Tình hình th ực hiện công tác đấu thầu ở Công ty giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011

Một phần của tài liệu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu các gói thầu xây lắp nhà cao tầng tại khu vực hà nội của công ty cổ phần sông đà 1 (Trang 49 - 63)

CHƯƠNG 2: CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU CÁC GểI THẦU XÂY LẮP NHÀ CAO TẦNG CỦA

2.2. Tình hình th ực hiện công tác đấu thầu ở Công ty giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011

2.2.1. 28TQuy trình thực hiện hoạt động đấu thầu của Công ty

Quy trình tham gia dự thầu của các nhà thầu trong đấu thầu xây lắp thông thường gồm các bước được thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 2.2: Trình tự tham gia đấu thầu xây lắp 2.2.1.1. 28TThu thập thông tin mời thầu

Thu thập thông tin trước khi bắt đầu một cuộc đấu thầu là một khâu hết sức quan trọng trong quy trình đấu thầu và tìm kiếm đơn hàng của Công ty.

Phòng Kinh tế - Kế hoạch có nhiệm vụ tìm kiếm thông tin và thu thập thông tin về các công trình đấu thầu, báo cáo lãnh đạo để làm các thủ tục pháp lý đăng ký dự thầu hoặc nhận thầu và phương án lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết để tham gia dự thầu trong các trường hợp cần thiết.

Tìm kiếm thông tin

Tham gia đấu thầu

Hoàn thành, bàn giao công trình

Ký kết hợp đồng Thực hiện

hợp đồng

Chuẩn bị và đưa ra biện pháp

Thông tin hồ sơ mời thầu có thể được Công ty thu thập, tiếp cận qua nhiều nguồn:

- Thông qua phương tiện thông tin đại chúng: như truyền hình, truyền thanh, báo, internet…;

- Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, như truyền hình, truyền thanh, báo, internet,…

- Từ các cá nhân, các đơn vị, các phòng ban trong Công ty;

- Trực tiếp lãnh đạo Công ty được tập hợp.

- Từ các mối quan hệ của Công ty.

Để thu thập thông tin được chính xác đầy đủ cán bộ thu thập thông tin phải nghiên cứu kỹ các vấn đề:

- Chủ đầu tư.

- Ban quản lý.

- Cơ quan lập dự án.

- Nguồn vốn thực hiện dự án.

- Đối thủ.

Mặt khác vấn đề xử lý trang thiết bị cho việc xử lý thông tin cũng hết sức quan trọng. Được thể hiện qua phương tiện truyền thông, máy tính, internet…

2.2.1.2. 28TĐăng ký dự thầu

Khi đã tiếp nhận được thông tin về dự án Phòng Kinh tế - Kế hoạch có trách nhiệm xem xét thực tế năng lực của Công ty có phù hợp với yêu cầu dự án không? Sau đó báo cáo ban lãnh đạo Công ty (Tổng giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc) xem xét quyết định có tham gia dự thầu hay không.

Nếu là đơn vị trực thuộc Công ty tham gia dự thầu thì phải báo cáo với

phòng Kinh tế - Kế hoạch để đăng ký xin tham gia dự thầu công trình. Phòng Kinh tế - Kế hoạch cú trỏch nhiệm theo dừi việc tham gia dự thầu cụng trỡnh của các đơn vị nhằm tránh tình trạng đăng ký chồng chéo giữa các đơn vị.

2.2.1.3. 28TMua hồ sơ mời thầu

Sau khi báo cáo ban lãnh đạo Công ty (Tổng giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc) xem xét quyết định tham gia dự thầu, Phòng Kinh tế - Kế hoạch sẽ tham gia dự thầu và có trách nhiệm tiến hành mua hồ sơ mời thầu.

2.2.1.4. 28TLập hồ sơ dự thầu

Khi có hồ sơ mời thầu Phòng Kinh tế - Kế hoạch có trách nhiệm lập hồ sơ dự thầu.

