Cơ sở lí luận về BT

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh trong dạy học chủ đề Sinh học vi sinh vật, sinh học 10 - trung học phổ thông. (Trang 22 - 25)

1.2. Cơ sở lí luận của đề tài

1.2.2. Cơ sở lí luận về BT

BT là một nhiệm vụ mà người giải cần phải thực hiện, trong BT bao gồm có dữ kiện và yêu cầu cần tìm [10]. Theo Nguyễn Ngọc Quang: BT là bài ra cho HS làm để vận dụng những điều đã học nhằm hình thành kiến thức mới, củng cố, hoàn thiện, nâng cao kiến thức đã học [16].

Các nhà lí luận dạy học Liên Xô cũ cho rằng: BT là một dạng gồm những bài toán, những CH hoặc đồng thời cả bài toán và CH mà khi hoàn thành chúng HS nắm đƣợc một tri thức mới hay một KN nhất định và hoàn thiện chúng.

Các mức độ của BT có thể là một CH, một thí nghiệm nêu vấn đề hay một bài toán nhận thức. BT có giá trị nhận thức phải chứa đựng những tình huống sƣ phạm, mặt khác cũng phải tạo ra một định hướng nhận thức cho người học biết sử dụng vốn tri thức của mình để phát hiện những tri thức mới từ tài liệu.

b. Yêu cầu sư phạm của BT Sinh học [21]

- BT là phương tiện dùng để dạy học.

- BT là phương tiện để hướng dẫn phương pháp học, hướng dẫn nội dung học,

cũng nhƣ nội dung kiểm tra và tự kiểm tra kết quả học tập.

- BT phải mã hóa được lượng thông tin quan trọng được trình bày dưới dạng thông báo, phổ biến kiến thức thành dạng nêu vấn đề học tập. BT đƣợc thiết kế phải đảm bảo yêu cầu Sƣ phạm, việc học không chỉ dừng lại ở mức độ ghi nhớ để trình bày lại mà còn phải sử dụng đƣợc những kiến thức đã biết để tự tìm tòi, khám phá ra những kiến thức mới theo định hướng của GV. Kết quả của việc giải BT là nắm vững kiến thức, phát triển tư duy và hình thành cho người học sự tích cực, chủ động và tự lực.

- BT cần đƣợc diễn đạt rừ ràng, chớnh xỏc và sỳc tớch.

c. Vai trò của BT trong dạy học

- BT giúp HS tự lĩnh hội, củng cố và hoàn thiện kiến thức một cách có hệ thống.

- BT sẽ tạo nguồn hứng thú cho việc học tập tích cực của HS. Thông qua việc sử dụng BT, sẽ rèn luyện cho HS tính kiên nhẫn, sáng tạo khi xử lý và vận dụng trong các vấn đề học tập.

- BT phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập của HS, khắc phục lối dạy học truyền thụ một chiều.

- BT là công cụ để phát triển các thao tác tƣ duy: khi tìm lời giải cho một BT đòi hỏi người học cần phải có sự đối chiếu, so sánh những điều đã cho và những điều cần tìm. Người học phải suy luận logic, do đó tư duy được phát triển.

d. Phân loại BT

BT có rất nhiều dạng và đƣợc sử dụng phổ biến trong quá trình dạy - học. Có nhiều cách phân loại BT khác nhau: dựa vào mục đích của lí luận dạy học, dựa vào năng lực nhận thức, dựa vào địa điểm thực hiện BT.

 Dựa vào mục đích lí luận dạy học

- Dựa vào mục đích lý luận dạy học có thể chia BT làm ba loại sau:

+ Loại 1: BT sử dụng để dạy bài mới

Khi HS giải đƣợc các BT này HS sẽ lĩnh hội đƣợc kiến thức mới. Do vậy, mỗi BT dùng với mục đích dạy bài mới phải mã hóa đƣợc nội dung kiến thức. Khi giải loại BT này, GV nên đưa ra các CH phụ để hướng dẫn, gợi ý HS gợi nhớ lại các

kiến thức cũ vận dụng vào để giải BT. Vì thế, số lƣợng và tính chất của câu hỏi phụ phụ thuộc vào từng đối tƣợng HS.

