thổ nhưng không phù hợp với công tác quản lý tiêu trên toàn hệ thống. Phương pháp phân vùng theo địa giới hành chính chỉ áp dụng cho một số trường hợp có thể trùng với phân vùng theo lưu vực.

b. Tính toán lại các hệ số tưới, hệ số tiêu

Về nguyên tắc, một hệ thống công trình thủy lợi sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi nó đảm nhận được nhiệm vụ tưới, tiêu nước đúng với năng lực thiết kế. Đặc trưng cho yêu cầu tưới, tiêu của cây trồng đó chính là hệ số tưới, tiêu của cây trồng. Tính toán lại hệ số tưới, tiêu cho phù hợp với nhu cầu sản xuất.

c. Các biện pháp khắc phục tình hình úng hạn

 Tình hình hạn

Công ty phối hợp cùng với các xã, các HTX trong tỉnh triển khai nạo vét những cửa cống lấy nước, tiến hành rà soát tôn cao, khoanh khép kín bờ vùng ngăn và giữ nước thuộc trạm bơm mình quản lý, đồng thời chủ động huy động máy bơm các loại hiện có, các phương tiện đấu tát thủ công, kéo đường dây điện phục vụ chống hạn.

chất lượng nước. Đối với các huyện vùng bơm động lực khi mực nước ngoài sông lớn, các trạm bơm điện lớn nên giảm số máy chạy hoặc ngừng bơm để nhập nước vào kênh tiêu, tạo điền kiện cho các trạm bơm điện nhỏ hoạt động.

- Công ty thành lập các tổ kiểm tra, vận hành công trình để sử lý kịp thời các sự cố, hỏng hóc, không để nước từ kênh tưới chảy xuống kênh tiêu.

 Tình hình úng

- Công tác giải phóng dòng chảy trên sông, lòng kênh phải đặc biệt được coi trọng hàng đầu để khai thác triệt để khả năng tiêu tự chảy và phòng chống úng có hiệu quả. Công ty kết hợp với UBND tỉnh, cấp huyện phải đưa ra các quyết định yêu cầu giải phóng dòng chảy phải làm triệt để, duy trì thường xuyên liên tục trên tất cả các tuyến sông trục, sông dẫn, kênh dẫn đảm bảo lòng sông thông thoáng, đồng thời kiên quyết xử lý những trường hợp tái vi phạm và lấn chiếm CTTL làm ảnh hưởng đến năng lực cấp thoát nước của công trình.

- Ưu tiên đầu tư nạo vét các trục sông, sông chính nhằm tăng nguồn nước tưới về mùa kiệt và tăng khả năng thoát lũ.

- Công ty phối hợp cùng các phòng ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh, huyện, các xã, thị trấn đồng loạt ra quân lao động nạo vét các sông trục, khai nạo củng cố kênh mương nhất là kênh cấp III góp phần cơ bản đảm bảo yêu cầu tưới, tiêu phục vụ sản xuất. Có cơ chế khuyến khích để các đơn vị, người lao động cộng đồng hưởng lợi phát huy hết khả năng của mình đạt hiệu quả lao động cao nhất như khen thưởng cho những tập thể, cá nhân hoàn thành tốt hoặc vượt kế hoạch công việc được giao khoán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực quản lý khai thái hệ thống công trình của công ty tnhh một thành viên đầu tư phát triển thủy lợi hà nội​ (Trang 97 - 100)