Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh trong dạy học chủ đề Sinh học vi sinh vật, sinh học 10 - trung học phổ thông. (Trang 49 - 58)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.5. Kết quả thực nghiệm

 Để đánh giá hiệu quả tiếp thu kiến thức bài học của HS ở 2 lớp TN và ĐC, theo chương trình học nâng cao, ở cả hai nhóm lớp, chúng tôi đã tiến hành cho HS làm hai lần kiểm tra, mỗi lần kiểm tra ở 2 lớp (1 lớp TN và 1 lớp ĐC). Cụ thể số lần kiểm tra và kết quả thu đƣợc thống kê ở bảng sau:

Bảng 3.3. Kết quả các bài kiểm tra trong thực nghiệm

Tên chủ đề thực nghiệm

Đối chứng Thực nghiệm

Tên lớp

Số bài KT thu

đƣợc

Tên lớp

Số bài KT thu

đƣợc - Cấu trúc của virut

10/3 39 10/5 41

- Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ

Bảng 3.4. So sánh định lƣợng kết quả nhóm TN và nhóm ĐC qua bài kiểm tra trong thực nghiệm

Lần KT

Phương án

Số bài

𝑋 ± m S Cv% dTN-ĐC td

1 ĐC 39 6.1 ± 0.22 1.39 22.79 0.78 2.58

TN 41 6.88 ± 0.20 1.31 19.04

2 ĐC 39 6.56 ± 0.20 1.24 18.9 0.95 3.58

TN 41 7.51 ± 0.18 1.13 15.05

Tổng hợp

ĐC 78 6.33± 0.15 1.34 21.17 0.82 4.00 TN 82 7.15± 0.14 1.25 17.48

Qua số liệu thống kê ở bảng và bảng , ta thấy:

- Điểm trung bình cộng qua mỗi lần kiểm tra trong thực nghiệm ở nhómTN luôn cao hơn nhóm ĐC (ở lớp TN là 7.15± 0.14, lớp ĐC là 6.33±0.15), Hiệu số điểm trung bình cộng (dTN-ĐC) giữa nhóm TN và nhóm ĐC là số dương (0.82). Điều này chứng tỏ kết quả lĩnh hội kiến thức của nhóm TN tốt hơn nhóm ĐC.

- Độ sai lệch (S) của nhóm TN qua 2 lần kiểm tra là 1.25 nhỏ hơn nhóm ĐC là 1.34. Mặt khác, hệ số biến thiên Cv% của nhóm TN là 17.48% nhỏ hơn nhóm ĐC là 21.17%. Điều này chứng tỏ độ dao động xung quanh vị trí trung bình cộng của nhóm TN nhỏ hơn nhóm ĐC và việc tiếp thu nội dung bài học của HS trong dạy học chủ đề “Sinh học Vi sinh vật”, Sinh học 10 - THPT bước đầu đem lại hiệu quả.

- Kiểm định độ tin cậy về sự chênh lệch của 2 giá trị trung bình cộng của nhóm TN và nhóm ĐC bằng đại lƣợng kiểm định td . Qua 2 lần thực nghiệm ta thấy có giá trị lần lƣợt là 2.58 và 3.58 đều lớn hơn tα = 1.96. Điều này chứng tỏ rằng kết quả lĩnh hội tri thức của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC là đáng tin cậy.

Bảng 3.5. Bảng phân phối tần suất và tần suất cộng dồn (CD) kết quả của hai lần kiểm tra

Điểm

Phương án

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN

Tần số 0 0 0 2 6 13 31 20 7 3

Tần suất

CD 0 0 0 0.02 0.07 0.16 0.38 0.25 0.09 0.04 ĐC

Tần số 0 0 2 5 13 21 22 12 3 0

Tần suất

CD 0 0 0.03 0.06 0.17 0.27 0.28 0.15 0.04 0

Biểu đồ 3.1. Kết quả phân phối tần suất theo điểm số của 2 lần kiểm tra Qua bảng 3.5 và biểu đồ 3.1 ta thấy:

