- Xác định giá dự thầu:
3.4.3. 28T Hoàn thi ện và nâng cao hiệu quả bộ máy cơ quan QL đấu thầu XD
Cơ quan quản lý đấu thầu xây dựng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo cho hoạt động đấu thầu diễn ra một cách bình đẳng, có hiệu quả và đúng pháp luật. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả bộ máy cơ quan quản lý đấu thầu xây dựng hiện nay là một yêu cầu hết sức cấp bách, để làm tốt công tác này, Nhà nước cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Sắp xếp lại các tổ chức cơ quan, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các ban quản lý dự án. Theo đó, các cơ quan quản lý dự án cần được sắp xếp theo hướng tinh gọn, hiệu quả về mặt tổ chức. Cần phân biệt rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các ban quản lý dự án, từng bước thực hiện phân cấp quản lý dự án đối với các ban quản lý dự án. Việc phân cấp này có thể được thực hiện trên cơ sở các qui định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản, căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và qui mô của các dự án.
- Cần xác định qui chế hoạt động của các ban quản lý dự án. Theo đó, cần xác định mối quan hệ của các ban quản lý dự án với cơ quan chủ quản. Hiện nay, chúng ta vẫn chưa xây dựng được qui chế thống nhất qui định mối quan hệ này, những sai phạm diễn ra ở các ban quản lý dự án trong thời gian vừa qua bắt nguồn từ nguyên nhân không xác định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với các ban quản lý dự án. Do đó, việc xây dựng qui chế qui định chức năng, nhiệm vụ của các ban quản lý dự án đặt ra hiện nay là vấn đề rất cần thiết.
Kết luận chương 3
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận ở Chương 1 và đánh giá phân tích một số yếu tố khách quan chính ảnh hưởng tới công tác đấu thầu, cùng những hạn chế trong hoạt động đấu thầu của Công ty Cổ phần Sông Đà 1 ở Chương 2. Trong Chương 3, tác giả đã nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp nói chung và gói thầu xây lắp nhà cao tầng nói riêng đối với Công ty Cổ phần Sông Đà 1. Đó là:
- Tăng cường hoạt động tiếp thị để nghiên cứu tìm kiếm các thông tin về gói thầu cũng như về các đối thủ cạnh tranh để đưa ra các phương án dự thầu hiệu quả, đồng thời nâng cao thương hiệu và uy tín của Công ty trên thị trường, tạo lên sức mạnh cho Công ty trong cạnh tranh.
- Tăng cường năng lực về vốn, công nghệ thiết bị thi công. Điều đó giúp Công ty đảm bảo duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo chất lượng, tiến độ công trình đáp ứng yêu cẩu của Chủ đầu tư.
- Phát triển nguồn lực cũng là một trong những chiến lược lâu dài của Công ty, để tồn tại và phát triển Công ty cần phải chú trọng đến việc phát triển trình độ chuyên môn, nâng cao năng lực làm việc của người lao động, Công ty cần có các chế độ đãi ngộ hợp lý để thu hút và giữ chân các cán bộ có trình độ chuyên môn cao.
- Nâng cao chất lượng công tác đấu thầu nhằm giúp Công ty tăng cường sức cạnh tranh, tạo lợi thế trước các đối thủ tham gia dự thầu.
- Tăng cường liên doanh, liên kết với các nhà thầu khác có các điểm mạnh mà Công ty chưa có để phát huy thế mạnh của nhau, tạo nên sức mạnh trong canh tranh.
Ngoài ra, trong Chương 3 tác giả còn chỉ ra những giải pháp ở cấp độ vĩ mô đối với các cơ quan quản lý nhà nước như: hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu, tăng cường công tác hướng dẫn thực hiện quy chế đấu thầu, tổ chức tốt công tác kiểm tra, thanh tra về đấu thầu... Các giải pháp này nhằm hạn chế những vi phạm trong cạnh tranh đấu thầu và nâng cao hiệu quả trong công tác đấu thầu ở Công ty Cổ phần Sông Đà 1 nói riêng và các Công ty khác trong lĩnh vực xây lắp nói chung.