Nếu các công trình mà đơn vị trực thuộc đề nghị Công ty (Phòng Kinh tế - Kế hoạch) chuẩn bị hồ sơ dự thầu thì nội dung của hồ sơ mời thầu tùy thuộc vào yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

2.2.1.5. 28TNộp hồ sơ dự thầu

Phòng Kinh tế - Kế hoạch sau khi lập xong hồ sơ dự thầu, kiểm tra xem xét lại và bổ sung những tài liệu còn thiếu (nếu có) để trình duyệt. Khi đảm bảo hồ sơ đã hoàn thành thì tiến hành đóng gói, niêm phong theo quy định và nộp thầu theo đúng thời gian quy định của hồ sơ mời thầu và lưu lại một bản tại phòng.

2.2.1.6. 28TTheo dừi kết quả đấu thầu

Sau khi nộp hồ sơ dự thầu, phòng Kinh tế - Kế hoạch cử cán bộ tham dự mở thầu và theo dừi kết quả.

Nếu trúng thầu phòng Kinh tế - Kế hoạch tiến hành các thủ tục để triển khai thi công công trình. Hồ sơ dự thầu được lưu giữ cho đến khi công trình hết thời hạn bảo hành.

Nếu công trình không trúng thầu. hồ sơ dự thầu được lưu giữ ở phòng Kinh tế - Kế hoạch, không có giá trị để thi công và phòng tiếp tục tìm kiếm thông tin về các công trình, dự án khác.

2.2.1.7. 28TThương thảo, ký kết và thực hiện Hợp đồng

Khi có quyết định trúng thầu Phòng Kinh tế - Kế hoạch có trách nhiệm phối hợp với Chủ đầu tư nghiên cứu nội dung, các điều khoản, thời gian thi công, phương thức thanh toán của hợp đồng. Sau khi đã thống nhất được nội dung, điều khoản của hợp đồng, phòng Kinh tế - Kế hoạch lập hợp đồng chính thức trình Tổng giám đốc Công ty ký kết.

Sau khi Hợp đồng được hai bên ký kết, mối quan hệ pháp lý giữa Nhà thầu và Chủ đầu tư được ràng buộc để thực hiện gói thầu. Nhà thầu bố trí nhân lực, máy móc thiết bị để tiến hành thi công công trình.

2.2.2. 28TCông tác lập hồ sơ dự thầu

Trong các bước quy trình tham dự thầu thì khâu lập Hồ sơ dự thầu là khâu quan trọng nhất. Đây là yếu tố quyết định tới khả năng thắng thầu của doanh nghiệp. Sau khi có Hồ sơ mời thầu thì nhà thầu sẽ tiến hành lập Hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của Hồ sơ mời thầu, theo quy định của Công ty và theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của Công ty, quá trình lập Hồ sơ dự thầu do phòng Kinh tế - Kế hoạch là đầu mối, phối hợp cùng các phòng ban khác trong Công ty để thực hiện.

Hồ sơ dự thầu bao gồm nhiều phần khác nhau và mỗi bộ phận chức năng được giao cho thực hiện một khâu chuyên môn. Các nhóm có nhiệm vụ nghiêm cứu kỹ Hồ sơ mời thầu, nắm bắt các yêu cầu cụ thể đối với phần nội

dung mình phụ trách và tiến hành công việc lập biểu mẫu Hồ sơ dự thầu. Bộ Hồ sơ dự thầu bao gồm các nội dung sau:

- Hồ sơ pháp lý.

- Hồ sơ năng lực nhà thầu.

- Hồ sơ kinh nghiệm nhà thầu.

- Tài liệu tài chính của Công ty.

- Biện pháp thi công.

- Tiến độ thi công công trình dự thầu và các tài liệu khác.

2.2.2.1. 28THồ sơ pháp lý

Hồ sơ pháp lý của Công ty thể hiện tư cách pháp nhân của Công ty cho bên mời thầu biết một cách chi tiết. Việc lập chính xác, đầy đủ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu là điều hết sức quan trọng. Hồ sơ pháp lý bao gồm: Đơn dự thầu, bảo lãnh dự thầu, giới thiệu chung về Công ty: lịch sử hình thành và phát triển; các lĩnh vực hoạt động của Công ty, bộ máy cơ cấu tổ chức, bản sao đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hành nghề.