+ Loại 2: BT để củng cố, hoàn thiện và nâng cao kiến thức

Các dạng BT này đƣợc xây dựng dựa trên những tri thức đã có của HS, nhƣng các kiến thức đó chƣa có tính hệ thống. Với loại BT này sẽ giúp HS hệ thống hóa, khái quát hóa những kiến thức đã học, rèn luyện các thao tác tƣ duy và sự sáng tạo cho HS.

+ Loại 3: BT sử dụng trong kiểm tra, đánh giá

Hệ thống BT này dùng để kiểm tra, đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức của HS sau mỗi bài học, một chương hoặc một chủ đề nhất định. Tùy vào từng đối tượng HS, thời gian làm bài quy định và nội dung trọng tâm của bài, của chương mà GV xây dựng BT cho phù hợp.

 Dựa vào năng lực nhận thức của HS

- Theo quan điểm của tác giả Hồ Thị Dung, dựa vào năng lực nhận thức của HS, BT đƣợc chia thành 2 loại: BT tái hiện và BT sáng tạo [4].

+ Loại 1: BT tái hiện

Là dạng BT đòi hỏi HS nhớ lại, tái hiện lại kiến thức, KN đã học. Ở mức độ cao hơn, BT tái hiện đòi hỏi HS phải nhận biết đƣợc những kiến thức cơ bản đã đƣợc thay đổi ít nhiều so với dạng đã học, biết diễn đạt những điều đã học bằng ngôn ngữ riêng, ngắn gọn hơn, chi tiết hơn.

+ Loại 2: BT sáng tạo

Là dạng BT đòi hỏi HS áp dụng những kiến thức, KN đã học để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới, những vấn đề có tính tổng hợp. Ở mức độ cao hơn, BT sáng tạo đòi hỏi giải quyết vấn đề theo một hướng mới, một kỹ thuật mới, một phương pháp mới. Cái mới này có thể là cái mới đối với cá nhân hoặc cả xã hội.

- Theo quan điểm của Trần Bá Hoành, phân chia các dạng BT thành 5 loại chính:

+ Loại 1: loại BT kích thích sự quan sát, chú ý.

+ Loại 2: loại BT yêu cầu sự so sánh, phân tích.

+ Loại 3: loại BT yêu cầu sự tổng hợp, khái quát hóa kiến thức.

+ Loại 4: loại BT yêu cầu sự liên kết các kiến thức đã học với thực tế cuộc sống.

+ Loại 5: loại BT kích thích tư duy, sáng tạo, hướng dẫn HS nêu và giải quyết vấn đề.

 Dựa vào địa điểm thực hiện BT

- Dựa vào địa điểm thực hiện BT có thể chia BT làm hai loại sau:

+ Loại 1: BT trên lớp

Trong quá trình dạy học, GV cho HS làm những BT ngay tại lớp. GV có thể sử dụng BT trong quá trình học bài mới, cho HS vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề trong thực tiễn hoặc thông qua BT, GV truyền đạt kiến thức mới cho HS.

Ngoài ra, BT đó cũng có thể dùng để củng cố tiết học, qua đó GV nhanh chóng đánh giá đƣợc kết quả lĩnh hội kiến thức của HS trong buổi học.

+ Loại 2: BT ở nhà

Loại BT này sẽ giúp GV đánh giá đƣợc khả năng tiếp thu bài học của HS.

Ngoài ra, thông qua các BT về nhà, GV sẽ rèn luyện cho HS việc tự học thêm ở nhà. BT về nhà cần đƣợc sửa vào đầu tiết học mới hoặc trong tiết sửa BT để GV kịp thời phát hiện và sửa chữa những hiểu biết sai lệch của HS (nếu có).

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh trong dạy học chủ đề Sinh học vi sinh vật, sinh học 10 - trung học phổ thông. (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)