- Từ điểm 2 trở xuống thì cả nhóm TN và nhóm ĐC đều không có giá trị, nhƣng đến điểm 3 thì đồthị của nhóm ĐC bắt đầu tăng lên, trong khi đó ở nhóm TN vẫn ở giá trị là 0. Từ điểm 4 - 6, nhóm ĐC có đồthị cao hơn nhóm TN, nhƣng từ điểm 7 trở đi thì kết quả đảo ngƣợc lại, đồthị của nhóm TN luôn cao hơn nhóm ĐC.

Đặc biệt là ở điểm 9, 10 đồthị của nhóm TN cao trong khi đó nhóm ĐC đến điểm 0

0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Tần suất CD

Điểm TN ĐC

10 là đồthị trở về giá trị 0. Điều này chứng tỏ nhóm TN luôn đạt kết quả cao hơn nhóm ĐC.

Bảng 3.6. Bảng phân phối tần suất theo xếp loại trình độ HS qua 2 bài kiểm tra Lần

KT

Phương

án Số HS Yếu, kém (%)

Trung bình

(%) Khá (%) Giỏi

(%)

1 ĐC 39 12.83 46.15 38.46 2.56

TN 41 4.88 26.83 60.98 7.31

2 ĐC 39 5.13 41.03 48.72 5.12

TN 41 0 19.51 63.41 17.08

Tổng hợp

ĐC 78 8.97 43.59 43.59 3.85

TN 82 2.43 23.17 62.19 12.21

Biểu đồ 3.2. Kết quả phân phối tần suất theo xếp loại trình độ HS qua 2 bài kiểm tra

Qua bảng 3.6 và biểu đồ 3.2, ta thấy:

- Tỉ lệ % điểm khá, giỏi của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC, tỉ lệ % điểm yếu, kém, trung bình của nhóm TN đều nhỏ hơn nhóm ĐC. Điều này khẳng định ở nhóm TN kết quả đạt đƣợc trong TN cao hơn nhóm ĐC.

0 10 20 30 40 50 60 70

Yếu, kém Trung bình Khá Giỏi

Phần trăm

Học lực

TN ĐC

Thông qua quá trình giảng dạy và các lần kiểm tra đánh giá ở nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC, cũng nhƣ trao đổi với giáo viên giảng dạy bộ môn và một số HS, chúng tôi nhận thấy rằng:

- Việc tổ chức hoạt động dạy - học cho HS có sử dụng BT đã góp phần kích thích đƣợc tính tích cực, chủ động hợp tác của HS. Với hệ thống các BT đƣợc đƣa ra trong bài, HS tự mình tìm kiếm và chiếm lĩnh tri thức thông qua việc độc lập làm việc với SGK, phương tiện trực quan hoặc tiến hành thảo luận nhóm. Vì thế, hiệu quả của tiết dạy ở nhóm lớp TN luôn cao hơn nhóm lớp ĐC, cụ thể nhƣ sau:

+ Ở nhóm lớp ĐC: Lớp học khá trầm, HS phát biểu ý kiến xây dựng bài dựa trên cơ sở SGK nhƣng vẫn còn ít. HS tiếp thu kiến thức một cách bị động, chủ yếu là tiếp nhận từ GV. Trong giờ kiểm tra, HS còn tỏ ra lúng túng và thiếu độc lập.

+ Ở nhóm lớp TN: Giờ học sôi nổi, HS tự giác, tích cực học tập. GV gợi mở kiến thức dưới dạng các BT, từ đó HS tự khám phá và phát hiện ra tri thức mới.

Trong giờ kiểm tra, tốc độ làm bài và ý thức độc lập của HS cao hơn so với nhóm lớp ĐC.

