KINH NGHIỆM CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRONG

Một phần của tài liệu Dịch vụ cho thuê tài chính cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập WTO (Trang 28 - 34)

Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH

VI. KINH NGHIỆM CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRONG

1. Hoạt động CTTC tại Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những quốc gia dẫn đầu trong ngành CTTC và là nước có thị trường CTTC năng động nhất tại Châu Á. Công ty CTTC đầu tiên đã đƣợc thành lập vào năm 1963 và ngay sau đó hàng loạt các công ty CTTC đã ra đời và được sự hỗ trợ mạnh mẽ bởi các ngân hàng và công ty thương mại. Cho đến nay đã có gần 120 công ty cho thuê tài chính hoạt động tại nước này.

Năm 1971 Hiệp hội cho thuê Nhật Bản (JLA) đƣợc thành lập đánh dấu một bước hoàn thiện pháp lý và tổ chức nhằm thúc đẩy hoạt động thuê mua phát triển tại quốc gia này. CTTC đã nhanh chóng trở thành một trong các bí quyết về tổ chức các kênh tạo dẫn vốn cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy kinh tế Nhật Bản phát triển.

Sau cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1973, đầu tƣ của các công ty đã chuyển hướng từ mục tiêu mở rộng sản xuất sang mục tiêu nâng cao hiệu quả. Thời kỳ này hoạt động CTTC phát triển mạnh mẽ vì các công ty muốn

Khoá luận tốt nghiệp

sử dụng lợi thế của phương thức tài trợ thuê mua để hiện đại hóa, tự động hóa quá trình công nghệ sản xuất.

Trong những những năm 80, ngành CTTC Nhật Bản tăng trưởng bền vững. Theo khảo sát của Hiệp hội Leasing Nhật Bản (JLA) cho thấy rằng 90% các công ty Nhật Bản đã sử dụng hình thức tài trợ bằng CTTC. Hàng hóa của thị trường CTTC tại Nhật Bản chủ yếu tập trung vào các loại máy móc, thiết bị, phục vụ cho ngành công nghệ thông tin điện tử, giao thông vận tải, thương mại du lịch.

Từ những năm 92 trở lại đây, thị trường CTTC trong nước có xu hướng bão hòa giữa cung và cầu. Sự cạnh tranh giữa các công ty cho thuê ngày càng gay gắt dẫn đến mở rộng xu thế mở rộng xuất khẩu dịch vụ cho thuê ra thị trường quốc tế. Hầu hết các công ty CTTC Nhật Bản đều có văn phòng đại diện tại New York, London, Hong Kong, Sigapore và các nước Đông Á. Vài công ty cũng tham gia vào thị trường Châu Âu, Bắc Mỹ dưới hình thức hoạt động độc lập hay liên doanh với các hình thức sở tại.

Hoạt động CTTC của các công ty Nhật Bản rất linh hoạt và sử dụng các phương thức cho thuê đa dạng: cho thuê liên kết, bán và tái thuê… Đồng thời, với ƣu thế nguồn vốn lớn lại có sự tham gia của các công ty bảo hiểm nên các công ty CTTC tại Nhật Bản ngày càng lớn mạnh.

Thị trường CTTC Nhật Bản phát triển và duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao trong thời gian dài là do nguyên nhân sau:

- Sự ủng hộ từ phía chính phủ tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động CTTC phát triển.

- Sự cạnh tranh trong tài trợ vốn giữa Ngân hàng thương mại và các công ty CTTC không gay gắt. Các thể lệ tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại nghiêm ngặt làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể khai thác vốn ở kênh này, buộc họ phải tìm phương thức tài trợ vốn ở

Khoá luận tốt nghiệp

kênh khác là CTTC. Mặt khác, môi trường kinh tế tác động đến nhu cầu đầu tƣ máy móc thiết bị tại các doanh nghiệp rất lớn.

- Các công ty CTTC Nhật Bản nắm bắt được nhu cầu thị trường và đáp ứng nhu cầu đó một cách mềm dẻo có chất lƣợng dịch vụ cao.

- Nguồn vốn hoạt động của các công ty CTTC Nhật Bản rất đa dạng.

