Cơ cấu cho thuê tài chính

Một phần của tài liệu Dịch vụ cho thuê tài chính cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập WTO (Trang 59 - 62)

Chương II: NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG

III. THỰC TRẠNG PHÁT HUY CƠ HỘI VÀ VƢỢT QUA THÁCH THỨC

2. Tình hình hoạt động của các công ty cho thuê tài chính hiện nay

2.1. Cơ cấu cho thuê tài chính

Dịch vụ CTTC cũng đƣợc cung cấp giống nhƣ bất kỳ một loại hàng hóa khác trên thị trường. Theo đó, để hoạt động có hiệu quả cao và đạt được mục tiờu đề ra thỡ cụng ty CTTC phải xỏc định được rừ đối tượng mà mỡnh hướng tới. Qua nghiên cứu cầu thị trường CTTC theo thành phần khách hàng thuê và theo tài sản thuê các công ty cho thuê tài chính sẽ có đƣợc chiến lƣợc khách hàng và sản phẩm đúng đắn để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

Cơ cấu khách hàng theo thành phần kinh tế của các công ty CTTC được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 6. Cơ cấu khách hàng theo thành phần kinh tế của các công ty CTTC Đơn vị: tỷ đồng

Thành phần kinh tế 2006 2007

Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng

DN Nhà nước 1.275 14,5% 1.592 12,2%

DN Ngoài quốc doanh

Trong đó: 7.522 85,5% 11.462 87,8%

1) Cty cổ phần và TNHH 4.222 48% 6.788 52%

2) Cty Tƣ nhân 2.729 31% 3.785 29%

3) HTX và Hộ GĐ 571 6,5% 889 6,8%

Tổng 8.797 100% 13.054 100%

Nguồn: Ngân hàng nhà nước

Từ số liệu trên ta thấy rằng đối tƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ CTTC của các công ty CTTC ngày càng mở rộng tới mọi thành phần kinh tế không chỉ có các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ mà còn có cả hợp tác xã, hộ

Khoá luận tốt nghiệp

gia đình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên tỷ trọng dƣ nợ của nhóm khách hàng hợp tác xã và hộ gia đình còn rất khiêm tốn. Trong những năm đầu hoạt động các công ty CTTC thường chú trọng khai thác và thỏa mãn nhu cầu khách hàng lớn là các doanh nghiệp nhà nước và là khách hàng truyền thống của các ngân hàng mẹ. Với bản chất của nghiệp vụ CTTC là tài trợ vốn trung dài hạn cho việc đổi mới máy móc thiết bị mà nhu cầu này lại rất lớn ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Cho nên theo thời gian hoạt động cơ cấu đối tƣợng khách hàng của các công ty CTTC cũng đã thay đổi. Điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế khi mà nhà nước đang có chính sách cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, cho nên số lượng các doanh nghiệp nhà nước giảm dần. Cùng với nó là sự tăng lên không ngừng các công ty cổ phần và công ty TNHH với qui mô vừa và nhỏ. Tính đến năm 2007 dƣ nợ của khách hàng là các công ty cổ phần, TNHH và công ty tƣ nhân chiếm 81% tổng dư nợ của toàn thị trường. Diễn biến này cho thấy thị trường CTTC Việt Nam đã vận động đúng định hướng đáp ứng được một phần không nhỏ nhu cầu vốn trung và dài hạn của các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời kỳ hội nhập.

Cơ cấu khách hàng theo ngành nghề sản xuất được thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 7. Cơ cấu khách hàng theo ngành nghề sản xuất

Đơn vị tính: tỷ đồng

STT Loại tài sản Dƣ nợ

2006

Tỷ trọng

Dƣ nợ 2007

Tỷ trọng

1 MMTB sản xuất CN 2.331 26,5% 3.655 28%

2 MMTB ngành GTVT và thông

tin 3.237 36,8% 6.004 46%

3 MMTB xây dựng 1.759 20% 1.566 12%

Khoá luận tốt nghiệp

4 MMTB nông lâm ngƣ nghiệp 774 8,8% 1.174 9%

5 MMTB ngành khác 696 7,9% 655 5%

6 Tổng 8.797 100% 13.054 100%

Nguồn: Ngân hàng nhà nước

Biểu đồ 1. Cơ cấu khách hàng theo ngành nghề sản xuất

0% 50% 100%

2006 2007

MMTB sản xuất CN MMTB ngành GTVT, thông tin

MMTB xây dựng MMTB NLNN MMTB ngành khác

Nguồn: Ngân hàng nhà nước

Thực tế cho thấy nhu cầu trang bị các máy móc thiết bị hiện đại bằng CTTC có ở trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.

Theo số liệu mới nhất về cơ cấu khách hàng phân theo ngành nghề sản xuất năm 2007, tài sản cho thuê chủ yếu tập trung vào các ngành giao thông vận tải và thông tin (46%), ngành công nghiệp (30%), sau đó là các loại máy móc thi công trong ngành xây dựng, còn các loại máy móc thiết bị phục vụ trong các ngành khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (10%). Nhƣ vậy ta thấy so với năm 2006 tỷ lệ cho thuê máy móc thiết bị trong ngành sản xuất công nghiệp và ngành giao thông vận tải, thông tin đã tăng lên đáng kể, chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ trọng hai ngành này trong năm 2006 là 63.3% thì đến năm 2007 đã lên tới 74%. Tỷ trọng dƣ nợ trong ngành nông lâm ngƣ nghiệp còn thấp đòi hỏi các công ty CTTC cần có những chiến lƣợc mới để khai thác cầu trong phân ngành này, điều đó sẽ thể hiện được sự phát triển đúng hướng của thị trường CTTC là một kênh dẫn vốn phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Khoá luận tốt nghiệp

Một phần của tài liệu Dịch vụ cho thuê tài chính cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập WTO (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)