Trên cơ sở phân tích các kết quả thu đƣợc qua thực nghiệm về mặt định tính và định lƣợng, có thể khẳng định BT đã mang lại hiệu quả cao trong việc truyền đạt kiến thức, giúp HS tiếp thu tri thức tốt hơn.

 Ngoài ra, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 2 lớp 10/3 (39HS) và 10/5 (41HS), trường THPT Nguyễn Trãi, Đà Nẵng để đánh giá hiệu quả của BT trong việc rèn luyện KN tự học cho HS, kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

- Đánh giá mức độ hài lòng, hứng thú của HS đối với BT GV sử dụng trong 2 bài đã TN

Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành quan sát thái độ của HS, đều nhận thấy đa số HS rất hứng thú với tiết học.

Biểu đồ 3.3. Đánh giá mức độ hài lòng, thích thú của HS trong tiết học ở lớp thực nghiệm

Dựa trên biểu đồ, có thể thấy rằng qua 2 tiết dạy có sử dụng BT, HS cảm thấy hứng thú và chú ý hơn vào bài học. Trong số HS đƣợc khảo sát, có đến 75,61% cho rằng việc sử dụng các BT đó yêu cầu mỗi HS phải tự rút ra kiến thức mới thông qua những gợi ý của BT và dưới sự hướng dẫn của GV nên làm cho các kiến thức trong bài học dễ hiểu và nhớ lâu hơn. Bên cạnh việc kích thích sự chú ý của HS vào bài học, 87.8%HS nhận thấy rằng các BT đƣa ra vẫn đáp ứng đƣợc yêu cầu về kiến thức nội dung bài học.

- Đánh giá mức độ đạt đƣợc các KN thành phần trong KN tự học của HS.

(Để việc phân tích kết quả tránh sự nhầm lẫn, chúng tôi quy ƣớc: lớp TN khảo sát trước buổi học là lớp TN1, lớp TN khảo sát sau buổi học là lớp TN1’)

Biểu đồ 3.4. Đánh giá mức độ đạt đƣợc các KN thành phần trong KN tự học của HS ở lớp ĐC

0 50 100

BT thu hút sự chú ý của HS BT đáp ứng đƣợc yêu cầu về kiến thức BT giúp bài học dễ hiểu, dễ nhớ hơn HS thích thú sau 2 tiết học TN

14.63 0

24.39 4.88

34.15 12.2

46.34 34.15

51.22

87.8 29.27

60.97

Phần trăm

Hoàn toàn đồng ý Đồng ý 1 phần Hoàn toàn không đồng ý

0 10 20 30 40 50 60 70 80 Mức độ 1

Mức độ 2

Mức độ 3 Mức độ 4

Biểu đồ 3.5. Đánh giá mức độ đạt đƣợc các KN thành phần trong KN tự học của HS ở lớp TN1’

+ Đánh giá mức độ đạt đƣợc các KN thành phần trong KN tự học của HS của lớp ĐC và lớp TN1’.

Biểu đồ 3.5 cho thấy, các BT thực nghiệm đã đem lại hiệu quả trong việc hình thành và rèn luyện 3 KN sau: KN tự tìm kiếm thông tin, KN khai thác kiến thức từ các phương tiện học tập, KN đọc và chọn lọc thông tin với tỉ lệ lần lượt là 17.07%, 17.07% và 7.32% HS đạt đƣợc mức độ 4. Trong khi tỉ lệ này ở lớp ĐC theo biểu đồ 3.4 chỉ là 5.13% ở KN đọc và chọn lọc thông tin, ở 2 KN còn lại không có HS nào đạt đƣợc mức độ này. Ở KN tự phân tích tổng hợp tài liệu ở cả 2 nhóm lớp đều không có HS nào đạt đƣợc mức độ 4, sự chênh lệch về số HS đạt đƣợc KN này ở mức độ 2, 3 cũng không đáng kể. Chúng tôi cho rằng: đây là KN tương đối khó, muốn đạt được mức độ cao ở KN này trước hết đòi hỏi HS phải rèn luyện tốt KN phân tích, khái quát hóa vấn đề và tìm ra mối liên quan giữa các sự việc đƣợc nêu ra để đi đến một kết luận chung.

