Về mô hình tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực quản lý khai thái hệ thống công trình của công ty tnhh một thành viên đầu tư phát triển thủy lợi hà nội​ (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC HỆ THÔNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

1.6 Tổng quan về hệ thống tổ chức quản lý công trình thủy lợi ở nước ta trong thời gian qua

1.6.2 Về mô hình tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi

Theo kết quả điều tra của dự án, công tác tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi trên toàn quốc hiện nay bao gồm 4 mô hình như sau:

+ Mô hình Công ty quản lý khai thác cấp tỉnh: Hiện có 49/63 tỉnh tồn tại mô hình Doanh nghiệp QLKT CTTL cấp tỉnh, các Doanh nghiệp hoạt động theo mô hình Công ty TNHH MTV khai thác CTTL, chỉ riêng có 2 tỉnh là Sơn La và tỉnh Sóc Trăng là mô hình công ty Cổ phần thủy lợi.

+ Mô hình Chi cục thủy lợi kiêm luôn quản lý khai thác: Hiện có 3/63 tỉnh tồn tại mô hình Chi cục thủy lợi vừa làm công tác quản lý nhà nước vừa làm công tác quản lý khai thác CTTL (Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang) đối với mô hình này các Chi cục có thêm phòng QLKT CTTL hoặc giao hạt đê điều (ở Kiên Giang) và chia ra làm các đội quản lý ở cấp cơ sở để trực tiếp thực hiện quản lý vận hành các CTTL.

+ Mô hình Trung tâm QLKT, Ban Quản lý khai thác: Hiện nay có 4/63 tỉnh tồn tại mô hình trung tâm QLKT CTTL cấp tỉnh (Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Long An), đối với mô hình này các Trung tâm hoạt động theo nhiệm vụ của đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc Sở NN&PTNT thực hiện quản lý vận hành hệ thống CTTL được giao.

+ Mô hình Ban Quản lý khai thác: Hiện nay có 3/63 tỉnh tồn tại mô hình Ban QLKT cấp tỉnh (Tuyên Quang, Kon Tum, An Giang), đối với mô hình này các Ban hoạt động theo nhiệm vụ của đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc Sở NN&PTNT thực hiện quản lý vận hành HTCTTL được giao.

Theo điều tra, hiện nay toàn quốc có 93 doanh nghiệp Công ty TNHH MTV quản lý khai thác (trong đó có 3 công ty Bộ Quản lý là Công ty Bắc Nam Hà, Bắc Hưng Hải và Dầu Tiếng), 02 công ty cổ phần khai thác, 03 Ban quản lý khai thác tỉnh và 04 Trung tâm quản lý khai thác tỉnh. Chi tiết mô hình quản lý doanh nghiệp ở các địa phương thể hiện Bảng 1.3.

Bảng 1.3: Các Loại hình doanh nghiệp quản lý

STT Tên vùng Công ty Bộ

quản lý

Công ty Cổ phần

Công ty TNHH 1 thành viên

Ban QLKT thuộc tỉnh

Trung tâm KT thuộc

tỉnh

1 Đồng bằng sông Hồng 2 0 37 0 0

2 Trung du và miền núi phía bắc 0 1 16 1 0

3 Bắc Trung Bộ và duyên hải

MT 0 0 24 0 0

4 Tây nguyên 0 0 3 1 1

5 Đông Nam Bộ 1 0 6 0 1

6 Đồng bằng sông Cửu Long 0 1 4 1 2

Tổng cộng 3 2 90 3 4

Nguồn: Trung tâm Tư vấn & Chuyển giao Công nghệ Thủy lợi b. Loại hình tổ chức thủy nông cơ sở

- Theo kết quả điều tra hiện nay trên cả nước tồn tại ba mô hình chủ yếu quản lý thủy lợi cơ sở đó là:

+ Loại hình hợp tác xã nông nghiệp làm dịch vụ thủy thủy lợi.

+ Loại hình hợp tác xã làm dịch vụ thủy lợi.

+ Loại hình các Tổ chức hợp tác dùng nước: Ban quản lý thủy nông, Tổ đường nước, Hội dùng nước.

Ngoài ra còn nhiều tư nhân tự bơm tát phục vụ sản xuất của gia đình và cung cung cấp dịch vụ bơm tát cho một số hộ bên cạnh.

Bảng 1.4: Các loại hình tổ chức dùng nước

STT Tên vùng

Tổ hợp tác dùng nước UBND xã HTXNN Ban quản lý

thủy nông

Tổ đường nước

Hội dùng nước

Khác

1 Đồng bằng sông

Hồng 0 3.240 12 0 0 127

2 Trung du và miền

núi phía bắc 493 586 561 2.964 479 940

3 Bắc Trung Bộ và

duyên hải MT 324 2.184 45 305 151 158

4 Tây nguyên 68 125 0 117 0 78

5 Đông Nam Bộ 22 16 23 376 37 0

6 Đồng bằng sông

Cửu Long 109 774 3 921 0 7.856

Tổng cộng 1.016 6.925 644 4.683 667 9.159

Nguồn: Trung tâm Tư vấn & Chuyển giao Công nghệ Thủy lợi

Kết quả điều tra cho thấy số lượng lao động bình quân của 1 tổ chức hợp tác dùng nước các vùng như Bảng 1.5.

