3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
3.2. Nguyên tắc thiết kế BT rèn luyện KN tự học trong dạy học phần“Sinh học
VSV”
Khi xác định các nguyên tắc trong thiết kế BT trong dạy - học chủ đề “Sinh học VSV”, Sinh học 10 - THPT nhằm rèn luyện KN tự học của HS ngoài dựa vào các cơ sở của lí luận dạy - học nhƣ: mục đính giáo dục, tính quy luật của quá trình dạy - học, hoạt động nhận thức và những đặc điểm tâm lý của HS, còn phải xem xét đến tính đặc thù của môn học và những nội dung phù hợp có thể xây dựng đƣợc BT rèn luyện KN tự học trong phần sinh học VSV.
Khi xây dựng hệ thống BT nhằm rèn luyện KN tự học cho HS trong dạy - học chủ đề “Sinh học VSV”, chúng tôi tuân thủ các nguyên tắc sau:
Bám sát mục tiêu dạy học
Mục tiêu dạy học đƣợc hiểu là cái đích và yêu cầu cần phải đạt đƣợc trong quá trình dạy - học. Các BT đƣợc thiết kế sao cho sau khi sử dụng các BT đó HS phải có sự chuyển biến, tiến bộ về kiến thức VSV, về KN tự học, về thái độ và hành vi đối với môi trƣờng sống.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, quá trình đạt mục tiêu bài học chính là quá trình HS tự tìm lời giải đáp cho BT; nó vừa là phƣơng tiện cụ thể hóa mục tiêu dạy học, vừa quy định và định hƣớng cách thức tìm tòi nội dung học tập, nên đó là phƣơng tiện hữu hiệu để rèn luyện KN, phát triển tƣ duy, giáo dục nhân cách cho HS.
Đảm bảo tính chính xác nội dung
BT muốn rèn luyện đƣợc KN tự học cho HS thì trƣớc hết cần đảm bảo tính khoa học, chính xác về nội dung. Nếu yêu cầu tất yếu này không đảm bảo đƣợc thì việc định hƣớng tìm tòi của HS sẽ không đạt đƣợc mục tiêu dạy - học đề ra.
Đảm bảo phát huy tính tích cực, tự nghiên cứu của HS
Trong quá trình dạy - học, vai trò của ngƣời thầy không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức mà quan trọng hơn là phải sử dụng các phƣơng pháp để HS tự chiếm lĩnh kiến thức, bồi dƣỡng và phát triển KN tự học, tự nghiên cứu suốt đời. Để phát huy tính tích cực, tự học của HS thì các BT phải đƣợc xây dựng và sử dụng sao cho thu hút sự chú ý và tạo ra động lực để HS tự tìm tòi cái mới.
Đảm bảo tính vừa sức
Trong dạy học, mức độ tiếp thu tri thức và khả năng tự học giữa các HS là khác nhau. Vì vậy, xây dựng BT ngoài đảm bảo những yêu cầu chung cần tính đến khả năng của từng cá nhân để đƣa ra những yêu cầu riêng, phù hợp với năng lực ngƣời học. BT đƣợc xây dựng phải phù hợp với trình độ của HS, cùng một nội dung kiến thức nhƣng với những đối tƣợng HS khác nhau thì cách thức xây dựng BT của GV là không giống nhau.
Đảm bảo nguyên tắc hệ thống
Các BT sau khi đƣợc xây dựng phải đƣợc sắp xếp theo một trình tự logic hệ thống cho từng nội dung trong SGK, cho một bài, cho một chƣơng.