1. Đơn dự thầu

Phòng Kinh tế - Kế hoạch của Công ty sau khi đánh giá gói thầu, lập đơn dự thầu được Lãnh đạo Công ty ký xin được thực hiện và hoàn thành các công việc của gói thầu, muốn tham gia thực hiện gói thầu sau khi đã xem xét kỹ các điều kiện của công trình, đặc điểm kỹ thuật, các bản vẽ, các bản tiền lượng và các thông tin khác của hồ sơ mời thầu và đưa ra giá dự thầu của Công ty đối với công trình. Đây là một phần rất quan trọng trong hồ sơ dự thầu của Công ty bởi nó đưa ra giá của công trình để bên mời thầu xem xét đánh giá hồ sơ dự thầu.

2. Bảo lãnh dự thầu

Là bản xác nhận bảo lãnh của Ngân hàng giao dịch với Công ty cổ phần Sông Đà 1, đây là bản chấp thuận gửi cho Bên mời thầu theo yêu cầu bảo lãnh trong nội dung hồ sơ mời thầu (số tiền bảo lãnh thường là 3% giá gói thầu hoặc là số tiền nhất định nào đó) để bảo lãnh cho Công ty cổ phần Sông Đà 1 tham gia đấu thầu một công trình nào đó.

2.2.2.2. 28THồ sơ năng lực Nhà thầu

Hồ sơ năng lực của nhà thầu thể hiện năng lực hiện có của Công ty bao gồm: Tài liệu giới thiệu năng lực nhà thầu: Bản báo cáo về tổ chức thi công và danh sách bố trí thi công công trình; bản kê khai năng lực cán bộ tham gia dự án; công nghệ thiết bị và năng lực khác để xây dựng công trình.

1. Tài liệu giới thiệu năng lực Nhà thầu

Năng lực thể hiện qua quy mô Công ty, tài chính của Công ty, về năng lực kỹ thuật, kinh nghiệm:

- Những sản phẩm kinh doanh chính của Công ty.

- Số lượng và trình độ cán bộ chuyên môn.

- Dự kiến nhân sự và sơ đồ tổ chức tại hiện trường.

- Khả năng bố trí thiết bị cho việc thực hiện gói thầu.

- Doanh thu 3 năm gần nhất.

- Số năm kinh nghiệm hoạt động.

2. Báo cáo về tổ chức thi công và danh sách bố trí thi công công trình.

Công ty lập bản báo cáo theo mẫu sau khi lên kế hoạch thực hiện công trình, đồng thời lập danh sách bố trí nhân lực của Công ty để thi công công trình 3. Bản kê khai năng lực cán bộ tham gia dự án.

Sau khi lập danh sách bố trí nhân lực tham gia thi công xây dựng công trình thì phòng các cán bộ có tên trong danh sách làm bản kê khai năng lực của mình án gồm các nội dung sau: Tên, tuổi, học vấn, năm công tác, kinh nghiệm.

4. Công nghệ thiết bị và năng lực khác để xây dựng các công trình

Công nghệ thiết bị là phần tài sản cố định của Công ty, nó thể hiện năng lực thiết bị của Công ty trong lĩnh vực xây dựng. Công nghệ có hiện đại thì mới đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của công trình, mới tạo niềm tin cho Bên mời thầu, có thể đáp ứng yêu cầu thi công công trình đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng của chủ đầu tư. Đồng thời thiết bị kỹ thuật đáp ứng được chất lượng công trình sẽ tạo khả năng trúng thầu cao, bởi năng suất cao sẽ làm giảm giá dự thầu của Công ty đối với công trình tham gia dự thầu.

2.2.2.3. 28THồ sơ kinh nghiệm

Hồ sơ kinh nghiệm được thể hiện qua số năm kinh nghiệm của từng lĩnh vực trong nghành xây dựng và minh chứng một số hợp đồng có giá trị được thực hiện trong vòng một vài năm gần nhất để chứng tỏ cho Bên mời thầu nắm bắt một cách xác thực.

