4.1.1. Đặc điểm về tuổi
Viêm gan virus C mạn có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên đa số trên 40 tuổi. Trong nghiên cứu của chúng tôi lứa tuổi gặp nhiều nhất là trên 50 tuổi (nhóm I chiếm 50%, nhóm II chiếm 36%).
Tại Việt Nam, theo La Thị Nhẫn, Anti - HCV tăng dần theo tuổi: 10 - 19 tuổi là 0,72%; 20 - 29 là 1,54%; 30 - 39 là 3,22%; 40 - 49 là 3,81% và trên 50 tuổi là 11,18% [7]. Nghiên cứu của Đinh Dạ Lý Hương cho thấy viêm gan C có độ tuổi trung bình là 47 [8]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, thấp nhất là 19 tuổi và cao nhất là 68 tuổi. Tuổi trung bình của 2 nhóm tương đương nhau, nhóm I là 48,62 ± 10,95 và nhóm II là 45,02 ± 10,76 (p >0,05). Đây là tuổi trung niên, lứa tuổi có nhiều khả năng làm việc và cống hiến lớn cho gia
đình và xã hội. Vì vậy nếu phát hiện bệnh và điều trị tốt thì sẽ có cơ hội khỏi bệnh cao, mang lại nhiều lợi ích cho gia đình và cộng đồng.
4.1.2. Đặc điểm về giới
Các công trình nghiên cứu trên thế giới cho thấy ít có sự khác biệt về tỉ lệ nhiễm HCV giữa nam và nữ. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu ở châu thổ sông Nile, nơi có tần suất nhiễm HCV cao, thì nam có nguy cơ nhiễm HCV gấp 2,5 lần nữ [7]. Một nghiên cứu ở miền Bắc Việt Nam từ năm 2005 đến 2008 thì tỉ lệ nhiễm HCV ở nam hơi trội hơn nữ là 0,72 % ở nam và 0,23% ở nữ [15]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ nữ có hơi trội hơn nam ở cả hai nhóm (nhóm I là 54%, nhóm II là 62%, p>0,05). Tại Trung Tâm chúng tôi, bệnh nhân đến khám bệnh, điều trị tự chi trả và để điều trị Interferon thì chi phí khá cao, do đó đối tượng bệnh nhân có chọn lọc không thể phản ánh tỉ lệ nhiễm của cộng đồng , vì vậy mà tỉ lệ nữ nhiều hơn nam giới một cách tình cờ.
4.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp
Một vài nhóm nghề nghiệp có tiếp xúc với máu và chế phẩm từ máu như nhân viên y tế có thể có tỉ lệ nhiễm HCV cao. HCV có thể lây qua đường tình dục nhưng không mạnh bằng virus viêm gan B. Tại Hải Phòng tỉ lệ Anti - HCV dương tính ở những người khỏe mạnh là 1,96%, trong khi đó ở gái mại dâm là 3,92% [7]. Những người phụ nữ hay đi xăm mình tỉ lệ nhiễm cũng cao [118]. Ở nghiên cứu của chúng tôi, đặc điểm nghề nghiệp giữa hai nhóm đều giống nhau, tỉ lệ nhiễm cao ở nhóm nghề kinh doanh và trí thức (Nhóm I:
kinh doanh 26%, trí thức 24%; nhóm II: kinh doanh 22%, trí thức 30%). Có thể do số lượng bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi chưa nhiều đủ để thấy được sự khác biệt về tỉ lệ nhiễm HCV liên quan đến nghề nghiệp. Hơn nữa tại Trung Tâm chúng tôi tập trung đa số các bệnh nhân có ý thức và hiểu biết về bệnh, tự giác đi khám bệnh và điều trị bệnh. Phân tích thêm về yếu tố kinh tế,
vấn đề điều trị bằng Interferon phần lớn thích hợp cho tầng lớp trung lưu nên thích hợp cho hai đối tượng kinh doanh và trí thức.
4.1.4. Tiền sử về bản thân và gia đình
HCV chủ yếu lây qua đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con nhưng không mạnh như virus B. Cho đến năm 1989 theo nghiên cứu của một số quốc gia khoảng 8% viêm gan C do truyền máu. Tỉ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con 4 - 7%. Tỉ lệ này tăng 4 - 5 lần nếu mẹ đồng nhiễm HCV - HIV [9].
