CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.3. Kết quả xây dựng BT nhằm rèn luyện KN tự học cho HS trong dạy học chủ đề “Sinh học VSV”, Sinh học 10 - THPT
3.3.2. Ví dụ minh họa
Xây dựng BT trong phần “Bệnh truyền nhiễm”, chủ đề “Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch”.
Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học - Về kiến thức:
+ Nêu đƣợc khái niệm bệnh truyền nhiễm và các tác nhân gây bệnh.
+ Phân biệt được các phương thức lây truyền.
+ Từ phương thức lây truyền, đề xuất được các biện pháp phòng tránh một số bệnh truyền nhiễm.
- Về kĩ năng:
+ KN đọc và chọn lọc những thông tin cần thiết trong tài liệu.
+ KN tự phân tích, tổng hợp tài liệu. Từ kết quả đã phân tích đƣợc tự rút ra kiến thức mới của bài học.
- Về thái độ
+ Có nhận thức đúng đắn về các phương thức lây truyền bệnh để có các biện
pháp phòng tránh bệnh hợp lý.
Bước 2: Phân tích nội dung bài học
- Bài học gồm hai nội dung chính: Phần thứ nhất là bệnh truyền nhiễm giới thiệu về khái niệm, các phương thức lây truyền và một số bệnh truyền nhiễm phổ biến do virut. Phần còn lại đề cập đến các loại miễn dịch.
Bước 3: Lựa chọn nội dung xây dựng BT
- Các kiến thức về bệnh truyền nhiễm gắn liền với thực tế hơn nữa cũng rất gần gũi với HS. HS sẽ dựa vào nguồn tài liệu GV cung cấp kết hợp với những hiểu biết của bản thân trong thực tiễn, từ đó phân tích và tự rút ra đƣợc kiến thức mới.
Bước 4: Xây dựng BT
Chúng tôi đã cung cấp cho HS một đoạn thông tin ngắn về 2 bệnh truyền nhiễm khá phổ biến hiện nay: Bệnh viêm gan B và bệnh viêm loét dạ dày. Yêu cầu HS từ đoạn thông tin đó kết hợp với vốn hiểu biết của bản thân hoàn thành các yêu cầu của BT. Từ đó, tự bản thân HS hình thành nên kiến thức mới. Cụ thể nhƣ sau:
Đoạn thông tin dưới đây giới thiệu về hai căn bệnh phổ biến hiện nay: bệnh viêm gan B và bệnh viêm loét dạ dày. Hãy đọc và hoàn thành các yêu cầu sau:
Bệnh viêm gan B [28]
Viêm gan B là một căn bệnh tấn công lá gan. Căn bệnh này do siêu vi viêm gan B (HBV) gây ra. Khoảng 4.9% người Mỹ bị nhiễm HBV. Nhiều người bị nhiễm bệnh thường không cảm thấy có triệu chứng gì và thậm chí không biết là mình nhiễm bệnh. Khoảng 90% trẻ nhỏ sinh ra đã có mẹ mắc bệnh đều nhiễm bệnh viêm gan B.
Viêm gan B là căn bệnh viêm nhiễm do máu, điều đó có nghĩa là có siêu vi gây bệnh trong máu và chất dịch cơ thể của những người mắc bệnh. Nếu máu hoặc chất dịch cơ thể nhiễm HBV xâm nhập vào cơ thể của người lành qua vết cắt hoặc chỗ hở khác, người đó rất dễ có nguy cơ mắc bệnh. HBV là loại siêu vi sống rất dai;
thậm chí chúng còn có thể sống trong máu khô trong nhiều ngày. Chính vì vậy rất dễ nhiễm HBV nếu bạn sinh hoạt tình dục không có biện pháp bảo vệ với một người đã nhiễm bệnh hoặc nếu máu hoặc chất dịch cơ thể có siêu vi HBV đã tiếp xúc với một vết thương hở miệng hoặc da bị bong. HBV cũng lây lan dễ dàng qua dụng cụ y
tế (kim tiêm, ống tiêm) sử dụng lại hoặc không tiệt trùng đúng cách hoặc trong dụng cụ chích ma túy,...
