Thực trạng các công trình thủy lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực quản lý khai thái hệ thống công trình của công ty tnhh một thành viên đầu tư phát triển thủy lợi hà nội​ (Trang 56 - 58)

Trả kinh phí do miễn thu thủy lợi phí của tỉnh ngoài tưới cho Hà Nội đồng 4.528.624.832 4.316.024.500 4.404.546.435 4.350.390.942 4.261.582.953 2.3 Trả Kinh phí cấp bù miễn tLP diện tích tự bơm chuyển về công ty theo QĐ 41 đồng 19.074.773.182 IV Lợi nhuận định mức đồng 6.428.874.103 4.061.146.387 2.986.320.686 V Kế hoạch ngân sách cấp đặt hàng đồng 154.388.376.182 136.239.013.243 150.588.899.15 94.308.847.665 74.117.122.919 VI Kế hoạch đặt hàng không thường xuyên đồng 3.200.566.000

(Nguồn: Phòng Kế hoạch- kỹ thuật của Công ty)

2.2 Hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi do Công ty quản lý

2.2.1 Thực trạng các công trình thủy lợi

Công ty quản lý khai thác 87 trạm bơm với 512 máy bơm các loại; 13 nhà quản lý hồ chứa, cụm công trình và cống trọng điểm; quản lý 2.368 cống các loại, 356 tuyến kênh với tổng chiều dài 589,31 km; quản lý 5 hồ chứa nước với tổng dung tích 7.913 triệu m3, quản lý 2 bể lọc kỹ thuật.

Các công trình thủy lợi mà công ty quản lý nằm trải dài trên 08 quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội và một phần diện tích của huyện Mê Linh, tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Vĩnh Phúc. Địa bàn rộng nên khá khó khăn cho việc quản lý sát sao.

Hệ số tưới, tiêu các hệ thống hiện nay còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, diễn biến thời tiết khí tượng thủy văn có xu hướng ngày càng bất lợi,

thiên tai xảy ra ngày càng khắc nghiệt, lượng mưa phân bổ ngày càng chênh lệch khiến công tác tưới, tiêu nước gặp nhiều khó khăn. Do biến động dòng chảy trên hệ thống sông, hạn hán, lũ lụt ngày càng gia tăng, mặn ngày càng xâm nhập sâu hơn vào đất liền, gây ảnh hưởng cho việc lấy nước, làm tăng nhu cầu rửa mặn. Bên cạnh đó hiện nay việc thâm canh tăng vụ, đòi hỏi thời vụ gieo trồng khắt khe hơn, nên việc làm ải đồng loạt được áp dụng ở hầu hết diện tích, các giống lúa cao sản hầu hết là loại thấp cây khả năng chịu úng, hạn kém. Vì vậy để đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp hiện nay cần phải nâng cao hệ số tưới, tiêu cho phù hợp.

Điểm yếu nhất là đa số các công trình được xây dựng từ những năm 1970-1980, máy móc xuống cấp, hiệu suất bơm giảm, hiệu quả bơm tiêu thấp, hệ thống điện của nhiều trạm bơm đã sử dụng nhiều năm dễ gặp sự cố khi tiêu úng hoạt động dài ngày. Chưa kể hệ thống công trình tiêu thoát nước phục vụ sản xuất và dân sinh, tiêu cho các đô thị còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, bị chia cắt, giảm năng lực tiêu thoát. Một số công trình đầu mối như trạm bơm, cống tiêu đã xuống cấp, hư hỏng, cánh cống, phai cống, cửa van cần thay thế. Nhiều hệ thống tiêu lớn đã bị bồi lắng không được nạo vét làm thu hẹp dòng chảy, một số khu vực trước đây vẫn tiêu tự chảy nhưng khả năng tiêu ngày càng hạn chế. Hệ số tiêu bình quân mới đạt 5-6 lít/s/ha.

Tình trạng vi phạm, lấn chiếm hành lang CTTL vẫn diễn ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng tới năng lực tưới, tiêu của hệ thống. Do nhận thức của một bộ phận người dân, ý thức cộng đồng về tài nguyên nước, nhất là sự cần thiết quản lý khai thác tổng hợp tài nguyên nước còn thấp, những vi phạm Pháp lệnh Bảo vệ và Khai thác CTTL vẫn tái diễn và phát triển, hiệu quả của chiến dịch giải tỏa khơi thông dòng chảy có những nơi còn thấp làm giảm năng lực của hệ thống công trình. Sự phát triển kinh tế chưa gắn liền với quy hoạch chung cũng là nguyên nhân làm cho HTCTTL bị xâm hại, nhiều công trình bị thay đổi mục tiêu nhiệm vụ, giảm sự chi phối. Đồng thời quá trình phát triển kinh tế xã hội cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường nguồn nước trong các HTCTTL. Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi tạo ra những nhiệm vụ và yêu cầu mới đối với các CTTL trên địa bàn quản lý.

giao thông thi công chậm tiến độ gây ách tắc dòng chảy trên các trục tiêu chính. Tốc độ đô thị hóa cao làm cho hệ thống công trình thủy lợi bị chia cắt, tạo ra các khu đất xen kẹt không còn hệ thống tiêu khi mưa úng lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực quản lý khai thái hệ thống công trình của công ty tnhh một thành viên đầu tư phát triển thủy lợi hà nội​ (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)