Trong một nghiên cứu của Đinh Dạ Lý Hương, phần lớn bệnh nhân nhiễm HCV khụng rừ tiền sử (25/37) [8]. Trong nghiờn cứu của chỳng tụi, phần lớn cũng khụng rừ tiền sử (nhúm I 50%, nhúm II 54%, p > 0,05). Kế đến là cú tiền sử phẫu thuật (nhóm I là 28%, nhóm II là 26%, p > 0,05). Một số ít có tiền sử truyền máu, có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em nhiễm HCV.
Bệnh viêm gan do HCV có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nghèo nàn, mức tăng enzym ALT không cao, diễn tiến không thường xuyên cho nên rất nhiều trường hợp viêm gan do HCV đã không được phát hiện. Điều này cho thấy tính chất diễn tiến tiềm tàng, âm thầm ở những bệnh nhân mắc bệnh.
Chính vì vậy, có thể nhiều bệnh nhân có những đợt bộc phát bệnh nhưng đã không để ý hoặc không quan tâm tới. Trong số những bệnh nhân mắc bệnh lần đầu có thể bệnh đã diễn biến từ rất lâu và có thể có những đợt bộc phát nhẹ nhưng đã không được phát hiện, không nhận thấy. Điều này cho thấy sự cần thiết thăm khám kỹ lưỡng, toàn bộ trong những lần khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện bệnh sớm để điều trị.
Phương thức lây ngang trong gia đình có thể là một phương thức lây truyền HCV. Sự lây truyền trong gia đình có thể là do sử dụng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, dụng cụ lấy ráy tai…. hoặc là các sinh hoạt hằng ngày có liên quan đến tiếp xúc với các dịch tiết của cơ thể. Do đó, trong phòng chống lây nhiễm cần lưu ý đến con đường này.
4.1.5. Yếu tố liên quan
Thói quen hút thuốc, uống rượu độc lập với đường lây nhiễm và kiểu gen HCV, vì chưa có nghiên cứu nào cho thấy kiểu gen HCV đặc trưng cho người hút thuốc và uống rượu. Kiểu gen của người tiêm ma túy khác nhau theo vị trí địa dư và theo nhóm nguy cơ, đặc trưng cho nhóm này ở Thái Lan là kiểu 3a [7].
Tuy nhiên, người ta thấy rằng nhiễm HCV kèm theo uống rượu làm tăng nguy cơ xơ gan và ung thư gan. Nếu uống rượu hơn 50g/ngày trong nhiều năm là yếu tố thúc đẩy bệnh diễn tiến nhanh hơn [115]. Nhiều tác giả nghiên cứu mối quan hệ giữa tiền sử nghiện rượu với viêm gan do HCV đều nhận thấy rằng: nghiện rượu là một yếu tố nguy cơ tham gia vào quá trình diễn tiến mạn tính của HCV. Nghiện rượu cũng là một yếu tố hàng đầu, yếu tố cộng hưởng làm tăng tần suất, rút ngắn thời gian tiến triển tới hậu quả xơ gan, ung thư gan của viêm gan do HCV mạn tính. Cơ chế gây tổn thương gan của rượu là làm tổn thương ti lạp thể tế bào gan thông qua nhiễm mỡ.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, người nghiện rượu và hút thuốc tương đối ít (hút thuốc 16% nhóm I và 12% nhóm II. Uống rượu 6% nhóm I và 8%
nhóm II. Tỉ lệ là tương đương nhau, p > 0,05).
So sánh cho thấy không có sự khác nhau về cân nặng trung bình (60,88
± 8,3 ở nhóm I và 59,62 ± 11,7 ở nhóm II, p > 0,05); cân nặng hơn 65kg (20%
ở nhóm I và 28% ở nhóm II, p>0,05) và BMI trung bình (nhóm I 23,79 ± 2,69 và nhóm II 23,21 ± 2,63, p > 0,05).
4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của 2 nhóm bệnh nhân trước điều