Bệnh viêm loét dạ dày [30]
Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dại dày: sự lặp lại nhiều lần của việc ăn uống không điều độ, thường xuyên căng thẳng, stress, lạm dụng các loại thuốc giảm đau. Theo một số nghiên cứu thống kê cho thấy có đến 15% người bệnh dùng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm liên tục trên 3 tháng sẽ bị viêm loét dạ dày. 50-80% số người đã nhập viện đã và đang sử dụng các loại thuốc này.Đặc biệt hơn trong số những bệnh nhân bị đau dày dày có đến 80% người bệnh là do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) và có khoảng 25% người đã bị nhiễm khuẩn này nhƣng vẫn chƣa bị viêm loét dạ dày cho đến khi gặp các tác nhân có lợi như hút thuốc lá nhiều thì mới bị do các vi khuẩn này gặp được môi trường thuận lợi nên sinh trưởng và phát triển nhanh hơn khiến người bệnh bị đau dạ dày (viêm loét dạ dày).
Nguy cơ lây bệnh từ người này qua người khác cao nhất vẫn là do cách ăn uống chung trong gia đình có người nhiễm vi khuẩn HP. Có nhiều đường lây nhiễm vi khuẩn HP: miệng – miệng (qua nước bọt từ đồ dùng vệ sinh cá nhân, hôn trực tiếp, mẹ nhai mớm cơm cho con…); dạ dày - miệng (trào ngƣợc dạ dày - thực quản đưa HP từ dạ dày lên miệng, bám vào mảng cao răng gây lây nhiễm qua đường miệng), qua phân người (do không rửa tay sạch sau khi đi tiêu và trước khi ăn);
nước cũng có thể là trung gian truyền bệnh (vi khuẩn HP hiện diện trong nguồn nước ngầm, nước giếng, nước thải chưa qua xử lý).
Yêu cầu:
a. Theo em, đặc điểm chung của 2 căn bệnh trên là gì?
b. Cho biết tác nhân gây ra 2 căn bệnh trên.
c. Các cá thể lây truyền bệnh cho nhau qua những con đường nào?
d. Từ các con đường lây truyền đó, em hãy tự rút ra các biện pháp để bản thân phòng tránh đƣợc 2 căn bệnh trên.
e. Hai bệnh trên đƣợc gọi là bệnh truyền nhiễm, vậy bệnh truyền nhiễm là gì?
Bước 5: Xây dựng đáp án cho BT
a. Hai căn bệnh trên đều lây từ cơ thể này sang cơ thể khác b. c.d
Bệnh Viêm gan B Viêm loét dạ dày
Tác nhân gây bệnh
Virut HBV Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP)
Con đường lây truyền
Đường máu, đường tình dục, đường từ mẹ qua thai nhi
Đường tiêu hóa
Biện pháp phòng ngừa
- Quan hệ tình dục an toàn
- Không bao giờ dùng chung bàn chải, dao cạo râu, bông tai hoặc dụng cụ khác có thể đã tiếp xúc với máu của người bệnh
- Bảo đảm rằng trẻ em sinh ra đã có mẹ mắc bệnh đều đƣợc chủng ngừa ngay, và đƣợc điều trị bằng globulin miễn dịch viêm gan B
- Vệ sinh ăn uống sạch sẽ, sử dụng nguồn nước sạch, không dùng chung đồ dùng khi ăn
- Có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lí
- Điều trị bằng kháng sinh đúng cách để diệt vi khuẩn HP
e. Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác Bước 6: Hoàn thiện BT
- Chỉnh sửa lại một lần nữa nội dung và hình thức diễn đạt của BT.
3.3.3. Kết quả xây dựng BT rèn luyện KN tự học cho HS trong dạy học chủ