Những bài học rút ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực quản lý khai thái hệ thống công trình của công ty tnhh một thành viên đầu tư phát triển thủy lợi hà nội​ (Trang 43 - 45)

Mô hình quản lý là yếu tố cơ bản, quan trọng hàng đầu quyết định tới hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi. Cùng là công tác quản lý, khai thác các công trình thủy lợi nhưng ở 2 tỉnh Thái Bình và Vĩnh Phúc lại có 2 cách làm có thể nói là trái ngược nhau. Thái Bình thực hiện phân cấp quản lý, khai thác tới cấp HTXDVNN, còn Vĩnh Phúc lại thu toàn bộ công trình thủy lợi về cùng một đơn vị quản lý. Cách làm của Thái Bình là theo xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới, trong đó điển hình có Nhật Bản.

Từ thực tế tại các tỉnh trong nước và các nước trên thế giới, có thể rút ra một số điểm lưu ý sau:

- Không có một mô hình mẫu nào có thể áp dụng được cho tất cả các hệ thống thủy nông. Ở từng hệ thống thủy nông cụ thể, phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động, điều kiện kỹ thuật, trình độ khoa học công nghệ và các đặc điểm về văn hóa xã hội, phong tục tập quán, trình độ dân trí của khu vực để nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức và quản lý cho phù hợp;

- Công tác quản lý thủy nông không thể tách rời vai trò của người hưởng lợi, nếu chỉ do các tổ chức Nhà nước thực hiện sẽ không có hiệu quả và là gánh nặng cho Nhà nước trong việc cấp bù chi phí để duy trì sự hoạt động của hệ thống;

- Hệ thống thủy nông muốn hoạt động có hiệu quả phải có một cơ chế tổ chức và quản lý khoa học, phân công phân cấp hợp lý. Hệ thống cơ chế chính sách phải đồng bộ và kịp thời, phù hợp với các thể chế chính sách chung của Nhà nước;

- Hệ thống thủy nông là công trình cơ sở hạ tầng, phục vụ đa mục tiêu nên không thể thiếu vai trò hỗ trợ của Nhà nước;

- Tạo dựng cơ chế quản lý tài chính độc lập, phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng hệ thống và năng lực quản lý của tổ chức, cộng đồng theo nguyên tắc dân chủ, công khai.

Kết luận chương 1

Quản lý, khai thác công trình thủy lợi có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với nội bộ ngành mà còn đối với cả đời sống, hoạt động lao động sản xuất của cộng đồng. Quản lý khai thác các công trình thủy lợi được thể hiện qua 3 nội dung chính là: quản lý nước, quản lý công trình và tổ chức, quản lý kinh tế. Nếu cả ba nội dung trên đều được thực hiện tốt thì sẽ nâng cao được sự bền vững của công trình; sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, đất; nâng cao năng suất cây trồng; hiệu quả về môi trường sinh thái…Nhận thức được điều đó chương 1 của luận văn đề cập đến công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi ở nước ta và các nhân tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến năng lực quản lý khai thác công trình thủy lợi. Bởi thế chương 1 của luận văn có thể được coi là chương tiền đề, chương “chìa khóa”, mở lối cho việc đưa ra những giải pháp nâng cao năng lực quản lý khai thác công trình thủy lợi tại Công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển thủy lợi Hà Nội trong hiện tại và tương lai gần.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ, KHAI THÁC HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THỦY LỢI HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực quản lý khai thái hệ thống công trình của công ty tnhh một thành viên đầu tư phát triển thủy lợi hà nội​ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)