0 10 20 30 40 50 60 70 Mức độ 1

Mức độ 2

Mức độ 3 Mức độ 4

0 10 20 30 40 50 60 70 Mức độ 180

Mức độ 2

Mức độ 3 Mức độ 4

. KN tự khai thác kiến thức từ các phương tiện học tập

KN đọc và chọn lọc thông tin

. KN ghi chép nội dung bài học và vấn đề GV mở rộng

KN tự tìm kiếm thông tin

KN tự phân tích, tổng hợp tài liệu để rút ra kiến thức mới

Biểu đồ 3.6. Đánh giá mức độ đạt đƣợc các KN thành phần trong KN tự học của HS ở lớp TN1

+ Đánh giá mức độ đạt đƣợc các KN thành phần trong KN tự học của HS của lớp TN1 và lớp TN1’.

Sau khi tiến hành TN, thông qua việc sử dụng các BT số HS đạt đƣợc các KN trên ở mức độ 1 của lớp TN1’ có xu hướng giảm dần so với lớp TN1, giảm mạnh nhất là KN khai thác kiến thức từ các phương tiện học tập (hình ảnh, phim,..) (giảm 19.52%). Theo biểu đồ 3.5 và 3.6, so với lớp TN1, ở lớp TN1’ có sự gia tăng về số HS đạt được ở mức độ 4 ở các KN sau: KN khai thác kiến thức từ các phương tiện học tập, KN ghi chép nội dung bài học và KN tự tìm kiếm thông tin. Mức độ gia tăng ở các KN lần lƣợt là:17.07%, 4.88% và 7.31%. Qua đó, cho thấy các BT đƣợc sử dụng trong quá trình TN bước đầu đã rèn luyện được cho HS 3 KN trên. Tuy nhiên, ở 2 lớp TN1 và TN1’ chƣa có sự khác biệt về số HS đạt đƣợc mức độ 4 đối với 2 KN còn lại. Đặc biệt là KN tự phân tích tổng hợp tài liệu, sau quá trình TN vẫn không có HS nào đạt đƣợc mức độ 4, ở mức độ 3 có nhỉnh hơn nhƣng không nhiều (chỉ 4,87%). Ngoài nguyên nhân nhƣ đã phân tích ở trên, chúng tôi cho rằng:

để rèn luyện được KN trên đòi hỏi người học phải có sự đầu tư nhiều về thời gian

và số lƣợng BT, vì vậy 2 tiết TN là quá ngắn để hình thành và rèn luyện đƣợc cho HS KN này.

Nhìn chung, so với lớp ĐC và lớp TN1, lớp TN1’ có tỉ lệ HS đạt đƣợc các KN trên ở cấp độ 1 thấp hơn, song tỉ lệ này ở các cấp độ 2, 3, 4 lại cao hơn, tuy nhiên độ chênh lệch về các mức độ này của 2 nhóm lớp là chƣa đáng kể. Chúng tôi nhận thấy việc rèn luyện KN cho HS phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng là thời gian và sự nỗ lực của HS. Do điều kiện không cho phép nên chúng tôi chỉ TN đƣợc trên 2 bài, thời gian này là quá ngắn, lƣợng BT TN còn ít để có thể rèn luyện đƣợc KN tự học cho HS. Vì thế, với những kết quả đã đạt đƣợc,chúng tôi chỉ dám đưa ra nhận định rằng các BT được TN đã bước đầu hình thành và rèn luyện được một số KN cơ bản, giúp HS biết cách thức tự học, tự khai thác và tìm ra tri thức mới.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh trong dạy học chủ đề Sinh học vi sinh vật, sinh học 10 - trung học phổ thông. (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)