Một số kinh nghiệm cạnh tranh của các nhà thầu nước ngoà

Một phần của tài liệu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu các gói thầu xây lắp nhà cao tầng tại khu vực hà nội của công ty cổ phần sông đà 1 (Trang 41 - 44)

Trong những năm gần đây, số lượng các nhà thầu nước ngoài có mặt và chiếm lĩnh thị trường xây dựng tại Việt Nam ngày càng tăng. Các nhà thầu quốc tế có tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh đã tham gia đấu thầu thi công những công trình bao gồm các nhà thầu đến từ Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc… Trong số đó, một số nhà thầu đã chiếm lĩnh và đứng vững tại thị trường xây dựng Việt Nam như: Taisei, Sumitomo của Nhật Bản; BEC của HongKong; HIG. Công ty cầu đường Thượng Hải, Trung Quốc…

Các nhà thầu này đã chiến thắng và thực hiện khá tốt, có hiệu quả nhiều gói thầu có giá trị lớn thuộc các lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, dân dụng, công nghiệp... Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam do năng lực về tài chính, kinh nghiệm chưa đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu là nhà thầu chính thực hiện các dự án đấu thầu quốc tế, do đó chủ yếu phải làm thầu phụ để từng bước nâng cao năng lực của mình.

Qua xem xét quá trình các nhà thầu nước ngoài tham gia đấu thầu và thực hiện dự án xây dựng tại Việt Nam cho thấy một số kinh nghiệm giúp cho

các nhà thầu này thắng thầu và có hiệu quả trong môi trường cạnh tranh khá phức tạp ở thị trường xây dựng Việt Nam:

- Trước hết, khi tham gia vào đấu thầu quốc tế tức là nhà thầu sẽ tham gia vào một thị trường rất mới, có tính cạnh tranh gay gắt và chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. Vì vậy, để đạt được yếu tố thành công , các nhà thầu nước ngoài thường tìm một đối tác tại Việt Nam liên danh, liên kết. Đối tác này đóng vai trò tìm hiểu thị trường và các yếu tố liên quan trực tiếp đến đấu thầu..

- Pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng mà nhà thầu nước ngoài nào cũng phải quan tâm khi tham gia vào một thị trường mới. Hãy chứng tỏ mình là một nhà thầu đầy đủ tư cách pháp nhân, có uy tín và thực sự muốn hợp tác, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.

- Các nhà thầu Việt Nam thường hiểu rõ thị trường trong nước hơn nhưng trái lại năng lực tài chính, thiết bị và nhân lực thường thua kém nhà thầu nước ngoài. Do đó, trong quá trình đấu thầu hãy tận dụng bổ sung cho nhau mặt mạnh, hạn chế mặt yếu.

- Phải tìm hiểu kỹ các thông tin về gói thầu trước khi quyết định tham gia đấu thầu: liệu gói thầu đó có phù hợp với khả năng của mình không, giá trị gói thầu là bao nhiêu, lợi nhuận thu được ước tính là bao nhiêu, phải đóng những loại thuế gì …

- Giá thầu cũng là yếu tố quan trọng, hầu như quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình đấu thầu. Các nhà thầu hãy xác định giá thầu thật hợp lý, nên tận dụng nguồn nguyên vật liệu, nhân công địa phương (nếu có thể). Biện pháp kỹ thuật thi công cũng nên bám sát tình hình văn hóa, chính trị, xã hội và môi trường hiện tại của Việt Nam.

28T

Kết luận chương 1

Chương 1 tác giả đã trình bày những kiến thức cơ bản về đấu thầu nói chung như: khái niệm, hệ thống văn bản pháp quy về đấu thầu, những nhân tố ảnh hưởng đến cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng như nguồn nhân lực, trình độ tổ chức lập hồ sơ dự thầu, tài chính,...Ngoài ra, Chương 1 cũng nêu lên thực trạng công tác đấu thầu ở nước ta trong thời gian qua và một số kinh nghiệm đấu thầu của các nhà thầu nước ngoài Việt Nam.

Trong Chương 2, tác giả sẽ trình bày về thực trạng năng lực cạnh tranh trong đấu thầu các gói thầu xây lắp nhà cao tầng tại Công ty Cổ phần Sông Đà 1

Một phần của tài liệu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu các gói thầu xây lắp nhà cao tầng tại khu vực hà nội của công ty cổ phần sông đà 1 (Trang 41 - 44)