Cơ sở thực tiễn của đề tài

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh trong dạy học chủ đề Sinh học vi sinh vật, sinh học 10 - trung học phổ thông. (Trang 25 - 29)

Để đánh giá thực trạng tình hình tự học của học sinh THPT hiện nay cũng nhƣ việc sử dụng hệ thống các BT trong dạy học chủ đề “Sinh học vi sinh vật”, Sinh học 10 - THPT để rèn luyện KN tự học cho HS, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 3 lớp 11 (121 HS) tại trường THPT Nguyễn Trãi và THPT Phạm Phú Thứ, năm học 2014 -2015.

Phân tích kết quả của phiếu khảo sát, xem xét các số liệu thu đƣợc cùng với việc trao đổi trực tiếp với một số GV và HS tại các trường THPT trong phạm vi khảo sát, chúng tôi đƣa ra một số nhận định khái quát nhƣ sau:

1.3.1. Thực trạng nhận thức của HS về vấn đề tự học

Khi tiến hành khảo sát nhận thức của HS về vấn đề tự học, kết quả cho thấy, có đến 62% số HS cho rằng KN tự học rất cần thiết. Tuy nhiên, phần lớn HS chƣa hiểu một cách thấu đáo về khái niệm “tự học” và “KN tự học”, chỉ có 21.7% số HS được hỏi là nhận định tương đối đầy đủ về hai khái niệm trên. Vì những hiểu biết sai lệch đó dẫn đến hơn một nửa số HS đƣợc khảo sát (57.8%) cho rằng bản thân đã

tích cực tự học ở lớp cũng nhƣ ở nhà nhƣng không mang lại hiệu quả cao, số lƣợng còn lại có tới 17.4% HS hoàn toàn chƣa có KN tự học.

Qua khảo sát cũng cho thấy, có một số lƣợng không nhỏ HS chỉ tự học khi GV yêu cầu hoặc khi có kiểm tra, thi cử (22.4%), hay học một cách tùy hứng (30.6%). Chính suy nghĩ sai lầm này đã gây khó khăn cho HS trong quá trình rèn luyện KN tự học cho bản thân và hiệu quả mang lại chƣa cao. Khi cho HS đƣa ra đánh giá về tình hình tự học hiện nay của HS nói chung thì 49.6% cho rằng HS chƣa có KN tự học. Một trong những lí do dẫn đến thực trạng đó là HS chƣa giành nhiều thời gian cho việc tự học.

Trong cuộc phỏng vấn với một cô giáo bộ môn Toán học, trường THPT Nguyễn Trãi về vấn đề này, cô cho rằng: “HS hiện nay chƣa thật sự có ý thức tự học, một số HS học theo hình thức đối phó nên rất thụ động trong giờ học. Khi đƣợc GV đƣa ra CH, BT thì đa phần HS ngồi im, chờ câu trả lời của từ phía GV hoặc các bạn khác. Việc tự học của HS hiện nay không đem lại hiệu quả cao do nhiều nguyên nhân: có thể do HS không biết cách xây dựng một phương pháp tự học đúng đắn, thiếu sự kiên nhẫn trong quá trình học hoặc một số GV chƣa sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học để rèn luyện KN tự học cho HS”. Ngoài những nguyên nhân cô giáo đƣa ra, qua khảo sát chúng tôi cũng xác định đƣợc một số nguyên nhân khác, đó cũng chính là những khó khăn mà HS gặp phải trong quá trình rèn luyện KN tự học. Khó khăn lớn nhất mà HS gặp phải đó chính là không biết cách làm nhƣ thế nào để hình thành KN tự học cho bản thân (68.6%), để giải quyết được khó khăn này đòi hỏi phải có thời gian và sự nỗ lực, kiên trì của người học. Tuy nhiên, số HS không kiên nhẫn và muốn hoàn thành BT càng nhanh càng tốt lại chiếm một tỉ lệ tương đương (62%). Cùng với sự phát triển của công nghệ, ngày càng xuất hiện nhiều các phương tiện truyền thông (tivi, Internet, điện thoại di động), từ đó xuất hiện các trò chơi, giải trí,.. Chính những thứ đó đã làm mất rất nhiều thời gian của các HS nên thời gian tự học không còn nhiều. HS sử dụng Internet với rất nhiều mục đích nhƣng lại không biết cách tự tìm kiếm và khai thác thông tin trên đó.