Bảng 2.2: Hồ sơ kinh nghiệm của Công ty Cổ phần Sông Đà 1

TT Tính chất công việc Số năm kinh

nghiệm 1. Xây dựng dân dụng và công nghiệp 20 năm 2. Xây dựng công trình giao thông 20 năm

3. Xây dựng thủy lợi, thủy điện 17 năm

4. Xây dựng đường dây và trạm điện 15 năm

TT Tính chất công việc Số năm kinh nghiệm 5. Sản xuất và kinh doanh vật tư, vật liệu xây

dựng

15 năm

6. Xử lý nền móng: ép cọc, đóng cọc, khoan cọc nhồi

15 năm

7. Kinh doanh nhà, bất động sản 15 năm

8. Khoan nổ mìn, khai thác mỏ lộ thiên, khai thác và chế biến khoáng sản

10 năm

9. Nhận ủy thác và đầu tư của các tổ chức, cá nhân

07 năm

(Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch, Công ty Cổ phần Sông Đà 1)

Minh chứng một số hợp đồng có giá trị được thực hiện trong những năm vừa qua: Việc minh chứng này sẽ đưa ra các bằng chứng, chứng minh một cách trung thực nhất về mọi khả năng của Công ty. Ngoài việc minh chứng các công trình có giá trị mà Công ty ký kết hợp đồng, Công ty còn minh chứng rừ hơn về cụng trỡnh đó ký kết hợp đồng cú tớnh chất tương tự gúi thầu của chủ đầu tư.

2.2.2.4. 28THồ sơ năng lực tài chính

Số liệu tài chính của Công ty phải được kê khai một cách liên tục, kịp thời, thể hiện được khả năng tài chính hiện có và tương lai của Công ty để thực hiện mọi chỉ tiêu tài chính theo tiến trình thi công công trình, đồng thời chứng tỏ Công ty đang hoạt động một cách bình thường và phát triển.

Số liệu tài chính trong hồ sơ dự thầu của Công ty bao gồm:

- Bảng cân đối tài sản trong Công ty.

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 03 năm gần nhất.

- Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.

- Các số liệu tín dụng và hợp đồng khác.

2.2.2.5. 28TBiện pháp thi công

Các cán bộ của Phòng Kỹ thuật - Thiết bị kết hợp với các cán bộ của phòng Kinh tế - Kế hoạch sẽ căn cứ vào các thông tin của việc khảo sát hiện trường về địa chất, khí tượng, thủy văn nơi công trình sẽ được xây dựng, căn cứ vào Hồ sơ thiết kế công trình do đơn vị tư vấn lập, khả năng sử dụng mặt bằng thi công, hay căn cứ vào khả năng cung ứng vật tư trên thị trường xây dựng và điều kiện giao thông vận tải trong vùng…để lập biện pháp thi công tổng thể cũng như biện pháp thi công chi tiết các hạng mục công trình về các công việc như: công tác trắc đạc; công tác cốp pha và giàn giáo; công tác bê tông; công tác cốt thép; công tác xây tường; công tác hoàn thiện; công tác thi công điện nước và chống sét;

Căn cứ vào hệ thống tiêu chuẩn, định mức, đơn giá hoặc kinh nghiệm thực tế của Công ty mà đề ra mỗi biện pháp thi công chi tiết cho các công việc được xây dựng gồm có:

- Cách thức tiến hành.

- Yêu cầu về chất lượng, vật liệu (Đúng theo tiêu chuẩn áp dụng) được các cán bộ kỹ thuật kiểm tra về các yếu tố, cũng như độ chính xác khi thực hiện thi công công trình.

Riêng biện pháp thi công về trắc địa, bản thiết kế về công tác trắc địa bao gồm: Bố trí trên thức địa các trục công trình, xác định độ cao các điểm của công trình đó, bảo đảm khi thi công xây lắp các kết cấu vào đúng vị trí thiết kế, đo vẽ hiện trạng các bộ phận công trình đã nghiệm thu, bàn giao cũng

như quan trắc biến dạng (lún) công trình phục vụ cho việc đánh giá ổn định và dự báo biến dạng sau này.

