CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ, KHAI THÁC HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THỦY LỢI HÀ NỘI
2.3 Thực trạng công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi của Công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển thủy lợi Hà Nội
2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân
a) Cơ cấu tổ chức quản lý khai thác chưa được hợp lý
Trong những năm gần đây Công ty đã nghiêm túc xem xét tính hợp lý của cơ cấu tổ chức bộ máy của mình tuy nhiên phải thẳng thắn nhìn nhận cơ cấu còn nhiều điểm bất hợp lý cồng kềnh, chỗ thừa chỗ thiếu.
Tổng số lao động của Công ty là 521 người chia làm 5 phòng ban và 5 xí nghiệp. Số
lượng công việc cần xử lý. Đây là thực trạng chung của các Công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi. Số lao động tại các xí nghiệp cũng phân bổ không theo quy mô công trình quản lý. Xí nghiệp Thuỷ lợi Sóc Sơn quản lý 17 trạm bơm tổng số cán bộ CNV là 125 người, gồm 03 phòng nghiệp vụ còn Xí nghiệp ĐTPT Thuỷ lợi Đông Anh quản lý 07 cụm thủy nông thì lại chỉ có tổng số cán bộ CNV là 154 người, gồm 03 phòng nghiệp vụ. Vấn đề đặt ra là Công ty cần nghiêm túc thực hiện tinh giảm biên chế theo chủ trương của Chính phủ nhằm kiện toàn bộ máy và giảm gánh nặng tài chính nâng cao lợi nhuận của Công ty.
Công ty có 521 người, tuy nhiên trong đó lao động có trình độ trên đại học là 08 người, lao động có trình độ đại học 235 người, lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp là 116 người, còn lại là công nhân kỹ thuật và nhân viên phục vụ. Thực tế cho thấy đội ngũ cán bộ hiện tại phần nhiều chỉ đạt trình độ Cao đẳng, Trung cấp, chuyên ngành đào tạo không liên quan đến lĩnh vực Thủy lợi, năng lực chuyên môn còn hạn chế dẫn tới vận hành công trình không đúng quy trình làm hư hỏng thiết bị, bên cạnh đó năng lực quản lý hạn chế dẫn tới việc điều hành công việc không mang lại hiệu quả cao. Trong khi đó công tác đào tạo, bồi dưỡng còn yếu, nặng về lý thuyết.
b) Công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh chưa sát với điều kiện thực tế
Con người luôn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định lớn đến sự thành công của mọi lĩnh vực. Với công tác lập kế hoạch, cán bộ làm công tác lập kế hoạch là những người đầu tiên quyết định đến hiệu quả của công tác kế hoạch. Bản kế hoạch SXKD của công ty có được xây dựng đúng quy trình không? Có dựa trên đầy đủ các căn cứ khoa học không? Có đúng phương pháp và đầy đủ nội dung không? Điều này phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác kế hoạch.
Thực tế cho thấy hiện nay trình độ chuyên môn của các cán bộ làm công tác lập kế hoạch của Công ty còn yếu, chủ yếu các cán bộ lâu năm có kinh nghiệm chuyển sang chịu trách nhiệm chứ số lượng cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành kế hoạch chưa nhiều. Tuy cú lợi thế kinh nghiệm và hiểu biết rừ về tỡnh hỡnh vận hành khai thỏc của Công ty nhưng cũng có nhưng điểm bất lợi bởi kiến thức chuyên môn chưa cao, xã hội lại phát triển không ngừng e rằng những kinh nghiệm cũ không còn thích hợp với thời
đại mới.
Quy trình lập kế hoạch của Công ty cũng còn nhiều điểm hạn chế. Hiện tại Công ty đưa ra các chiến lược của mình mới chỉ dựa trên việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm trước. Đây chỉ là một phần việc rất nhỏ trong công tác phân tích môi trường, và chưa thể là một căn cứ hoàn chỉnh cho việc hoạch định các chiến lược.
Hình thức phân tích này là thiếu căn cứ và không khoa học.
