Quy trình xây dựng BT

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh trong dạy học chủ đề Sinh học vi sinh vật, sinh học 10 - trung học phổ thông. (Trang 37 - 39)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.3.1.Quy trình xây dựng BT

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ quy trình xây dựng BT Bƣớc 1: Xác định mục tiêu của bài học

Bƣớc 2: Phân tích nội dung bài học

Bƣớc 3: Lựa chọn nội dung có thể xây dựng BT để rèn luyện KN tự học cho HS

Bƣớc 4: Tiến hành xây dựng BT

Bƣớc 5: Xây dựng đáp án, hƣớng dẫn giải cho BT

Bƣớc 6: Chỉnh sửa, hoàn thiện và sắp xếp các BT xây dựng đƣợc thành hệ thống

Bƣớc 1: Xác định mục tiêu của bài học

- Để xây dựng đƣợc một BT, trƣớc hết GV cần nghiên cứu mục tiêu của bài học. Việc xác định đúng mục tiêu bài học một phần sẽ giúp GV có những định hƣớng đúng đắn về nội dung có thể xây dựng BT.

Bƣớc 2: Phân tích nội dung kiến thức

- Phân tích nội dung kiến thƣ́c đ ể có một cái nhìn tổng quát về nội dung bài học, kiến thức trọng tâm, kiến thức cần mở rộng cũng nhƣ những kiến thức có thể liên hệ thực tiễn.

Bƣớc 3: Lựa chọn nội dung có thể xây dựng BT để rèn luyện KN tự học cho HS

- Để thực hiện đƣợc bƣớc này, GV cần phải thực hiện tốt bƣớc 1. Sau khi đã xác định đƣợc mục tiêu của bài học, GV sẽ tiến hành lựa chọn các nội dung phù hợp để xây dựng BT thỏa mãn đƣợc 2 yêu cầu:

+ Đáp ứng đƣợc mục tiêu bài học đã đề ra.

+ Nội dung đó có thể xây dựng BT để rèn luyện KN tự học cho HS

- Dựa vào quá trình nghiên cứu về cơ sở lí luận của vấn đề tự học cũng nhƣ nội dung kiến thức phần 3 “Sinh học vi sinh vật”, Sinh học 10 - THPT, chúng tôi đƣa ra một số nội dung trong phần sinh học VSV có thể xây dựng BT để rèn luyện KN tự học cho HS, cụ thể nhƣ sau:

.+ Nội dung gắn liền với thực tiễn: HS tự liên hệ thực tiến kết hợp với các kiến thức có trong SGK để giải quyết BT GV đƣa ra. Cụ thể: các kiến thức về quá trình lên men, về quá trình tổng hợp và phân giải các chất, về HIV/AIDS, về bệnh truyền nhiễm, ...

+ Nội dung kiến thức về cơ chế, quá trình: Trong quá trình dạy - học, GV sử dụng các phƣơng tiện dạy học, yêu cầu HS nghiên cứu SGK kết hợp với các phƣơng tiện dạy học để tự mô tả lại quá trình. Cụ thể: các kiến thức về quá trình sinh trƣởng và sinh sản ở VSV, chu trình nhân lên của virut,...

+ Nội dung kiến thức có sự so sánh, đối chiếu. Cụ thể: các kiến thức về sinh trƣởng và sinh sản của VSV, các loại môi trƣờng nuôi cấy VSV, chu trình nhân lên của phago và virut HIV,...

Bƣớc 4: Tiến hành xây dựng BT

- BT đƣợc xây dựng nhìn chung gồm 2 phần chính:

+ Phần thứ nhất:Tài liệu cung cấp thông tin để có thể thực hiện các yêu cầu ở phần thứ hai, bao gồm: đoạn tƣ liệu trong SGK, trong các tài liệu tham khảo; phƣơng tiện trực quan; các thí nghiệm và kết quả cho trƣớc; một nhận định hoặc một tình huống.

+ Phần thứ hai: Các câu lệnh yêu cầu HS tự nghiên cứu hoặc hoạt động nhóm để xử lí các dữ liệu đã có. Từ đó, HS tự lực giải quyết các vấn đề BT yêu cầu, GV chỉ hƣớng dẫn, giúp đỡ nếu HS gặp khó khăn.

Bƣớc 5: Xây dựng đáp án, hƣớng dẫn giải cho từng BT

- BT cần có đáp án chi tiết kèm theo, việc xây dựng đáp án giúp GV có thể tham khảo trong quá trình dạy - học, HS tham khảo trong học tập.

Bƣớc 6: Chỉnh sửa và hoàn thiện BT đã xây dựng

- GV chỉnh sửa lại một lần nữa nội dung và hình thức diễn đạt BT. Các BT đƣợc sắp xếp theo một logic chặt chẽ, phù hợp với mục đích lí luận dạy học.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh trong dạy học chủ đề Sinh học vi sinh vật, sinh học 10 - trung học phổ thông. (Trang 37 - 39)