3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
3.1.1. Khái quát nội dung phần“Sinh học vi sinh vật”
Phần “Sinh học vi sinh vật” - Sinh học 10 gồm 3 chƣơng với 19 bài (Sách nâng cao) và 12 bài (sách cơ bản). Cấu trúc chƣơng trình phần “Sinh học vi sinh vật” - Sinh học 10 thể hiện rõ tính logic trong cấu trúc nội dung, trong đó các kiến thức ở bài trƣớc là cơ sở để hình thành các kiến thức ở phía sau chƣơng trình. Các kiến thức tạo thành một hệ thống nhất, có quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Chƣơng 1: Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng ở VSV.
Chƣơng này giới thiệu cho HS cái nhìn khái quát về VSV, về các kiểu dinh dƣỡng và chuyển hóa vật chất rất đa dạng ở VSV thông qua các quá trình tổng hợp và phân giải các chất, đồng thời cũng nêu lên vai trò của VSV trong thiên nhiên và những ứng dụng của nó đối với đời sống con ngƣời.
- Chƣơng 2: Sinh trƣởng và sinh sản của VSV
Chƣơng 2 đề cập tới sự sinh trƣởng của VSV theo cấp số mũ, quy luật sinh trƣởng trong nuôi cấy liên tục, nuôi cấy không liên tục, cơ sở của công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào và công nghệ sinh học, đồng thời nêu đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng tới sự sinh trƣởng của VSV. Ngoài ra, chƣơng 2 còn giới thiệu đến các hình thức sinh sản của VSV.
- Chƣơng 3: Virut và bệnh truyền nhiễm
Chƣơng 3 đề cập tới các dạng virut, sự nhân lên của virut trong tế bào chủ và mối quan hệ của nó với các sinh vật khác. Đồng thời, cũng nói lên các phƣơng thức truyền bệnh của virut và các ứng dụng của virut trong thực tiễn. Phần cuối cùng của chƣơng giới thiệu về các bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.