Hoàn thiện, thống nhất các văn bản pháp lý

Một phần của tài liệu Dịch vụ cho thuê tài chính cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập WTO (Trang 73 - 76)

Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG

II. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH . 67

1.1. Hoàn thiện, thống nhất các văn bản pháp lý

Với việc gia nhập WTO, Việt Nam cần tiến hành sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng, hoàn thiện môi trường pháp luật theo hướng minh bạch hóa, thông thoáng và ổn định, đảm bảo bình đẳng và an toàn cho các doanh nghiệp tham gia thị trường hoạt động có hiệu quả. Cụ thể: sửa đổi Luật NHNN, Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản pháp luật khác có liên quan để đảm bảo NHNN Việt Nam trở thành ngân hàng Trung ương hiện đại, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng trong hoạt động kinh doanh; Xây dựng, chỉnh sửa bổ sung các qui định

Khoá luận tốt nghiệp

để các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước được bình đẳng theo các cam kết trong WTO. Tuy nhiên trong lĩnh vực cho thuê tài chính có một số giải pháp hoàn thiện các văn bản pháp lý cụ thể nhằm nâng cao vai trò và sức cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính trong thời gian tới. Đó là:

- Cần qui định thêm chủ thể được phép cung cấp dịch vụ cho thuê tài chính

Theo luật pháp hiện hành chủ thể cung cấp dịch vụ CTTC trên thị trường CTTC Việt Nam là các công ty CTTC. Các tổ chức tín dụng trung gian khác như ngân hàng thương mại, công ty tài chính, các nhà sản xuất máy móc thiết bị không đƣợc cung cấp hoạt động CTTC. Chính phủ nên mở rộng thêm đối tƣợng đƣợc phép cung cấp dịch vụ cho thuê tài chính. Qui định nhƣ vậy thì không chỉ không chỉ các doanh nghiệp chuyên doanh cho thuê tài chính mới đƣợc thực hiện nghiệp vụ cho thuê mà các nhà cung ứng máy móc, thiết bị, doanh nghiệp khác vẫn có thể tham gia vào hoạt động cho thuê tài chính nhằm đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm của chính bản thân doanh nghiệp của họ. Như vậy chắc chắn thị trường cho thuê tài chính sẽ sôi động hơn.

- Cần qui định tài sản cho thuê đa dạng hơn

Theo Điều 7 của Nghị định 16/2001/NĐ-CP thì tài sản cho thuê là máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác. Tuy nhiên việc quy định nhƣ vậy còn có phần hạn chế vì bất động sản chƣa đƣợc xem là tài sản cho thuê. Điều này hạn chế hoạt động của công ty CTTC cũng nhƣ chƣa đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đang hoạt động tại Việt Nam.

Hiện nay nhu cầu về văn phòng, nhà xưởng của các doanh nghiệp là rất lớn trong khi đó nguồn vốn kinh doanh lại hạn chế. Việc thuê mướn gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp do giá thuê cao, thời hạn thuê ngắn làm cho các công ty không chủ động đƣợc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu CTTC cho phép giao dịch bất động sản thì sẽ giải quyết đƣợc khó khăn trên,

Khoá luận tốt nghiệp

đáp ứng nhu cầu của nhiều doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất cần nhà xưởng để hoạt động ổn định, lâu dài.

Khi khách hàng có nhu cầu về văn phòng nhà xưởng thì tiến hành đàm phán với các nhà đầu tƣ kinh doanh bất đống sản, sau đó tiến hành giao dịch vói các công ty CTTC ký kết hợp đồng thuê tài chính và bên cho thuê cung ứng vốn cho nhà kinh doanh bất động sản có sẵn. Bất động sản vẫn do bên cho thuê đứng tên sở hữu và sẽ chuyển giao cho bên cho thuê theo một thời gian thuê theo thỏa thuận trong hợp đồng CTTC.

- Sửa đổi bổ sung một số chính sách thuế

Nhà nước cần có những chính sách về thuế có thể khuyến khích nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào thị trường này, tăng cung cho thị trường cho thuê tài chính, thúc đẩy chuyển giao công nghệ thông qua hoạt động cho thuê tài chính tăng khả năng cạnh tranh giữa các công ty cho thuê tài chính với các tổ chức tín dụng khác. Nên có chính sách khuyến khích thuế thu nhập doanh nghiệp cho thuê tài chính trong những năm đầu tạo sức hút đầu tƣ trong lĩnh vực này. Mặt khác, cần nới rộng những ƣu đãi về thuế chuyển tiền, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài dành riêng cho hoạt động cho thuê tài chính. Điều này sẽ khuyến khích các công ty cho thuê tài chính nước ngoài đầu tƣ vào Việt Nam.

Hơn nữa để tăng tính hấp dẫn và tạo sự đối xử công bằng hơn giữa các loại hình tổ chức tín dụng, chính phủ cần sửa đổi bổ sung về thuế đối với hoạt động cho thuê tài chính cụ thể:

+ Khấu trừ thuế giá trị gia tăng của tài sản CTTC đối với bên đi thuê:

để khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với nguồn tài trợ từ CTTC thì chính phủ cần cho phép doanh nghiệp thuê tài sản khấu trừ thuế giá trị gia tăng ngay từ đầu giống như trường hợp doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mua tài sản. Số thuế được khấu trừ đó người thuê phải hoàn trả ngay cho công ty CTTC.

Khoá luận tốt nghiệp

+ Việc đánh thuế đối với hình thức bán và tái thuê: Bản chất của mua và cho thuê lại trong hoạt động CTTC không phải là kinh doanh kiếm lời mà chỉ là một nghiệp vụ mà các doanh nghiệp đi thuê tài chính thiếu vốn lưu động có thể áp dụng. Thế nhƣng đến nay khi thực hiện bán và tái thuê doanh nghiệp vẫn phải chịu thuế giá trị gia tăng. Vì vậy cũng mong rằng các cơ quan quản lý cũng chú trọng và giải quyết vấn đề này để CTTC có thể phát huy tốt hơn vai trò hỗ trơ doanh nghiệp trong việc giải quyết khó khăn vấn đề vốn.

- Mở rộng khả năng huy động vốn cho các công ty cho thuê tài chính Tại khoản 2, Điều 45 của Luật các tổ chức tín dụng và khoản 1, Điều 16 của Nghị định 16/2001/NĐ-CP chỉ cho phép công ty cho thuê tài chính đƣợc nhận tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên và không đƣợc nhận tiền gửi không kỳ hạn theo khoản 3, Điều 2, Luật các tổ chức tín dụng. Điều này làm hạn chế khả năng huy động vốn khiến cho các công ty cho thuê tài chính khó cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác. Vì vậy, Luật các tổ chức tín dụng và Nghị định 16/2001/NĐ-CP cần bổ sung bằng cách cho phép các công ty cho thuê tài chính huy động vốn ngắn hạn và không kỳ hạn giúp các công ty cho thuê tài chính nâng cao khả năng thu hút khách hàng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực cũng nhƣ cơ sở vật chất sẵn có.

Một phần của tài liệu Dịch vụ cho thuê tài chính cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập WTO (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)