Trách nhiệm Nội dung
Phòng Kế hoạch và các đơn vị
Ban Quản lý điều hành Công ty cùng các đơn vị Tất cả các đơn vị
Phòng Kế hoạch
Tổng Giám đốc, Ban Quản lý điều hành Công ty
Hình 2.5: Sơ đồ lập kế hoạch của Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển thủy lợi Hà Nội
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật Công ty TNHH một thành viên đầu tư và phát triển thủy lợi Hà Nội
c) Công tác giám sát và đánh giá công tác quản lý khai thác hệ thống thủy lợi còn nhiều bất cập
Các công trình thủy lợi mà Công ty được giao quản lý nằm rải rác trên 08 quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội, một phần diện tích của huyện Mê Linh, tỉnh Bắc Ninh và
Tình hình thực hiện kế hoạch năm trước
Xây dựng định hướng và nhiệm vụ cho năm tới
Lập kế hoạch chi tiết
Tổng hợp kế hoạch năm của Công ty
Xem xét, phê duyệt
Vĩnh Phúc. Địa bàn khá rộng nên tạo bất lợi cho công tác giám sát hoạt động khai thác công trình thủy lợi. Thẳng thắn thừa nhận trong thời gian qua Công ty làm chưa tốt công tác giám sát, đánh giá dù đã rất nỗ lực. Định kỳ hàng tháng Công ty vẫn cử các cỏn bộ kỹ thuật đi thực tế cơ sở để theo dừi tỡnh hỡnh, tuy nhiờn tần suất khụng thường xuyên, và các sự cố thì thường phát sinh bất ngờ. Các công trình thủy lợi thuộc quản lý của Công ty vẫn bị phá hoại và xuống cấp nhanh chóng, các thiết bị hiện đại như máy bơm, bộ điều khiển tự động,.. vẫn thường xuyên bị mất cắp gây thiệt hại không nhỏ và làm gián đoạn hoạt động của các trạm, cụm thủy lợi. Người dân vẫn cố tình vi phạm lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình, làm mất an toàn trong quá trình vận hành khai thác công trình.
d) Ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý khai thác còn hạn chế
Công ty đã rất chú trọng đầu tư cải tiến trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi. Nguồn vốn đầu tư cải tạo, xây mới các công trình tăng đều qua các năm. Tuy nhiên ở Việt Nam việc ứng dụng công nghệ này để hiện đại hoá công tác điều hành tưới tiêu trong thủy lợi chỉ mới áp dụng diện thử nghiệm, dùng 100% công nghệ nước ngoài. Các thiết bị đồng bộ hóa tự động còn ít, vẫn sử dụng cách vận hành truyền thống là sử dụng sức lao động của con người là chính. Hơn thế nữa những thiết bị hiện đại thường chi phí rất tốn kém, nếu ngay lập tức trang bị cho tất cả 87 trạm bơm thì vượt quá khả năng tài chính của Công ty. Vì vậy Công ty chỉ có thể trang bị từng cụm, trạm khi nguồn kinh phí cho phép. Tuy rằng chính điều này đã làm giảm hiệu quả vận hành của Công ty, tăng chi phí nhân công, giảm lợi nhuận kinh doanh.
e) Chưa chú trọng đến công tác quản lý công trình
Công tác quản lý công trình của Công ty tuy đã được cải thiện qua các năm nhưng vẫn còn một số bất cập:
- Diện tích cây trồng được tưới thấp hơn so với năng lực thiết kế của các công trình thủy lợi trên địa bàn. Năng lực phục vụ của các công trình thủy lợi mới chỉ đạt xấp xỉ 80% trong điều kiện thời tiết bình thường.
Các công trình Công ty quản lý khai thác hầu hết được xây dựng từ lâu nên đã xuống cấp. Hằng năm Công ty vẫn chi kinh phí sửa chữa thường xuyên tuy nhiên chi phí sửa chữa rất thấp trong tổng cơ cấu chi phí của Công ty. Chỉ gần bằng 1/4 chi phí lương. Quá trình duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa chưa đảm bảo tính đồng bộ do thiếu vốn, cùng một công trình nhưng chỉ sửa chữa được một vài điểm, vì vậy không thể đảm bảo công trình hoạt động hiệu quả. Hệ thống kênh mương vẫn còn nhiều nơi chưa được kiên cố, gia cố nên hiệu suất dẫn nước chưa cao, gây tốn kém kinh phí quản lý, lãng phí nước.
Vẫn còn tồn tại thực trạng vi phạm pháp lệnh khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi mà chưa được xử lý dứt điểm gây ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi.
Thực tế hiện nay mối quan hệ giữa Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển thủy lợi Hà Nội với các tổ chức thủy nông cơ sở chỉ dừng lại ở việc kí kết hợp đồng cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất. Chính thực trạng này cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi. Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả quản lý Công ty cần tăng cường mối quan hệ giữa các cụm trạm với địa phương và để huy động cộng đồng hưởng lợi tham gia vào việc quản lý, khai thác các công trình thủy lợi.