Việc thi công công trình được tiến hành dựa theo bản vẽ thi công chi tiết, được thiết kế dựa trên bản vẽ tổng thể và toàn diện của công trình, các điều kiện kỹ thuật để xây dựng công trình, điều kiện thi công, phương pháp và công nghệ thi công, tiến độ thi công.

Dựa vào biện pháp thi công được đưa ra, các cán bộ kỹ thuật thi công sẽ lựa chọn một số phương pháp nhằm ứng dụng một số tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực hiện các biện pháp thi công đó. Việc đưa ra những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thi công sẽ góp phần tăng năng suất lao động, cũng như nâng cao chất lượng công trình đáp ứng các yêu cầu của chủ đầu tư.

Sau khi đề ra các biện pháp thi công cùng những tiến bộ và giải pháp thi công cụ thể, các kỹ sư lập biện pháp thi công phải đề ra các biện pháp để quản lý và kiểm tra chất lượng công trình.

Căn cứ vào các quy định và chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất về cách sử dụng và bảo quản vật liệu, căn cứ vào yêu cầu chất lượng công trình. Công ty thành lập bộ phận kiểm tra, giám sat kỹ thuật và chất lượng công trình để thực hiện các công tác quản lý các phần việc xây lắp cùng với Chủ đầu tư.

Đơn vị tư vấn giám sát tổ chức giám sát thực hiện lập hồ sơ nghiệm thu kiểm tra chất lượng của từng công việc, từng công đoạn và hạng mục theo tiến độ thi công.

Công tác nghiệm thu được thực hiện theo trình tự từ chi tiết đến tổng thể, từ nội bộ Công ty đến tới mức giữa Công ty với tư vấn giám sát kỹ thuật của chủ đầu tư cho các chi tiết công việc và sau cùng là hội đồng nghiệm thu bàn giao công trình.

Cùng với việc lập các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo chất lượng công

trình, các cán bộ kỹ thuật thi công cũng xây dựng các biện pháp bảo đảm an toàn cho con người, thiết bị, cũng như biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, bão lụt. Lập biện pháp tổ chức thi công là một công việc khó khăn, đòi hỏi sự tinh nhạy, chính xác với sự phối hợp bổ sung chặt chẽ giữa các bộ phận với nhau.

2.2.2.6. 28TTiến độ công trình và các tài liệu khác

Theo yêu cầu của Chủ đầu tư về thời gian hoàn thành công trình, Phòng Kỹ thuật - Thiết bị phối hợp cùng phòng Kinh tế - Kế hoạch đưa ra biện pháp thi công của mình, xây dựng tiến độ thi công phù hợp để đảm bảo chất lượng công trình đúng thời hạn.

Ngoài những tài liệu trên Công ty Cổ phần Sông Đà 1 còn có thêm tài liệu như: Bằng khen, chứng nhận huy chương vàng, chứng chỉ ISO.

2.2.3. 28TKết quả hoạt động đấu thầu các gói thầu xây lắp nhà cao tầng của Công ty Cổ phần Sông Đà 1 trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2007 - 2011

Qua 20 năm xây dựng và trưởng thành, cùng với sự phát triển về quy mô, sự nâng cao năng lực tài chính, kỹ thuật, sự chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ đặc biệt là đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao Công ty Cổ phần Sông Đà 1 đã có những tiến bộ vượt bậc. Công ty luôn được các Chủ đầu tư đánh giá cao về tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, an toàn lao động … trong hoạt động thi công xây dựng các công trình như: Tòa nhà mặt trời Sông Hồng, Hội sở ngân hàng công thương Việt Nam, Khán đài A - Sân vận động Mỹ Đình, Trung tâm thương mại Pacific Place, Tòa nhà Attalanta, Tòa nhà điều hành Tổng Công ty Sông Đà HH4 …

Để xem xét một cách cụ thể về kết quả công tác đấu thầu của Công ty Cổ phần Sông Đà 1 trong thời gian qua (giai đoạn 2007 - 2011) tác giả phân

Một phần của tài liệu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu các gói thầu xây lắp nhà cao tầng tại khu vực hà nội của công ty cổ phần sông đà 1 (Trang 49 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)