Các công ty này nhận đƣợc sự hỗ trợ của hầu hết các tổ chức kinh doanh hàng đầu ở Nhật như các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính…

2. Hoạt động CTTC tại Hàn Quốc

Hàn Quốc cũng là một nước có hoạt động cho thuê tài chính rất phát triển và hiện nay đang là một trong những nước dẫn đầu về ngành này tại khu vực Châu Á. Ngành CTTC Hàn Quốc đƣợc hình thành từ những năm 70 đƣợc đánh dấu bằng sự ra đời của công ty CTTC đầu tiên vào năm 1972. Trong những năm này nền kinh tế Hàn Quốc có nhu cầu rất lớn để đầu tƣ vào sản xuất nhƣng các doanh nghiệp Hàn Quốc lại rất thiếu vốn. Cho thuê tài chính đã trở thành công cụ đắc lực trong công việc cung cấp vốn trong khu vực công nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Để thúc đẩy và tạo điều kiện phát triển thị trường tài chính cho thuê, chính phủ đã ban hành “luật khuyến khích ngành cho thuê” vào năm 1973 và đến năm 1993 đƣợc đổi tên thành “luật kinh doanh cho thuê” phản ánh sự tự do hóa của thị trường tài chính Hàn Quốc. Cùng với sự tự cơ cấu lại thị trường tài chính, “luật kinh doanh cho thuê” đƣợc thay thế bằng “luật kinh doanh tài trợ tín dụng đặc biệt” năm 1998.

Hoạt động của ngành công nghiệp cho thuê không ngừng tăng lên với mức tăng trưởng bình quân hàng năm trên 40%. Đến nay đã có gần 40 công ty hoạt động trong lĩnh vực này. Hoạt động CTTC đã có những đóng góp nhất định đối với nền kinh tế Hàn Quốc. Trong năm 1996 ngành cho thuê đóng góp đáng kể cho đầu tƣ quốc gia vào máy móc thiết bị với qui mô đạt 16,9 tỷ USD, chiếm 28,5% tổng đầu tƣ quốc gia vào thiết bị.

Khoá luận tốt nghiệp

Ngày nay, các công ty CTTC có xu hướng liên kết lại với nhau trong các hợp đồng cho thuê lớn mà một công ty cho thuê không đủ vốn để tài trợ.

Do vậy đã hình thành nên những công ty cho thuê liên kết. Các công ty CTTC lớn Hàn Quốc đã mở rộng ra thị trường nước ngoài. Hàng loạt các chi nhánh đƣợc mở tại Hồng Kông, Thái Lan, Việt Nam.

Thị trường CTTC Hàn Quốc phát triển là do những nguyên nhân sau:

- Chính phủ quan tâm đến hoạt động CTTC thông qua việc sửa đổi ban hành luật thuê mua phù hợp với thời kỳ phát triển kinh tế. Mở rộng thị trường thuê mua và giảm bớt các thủ tục cho thuê, khuyến khích các nhà đầu tƣ tham gia vào thị trường này.

- Nhu cầu đầu tƣ máy móc thiết bi tăng lên đáng kể cùng với sự tăng trưởng kinh tế.

- Hoạt động thị trường cho thuê trở nên hấp dẫn vì nó là phương thức tài trợ vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngân hàng Trung Ƣơng Hàn Quốc thực thi chính sách tiền tệ, ban hành những quyết định nghiêm ngặt về vốn trung và dài hạn. Vì thế ngoài phương thức tài trợ thuê tài chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có thể tiếp cận với phương thức tài trợ vốn trung và dài hạn tại các ngân hàng thương mại.

3. Hoạt động CTTC tại Trung Quốc

Hoạt động cho thuê tài chính của Trung Quốc cũng rất phát triển. Hơn nữa Trung Quốc cũng mới gia nhập WTO và chính sách phát triển kinh tế xã hội có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Chính vì thế việc nghiên cứu hoạt động cho thuê tài chính tại Trung Quốc có thể đem lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm. Vào thập niên 80, hoạt động CTTC đƣợc hình thành tại Trung Quốc với mục đích là nhập khẩu trang thiết bị và công nghệ hiện đại thông qua việc sử dụng vốn nước ngoài. Tháng 2/198, công ty CTTC Phương Đông Trung Quốc ra đời (China Orient Leasing Co.Ltd). Cùng năm này, tháng 7, tập đoàn tài chính và đầu tƣ quốc tế Trung Quốc hợp tác với cơ

Khoá luận tốt nghiệp

quan quản lý cung ứng vật tƣ Trung Quốc thành lập công ty Leasing China Ltd, và sau đó tập đoàn tài chính và đầu tƣ quốc tế Trung Quốc lập riêng một công ty CTTC độc lập. Sự hình thành 3 công ty CTTC này là sự khởi đầu cho sự phát triển ngành công nghiệp CTTC tại Trung Quốc.