Sự tham gia của cộng đồng còn hạn chế dẫn tới ý thức sử dụng, bảo vệ công trình thủy lợi chưa cao. Thực tế cho thấy các công trình thủy lợi càng gắn liền với công đồng hưởng lợi bao nhiêu thì hiệu quả công trình càng cao bấy nhiêu, không ai bảo vệ công trình tốt bằng chính cộng đồng hưởng lợi, bởi họ là người tiếp xúc với công trình nhiều nhất. Tuy nhiên sự gắn kết giữa Công ty và cộng đồng hưởng lợi hiện nay hầu như không có hoặc nếu có thì rất mờ nhạt. Vì vậy cần phải tăng cường việc phân cấp quản lý, khai thác các công trình thủy lợi cho địa phương và cộng đồng hưởng lợi.
f) Công tác quản lý nước còn nhiều bất cập
- Công ty được phân công đảm bảo cấp nước tưới cho trên 21.000 ha, tiêu nước cho lưu vực 40.139 ha của 08 quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội. Mặc dù đã tiến hành
phân vùng tiêu vùng thoát cụ thể tuy nhiên công tác tính toán kỹ thuật phân vùng vẫn chưa chính xác dẫn đến hiệu quả quản lý nước không cao.
- Trong chỉ đạo điều hành, Công ty đã lập kế hoạch bám sát diễn biến thời tiết, thuỷ văn để tranh thủ số cống và số giờ mở cống lấy nước để lấy được lượng nước lớn nhất, đảm bảo chất lượng nước. Tuy nhiên diễn biến thời tiết bất ngờ, khó lường nên vẫn còn gây thất thoát, lãng phí nước.
- Công tác giải phóng dòng chảy trên sông, lòng kênh chưa được coi trọng hàng đầu để khai thác triệt để khả năng tiêu tự chảy và phòng chống úng có hiệu quả. Tuy Công ty kết hợp với UBND thành phố, cấp huyện đưa ra các quyết định yêu cầu giải phóng dòng chảy phải làm triệt để, duy trì thường xuyên liên tục trên tất cả các tuyến sông trục, sông dẫn, kênh dẫn đảm bảo lòng sông thông thoáng, đồng thời kiên quyết xử lý những trường hợp tái vi phạm và lấn chiếm CTTL làm ảnh hưởng đến năng lực cấp thoát nước của công trình nhưng hiệu quả chưa cao.
g) Công tác quản lý kinh doanh còn hạn chế
Dù được phép kinh doanh nhiều ngành nghề thuộc lĩnh vực thủy nông như cấp nước sạch cho nông thôn, cấp và tiêu thoát nước cho đô thị, công nghiệp, dịch vụ… nhưng nhiều năm qua, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh chính của Công ty hầu như chỉ tập trung vào việc thực hiện các đơn đặt hàng tưới tiêu hàng năm của UBND TP. Doanh thu hàng năm của Công ty chủ yếu là từ các đơn đặt hàng tưới tiêu của thành phố.
Tương tự, với xấp xỉ 1.000 lao động, dù trong giấy phép kinh doanh Cty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển thủy lợi Sông Nhuệ đăng ký tới 8 ngành nghề nhưng hàng năm Công ty cũng không có nhu cầu mở rộng lĩnh vực kinh doanh để tăng nguồn thu cho doanh nghiệp mà hầu như chỉ trông chờ các đơn đặt hàng từ thành phố để hoạt động. Các chính sách và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp chưa được đưa ra bàn luận và thống nhất với các cấp quản lý và các bộ phận khác hầu như chỉ do các cấp lãnh đạo quyết định.
Mỗi ban ngành tuy đã có một kế hoạch hành động cụ thể nhưng không thực tế vẫn mang nặng tính hình thức. Các kế hoạch đề phòng bất ngờ cần được nghiên cứu để có
thể ứng phó kịp thời với những thay đổi của môi trường kinh doanh.
Vẫn còn tình trạng không hoàn thành kế hoạch, hợp đồng dẫn đến giảm doanh thu, chi phí vẫn còn chưa được tiết kiệm triệt để, tình trạng thất thoát vẫn còn khá nhiều. Để nâng cao lợi nhuận Công ty cần nghiêm túc xem xét lại và cắt giảm các khoản chi không hợp lý, tích cực mở rộng lĩnh vực kinh doanh để tăng nguồn thu cho doanh nghiệp.
2.4.2.2 Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan
- Định mức về lao động chưa được tính toán chính xác dẫn đến việc phân bổ lao động tại các đơn vị của Công ty là không cân đối, thiếu hợp lý, chỗ thừa, chỗ thiếu.
- Năng lực chuyên môn của cán bộ thủy nông còn hạn chế dẫn tới vận hành công trình không đúng quy trình làm hư hỏng thiết bị, bên cạnh đó năng lực quản lý hạn chế dẫn tới việc điều hành công việc không mang lại hiệu quả cao. Trong khi đó công tác đào tạo, bồi dưỡng còn yếu, nặng về lý thuyết.
- Chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công trình thủy lợi, chủ yếu quan tâm về xây dựng, ít quan tâm về công tác quản lý khai thác. Khâu giám sát còn lơi lỏng.
- Kinh phí hằng năm dành cho đầu tư, duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng còn hạn chế, mang tính chắp vá, xin cho. Do nguồn kinh phí có hạn nên các công trình luôn được xếp thứ tự ưu tiên, nhiều công trình phải đợi rất lâu mới được sửa chữa, điều đó ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ của công trình. Nguồn kinh phí được cấp theo từng giai đoạn nhưng đôi khi việc cấp vốn chậm trễ làm ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi.
- Vốn đầu tư cho ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế
- Từ khâu thiết kế cán bộ thiết kế chưa bám sát đặc điểm địa chất của địa phương, không có sự tham gia của cộng đồng, do vậy khi công trình đưa vào sử dụng thì nhanh chóng bị hư hỏng như lún, lở… và không phù hợp với nhu cầu sử dụng tại địa phương.
- Chưa có sự thống nhất trong việc quản lý quy hoạch hệ thống thủy lợi, một số công trình của địa phương khi xây dựng không phù hợp với quy hoạch của hệ thống, nên khi
- đưa vào khai thác sử dụng, chưa phát huy hiệu quả đầu tư.
- Vẫn còn tồn tại nhiều sai phạm trong vận hành công trình, không thường xuyên theo dừi thực trạng cỏc cụng trỡnh dẫn tới sửa chữa khụng kịp thời, hậu quả là cỏc cụng trỡnh giảm năng lực phục vụ, tiêu hao điện năng lớn, lãng phí nước tưới nhiều.
- Không nghiên cứu mở rộng lĩnh vực kinh doanh, nguồn thu chủ yếu dựa vào thực hiện các đơn đặt hàng của nhà nước.
Nguyên nhân khách quan
- Công tác tuyên truyền sâu rộng Pháp lệnh khai thác và bảo vệ CTTL, các nghị quyết, thông tư chưa cao. Chế tài xử lý các trường hợp lấn chiếm chưa đủ sức răn đe.
- Cộng đồng trực tiếp hưởng lợi từ các công trình thủy lợi chưa được tham gia quản lý, khai thác một cách chính thức. Chính sự tham gia hạn chế của cộng đồng trong công tác quản lý công trình thủy lợi nên ý thức bảo vệ công trình còn nhiều bất cập.
Ngoài ra còn xảy ra nhiều hành vi vi phạm pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
- Thời tiết thất thường, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đã ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi. Mùa hè, nhiệt độ có khi lên tới 30 – 40oC, mưa ít gây hạn hán nghiêm trọng, không đủ nước tưới phục vụ sản xuất, tiêu hao điện năng phục vụ máy bơm. Mùa mưa, lũ lụt làm hư hỏng các công trình thủy lợi, gây ngập úng diện tích sản xuất, điều kiện tự nhiên bất lợi cản trở công tác phòng chống bão lụt.
- Do phát triển nhiều khu công nghiệp, đường giao thông, khu dân cư… nên phần nào đã phá vỡ quy hoạch thủy lợi.
- Công trình thủy lợi đã được xây dựng từ lâu nay đã xuống cấp cần được sửa chữa trong khi nguồn kinh phí hạn chế, không đáp ứng kịp làm giảm năng lực phục vụ của các công trình.
- Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chăn nuôi chưa gắn với năng lực thiết kế của hệ thống công trình thủy lợi.
- Chính sách tài chính trong quản lý, khai thác CTTL còn mang tính xin cho
Trên đây là một số nguyên nhân chính ảnh hưởng đến năng lực quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, ngoài ra còn một số nguyên nhân khác cũng có ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi như chính sách đầu tư cho công tác thủy lợi, chính sách hỗ trợ cho quản lý, điều hành.
Kết luận chương 2
Trong chương 2 đã trình bày khái quát về quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển thủy lợi Hà Nội, giới thiệu về cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây. Đồng thời nêu lên thực trạng công tác quản lý khai thác HTCTTL của Công ty TNHH một thành viên đầu tư và phát triển thủy lợi Hà Nội, phân tích, đánh giá thực trạng công tác tổ chức, quản lý khai thác công trình tại Công ty trong thời gian qua.
Luận văn đã nêu ra được những kết quả đạt được trong công tác quản lý khai thác HTCTTL và cũng đã nêu lên được các vấn đề còn tồn tại cần có giải pháp để khắc phục trong thời gian tới.
Với tình hình biến đổi khí hậu phức tạp như hiện nay công tác thủy lợi trước mắt đòi hỏi Công ty phải có các giải pháp cần thiết để khắc phục những khó khăn thách thức, tận dụng các cơ hội để phát triển bền vững.