Thông qua kết quả khảo sát, chúng tôi cũng xác định đƣợc hình thức tự học

phổ biến ở HS là ghi chép bài đầy đủ (89.3%). Công việc chủ yếu của các em thường là học thuộc những gì thầy cô cho ghi trong vở để hôm sau lên trả bài đầu giờ cho GV. Học nhóm cũng là một hình thức đƣợc HS lựa chọn khá nhiều (72.7%). Ngoài các kiến thức trong SGK, 57% số HS thỉnh thoảng giành thời gian nghiên cứu thêm các tài liệu tham khảo khác, song cũng có tới 25.6% số HS chƣa bao giờ sử dụng hình thức này. Phần lớn HS đã biết tự vạch ra kế hoạch học tập trước mỗi kì học (85.1%), song do thiếu sự kiên nhẫn trong quá trình thực hiện cũng nhƣ kế hoạch đƣa ra chƣa đƣợc hợp lí nên chƣa mang lại hiệu quả cao.

1.3.2. Thực trạng việc sử dụng BT trong dạy học chủ đề “Sinh học Vi sinh vật”, Sinh học 10 - THPT

Chúng tôi đã tiến hành các cuộc phỏng vấn ngắn với một số GV bộ môn Sinh học trường THPT Nguyễn Trãi và thu được một số kết quả sau:

Hầu hết GV đã khắc phục đƣợc lối truyền đạt kiến thức một chiều. Tình trạng

“thầy đọc - trò chép” trong quá trình dạy - học không còn nhiều. Một GV chia sẻ:

“Trong phần “Vi sinh vật học”, ở một số bài lƣợng kiến thức cần truyền đạt đến HS quá nhiều mà thời lƣợng của một tiết học chỉ có 45 phút nên GV soạn bài theo phương pháp hỏi đáp là chủ yếu. Tuy nhiên, GV cũng thỉnh thoảng sử dụng các CH, BT đối với những nội dung có liên hệ nhiều với thực tiến để HS tự vận dụng những điều đã học vào việc giải quyết các vấn đề gặp trong thực tế và qua đó giúp HS khắc sâu thêm kiến thức”. Vì thế, phương pháp chủ đạo được GV lựa chọn trong việc truyền đạt kiến thức phần sinh học VSV vẫn là hỏi đáp truyền thống.

Đối với phần kiến thức VSV học, khi khảo sát về tần suất GVsử dụng các BT (tình huống, sơ đồ Graph, so sánh, phân tích phương tiện trực quan (hình ảnh, phim...)) để kích thích sự tự tìm tòi, nghiên cứu HS, kết quả cho thấy GV thỉnh thoảng có sử dụng các BT trên, song cũng có một số ý kiến cho rằng GV rất ít khi sử dụng (28.9%).

Biểu đồ 1.1. Đánh giá hiệu quả đạt đƣợc của các BT GV đã từng sử dụng trong phần “Sinh học vi sinh vật”, Sinh học 10 - THPT

Để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng CH-BT trong dạy học phần VSV học , chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên HS. Theo biểu đồ 1.1 cho thấy, những BT GV sử dụng đã mang lại hiệu quả tương đối cao về mặt truyền thụ kiến thức. Phần lớn số HS cảm thấy việc sử dụng BT làm cho bài học trở nên dễ hiểu hơn (55.4%), dễ ghi nhớ và khắc sâu kiến thức (11.6%). Tuy nhiên, các BT trên chỉ kích thích đƣợc 4.9% số HS tự tìm tòi, khám phá trong quá trình dạy - học, 10.7% số HS chƣa thật sự quan tâm, chú ý đến các BT mà GV đƣa ra. Qua đó, chúng tôi nhận thấy rằng các BT GV sử dụng trong quá trình giảng dạy đã giúp HS tiếp thu bài tương đối hiệu quả, song chƣa thu hút đƣợc sự chú ý và chƣa rèn luyện đƣợc một số KN, kỹ xảo cho HS.

Tóm lại, qua khảo sát ban đầu cho thấy phần lớn HS chƣa thật sự có KN tự học. Để hình thành và rèn luyện đƣợc KN đó, bên cạnh sự nỗ lực, kiên trì của HS thì GV cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hướng, tổ chức giúp đỡ HS thực hiện các hoạt động học tập tự lực. Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng các biện pháp (cụ thể là sử dụng BT trong dạy học chủ đề “Sinh học vi sinh vật”, Sinh học 10 - THPT) để rèn luyện KN tự học cho HS ở các trường THPT trong phạm vi khảo sát chƣa mang lại hiệu quả cao trong việc kích thích sự tích cực, tự tìm tòi, khám phá tri thức mới của HS.

55.4

20.6

11.6 8.3

4.9

10.7

4.13 0

10 20 30 40 50 60

Dễ hiểu bài Áp dụng đƣợc vào thực tế

Dễ nhớ, nhớ

lâu

Bài học

sinh động Kích thích HS tự tìm

tòi

HS chƣa quan tâm, chú ý

Ý kiến khác

Phần trăm

Hiệu quả

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh trong dạy học chủ đề Sinh học vi sinh vật, sinh học 10 - trung học phổ thông. (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)