Bảng 1.5: Số lượng lao động bình quân của một TCHTDN

STT Tên vùng Đơn vị Tổng số lao

động của đơn vị

Thành viên ban quản trị

Thủy nông viên

Lao động khác

1 Đồng bằng sông Hồng Người 16 4 11 1

2 Trung du và miền núi phía bắc Người 10 2 7 -

3 Bắc Trung Bộ và duyên hải MT Người 13 3 9 1

4 Tây nguyên Người 13 2 10 1

5 Đông Nam Bộ Người 8 3 5 0

6 Đồng bằng sông Cửu Long Người 13 5 9 0

Nguồn: Trung tâm Tư vấn & Chuyển giao Công nghệ Thủy lợi Bảng 1.6: Cơ cấu về trình độ lao động bình quân trong các TCHTDN

STT Tên vùng Đơn

vị Đại học Cao đẳng Trung

cấp Sơ cấp Đào tạo khác

Chưa qua đào tạo

1 Đồng bằng sông Hồng 100 1,32 1,92 11,62 14,73 24,55 45,87

2 Trung du và miền núi phía

bắc 100 1,91 0,51 9,29 4,45 2,29 81,55

3 Bắc Trung Bộ và duyên hải

MT 100 2,96 1,16 13,58 16,33 15,03 50,94

4 Tây nguyên 100 0,83 0,83 10,37 5,81 8,71 73,44

5 Đông Nam Bộ 100 0 0 1,61 4,84 8,06 85,48

Đồng bằng sông Cửu Long

Những khó khăn tồn tại của các tổ chức hợp tác dùng nước

- Một số loại hình tổ hợp tác không đủ tư cách pháp nhân (không có con dấu, tài khoản) và quy chế hoạt động nên không nhận được tiền cấp bù thủy lợi phí.

- UBDN xã là đơn vị quản lý nhà nước về công trình thủy lợi, không phải là đơn vị quản lý khai thác CTTL.

- Hiệu quả hoạt động và sự bền vững của các Tổ chức Hợp tác dùng nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm: thể chế, chính sách, sự quan tâm của các ngành các cấp, đặc biệt là chính quyền địa phương, nguồn nhân lực và 51 năng lực của chính Tổ chức Hợp tác dùng nước, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và loại hình và đặc thù công trình thủy lợi.

- Do tính đa dạng của Tổ chức Hợp tác dùng nước nên rất khó áp dụng một cách đồng bộ cơ chế chính sách hiện hành trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi cho các loại hình Tổ chức Hợp tác dùng nước, đặc biệt đối với những tổ chức không có tư cách pháp nhân. Vì vậy, song song với việc củng cố, tăng cường, và phát triển mô hình tổ chức phù hợp cần ban hành chính sách tương ứng đi kèm để đảm bảo các mô hình Tổ chức Hợp tác dùng nước hoạt động hiệu quả, bền vững.

- Đối với những Tổ chức Hợp tác dùng nước hoàn chỉnh (có tư cách pháp nhân, tài khoản và con dấu, có trụ sở làm việc) như Hợp tác xã nông nghiệp, Hợp tác xã dùng nước, Ban quản lý thủy nông, việc hoạt động thuận lợi trong công tác quản lý, sử dụng kinh phí cấp bù thủy lợi phí. Ngược lại những Tổ chức Hợp tác dùng nước chưa hoàn chỉnh (không có tư cách pháp nhân, tài khoản và con dấu) như Tổ hợp tác, việc hoạt động khó khăn xuất phát từ việc khó triển khai và quản lý nguồn cấp bù thủy lợi phí.

- Việc quy định thu TLP nội đồng ở một số địa phương thấp, chưa phù hợp với tình hình thực tế. Thậm chí nhiều địa phương còn chưa có quy định mức trần thủy lợi phí nội đồng (Gia Lai, Lâm Đồng…). Vì vậy, nguồn thu không đủ để các Tổ chức Hợp tác dùng nước bảo dưỡng, nạo vét kênh mương, chi trả tiền công dẫn nước. Điều này làm cho công trình nhanh xuống cấp, hư hỏng và không phát huy hiệu quả theo thiết kế.

Nhiều Tổ chức Hợp tác dùng nước có nguy cơ tan rã.

- Việc một số địa phương miễn thu TLP đến mặt ruộng cho người dân, trong khi người dân ở một số địa phương cho rằng Chính phủ miễn hoàn toàn thủy lợi phí cho sản xuất nông nghiệp nên không nộp TLP nội đồng. Điều này đã ảnh hưởng không tốt đến nguồn thu và qua đó tác động tiêu cực đến hoạt động làm tăng nguy cơ tan rã của các Tổ chức Hợp tác dùng nước tại một số địa phương như Lâm Đồng.

- Một số Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp hoạt động còn kém hiệu quả, ngoài những nguyên nhân trên còn do việc chưa thực sự đổi mới về tổ chức, quản lý và hoạt động theo đúng nguyên tắc của Hợp tác xã. Nhận thức của đội ngũ cán bộ chủ chốt của Hợp tác xã còn hạn chế nên thiếu động lực phát triển.Ý thức của người dân chưa cao, chưa phát huy được vai trò trong công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các Tổ chức Hợp tác dùng nước còn nghèo nàn, trình độ công nghệ thấp chưa phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý khai thác.

Nhiều Tổ chức Hợp tác dùng nước đặc biệt là các Tổ chức hợp tác thậm chí còn chưa có trụ sở làm việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực quản lý khai thái hệ thống công trình của công ty tnhh một thành viên đầu tư phát triển thủy lợi hà nội​ (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)