Hoạt động CTTC đang trở thành một phương thức sử dụng nguồn vốn có hiệu quả đồng thời tạo ra sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp cho thuê nhờ vào sự vận dụng linh hoạt mềm dẻo, thích hợp đáp ứng đƣợc nhu cầu hoạt động của bên đi thuê. Chính sách cải tổ thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng mở cửa của Trung Quốc năm 1978 đã đưa đến những thành tựu to lớn. Sự tăng trưởng kinh tế giai đoạn này đã kéo theo nhu cầu vốn đầu tư cho máy móc thiết bị tăng mạnh và thị trường CTTC của Trung Quốc đã phát triển với tốc độ cao. Tính bình quân một công ty CTTC tại Trung Quốc có doanh số hoạt động khoảng 3.000.000 USD bao gồm cả hoạt động CTTC quốc tế và nội địa.Sau 10 năm, Trung Quốc đã có hơn 60 công ty CTTC, trong đó có hơn 25 công ty liên doanh với nước ngoài.

Các yếu tố dẫn đến sự phát triển của thị trường CTTC Trung Quốc là:

- Dịch vụ cho thuê tài chính đƣợc cung cấp một cách mềm dẻo, linh hoạt phù hợp với doanh nghiệp đi thuê.

- Hệ thống luật pháp ngày càng hoàn thiện, nghiêm minh và theo hướng khuyến khích phát triển thị trường cho thuê tài chính.

- Chính sách ƣu đãi về thuế đối với các hàng hóa cho thuê phải nhập từ nước ngoài.

- Chính sách hỗ trợ cho các công ty cho thuê chuyên nghiệp thông qua việc cung cấp các kênh tạo vốn từ bên ngoài như: Ngân hàng thương mại Trung Quốc đã cho phép 4 công ty cho thuê tài chính đƣợc huy động vốn tiền gửi tiền vay của các tổ chức nước ngoài.

Khoá luận tốt nghiệp

4. Bài học kinh nghiệm

Qua nghiên cứu hoạt động cho thuê tài chính của một số nước trong giai đoạn hình thành và phát triển, có thể rút ra một số kinh nghiệm nhƣ sau:

 Sự quan tâm của chính phủ đến việc tạo điều kiện mở rộng hoạt động thị trường CTTC thông qua môi trường pháp lý đồng bộ, chính sách ƣu đãi thuế, quy định xuất nhập khẩu hàng hóa để cho thuê là nền tảng, động lực thúc đẩy thị trường CTTC phát triển.

 Các công ty CTTC phải khảo sát nhu cầu của thị trường, vận dụng một cách linh hoạt các phương thức tài trợ, phương thức thu hồi vốn thích ứng nhu cầu khách hàng đồng thời mở rộng thị phần hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm cho thuê.

 Khách hàng thuê thường là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây chính là thị trường tiềm năng. Khi thị trường CTTC phát triển mạnh thì khách hàng thuê mở rộng đến các công ty lớn. Các công ty CTTC có thể tham gia tài trợ những dự án lớn với phương thức tài trợ đặc biệt như tài trợ liên kết hoặc có thể tham gia vào thị trường CTTC nước ngoài.

 Thị trường CTTC phát triển cùng với sự phát triển kinh tế. Như vậy, thị trường CTTC cũng bị ảnh hưởng với chu kỳ tăng trưởng kinh tế chiến lƣợc. Vì vậy khi xây dựng chiến lƣợc cho công ty cần phải xem xét chiến lƣợc đó có phù hợp với chính sách kinh tế hiện hành không.

Tóm lại, thông qua việc nghiên cứu những lý luận cơ bản về cho thuê tài chính và kinh nghiệm hoạt động CTTC của một số nước có thị trường CTTC phát triển ở Châu Á, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm phát triển của các nước này. Tuy rằng không thể áp dụng một cách máy móc các biện pháp và chính sách mà các nước này sử dụng vì mỗi nước có một chính sách phát triển và nền tảng kinh tế khác nhau nhƣng thông qua đó cũng có thể rỳt ra một số bài học phỏt triển. Trờn cơ sở đú chỳng ta cú thể hiểu rừ hơn yếu tố cốt lừi thỳc đẩy hoạt động của thị trường này và đõy cũng chớnh là nền tảng đƣa ra một số giải pháp sau này.

Khoá luận tốt nghiệp

Một phần của tài liệu Dịch vụ cho thuê tài chính cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập WTO (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)