Đánh giá trước điều trị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết quả điều trị của hai phác đồ peginterferon alfa 2a kết hợp ribavirin và peginterferon alfa 2b kết hơp ribavirin trong điều trị bệnh nhân viêm gan virus c mạn tính (Trang 42 - 45)

1.3. Điều trị viêm gan C

1.3.5. Đánh giá trước điều trị

Ngoài những xét nghiệm thông thường, cần đặc biệt chú ý đến những biểu hiện ngoài gan, rối loạn tâm thần, nhiễm đồng thời virus HIV, nghiện rượu, tình trạng thừa cân. Theo khuyến cáo trước kia [117] cần phân biệt được các genotype HCV và lượng HCV RNA trong huyết thanh trước khi điều trị. Genotype HCV ảnh hưởng chỉ định điều trị, hiệu quả và thời gian

điều trị, chẳng hạn như hiệu quả tốt hơn và ngắn hơn ở những bệnh nhân nhiễm virus HCV genotype 2 và 3, hiệu quả điều trị đạt được trên những đối tượng này trong các thử nghiệm lâm sàng là 80% [46], [47], [53], [54].

Bảng 1. 4. Những xét nghiệm cần thiết trước khi điều trị bằng IFN 1. Phân loại các HCV genotype

2. Lượng HCV RNA trong huyết thanh 3. Sinh thiết gan (không bắt buộc) 4. Xét nghiệm HIV

Mặc dù đo lượng virus HCV RNA bằng kỹ thuật PCR không quyết định thời gian điều trị nhưng nó còn có thể hữu ích, ít nhất với những bệnh nhân nhiễm HCV genotype 1 mà có lượng virus thấp, người ta hy vọng có đáp ứng virus sớm, điều này là dấu hiệu tốt tiên đoán có được SVR [46], [54].

Sinh thiết gan là tiêu chuẩn vàng trong đánh giá tình trạng xơ hóa và mức độ tổn thương của gan [39]. Đây là xét nghiệm có xâm lấn và chảy máu nên cần cân nhắc khi thực hiện. Với những bệnh nhân nhiễm HCV genotype 2, 3 là những đối tượng có đáp ứng tốt khi sử dụng IFN, có hiệu quả điều trị đặc biệt cao. Liệu pháp sử dụng IFN cũng được cho rằng sẽ có tác dụng lớn trong trường hợp bệnh nặng và nhiều khả năng tiềm tàng của nó sẽ được khám phá trong tương lai. Do đó một số tác giả đã gợi ý không cần thiết phải làm sinh thiết gan trước khi điều trị với những bệnh nhân nhiễm genotype 2, 3. Mặc dù không cần tiến hành sinh thiết cho tất cả các trường hợp nhưng đây vẫn là công cụ hữu ích vì nó là thước đo chính đánh giá tình trạng hiện thời của gan và nó cung cấp những thông tin tiên lượng về diễn tiến của bệnh [39].

1.3.6. Chống chỉ định và tác dụng không mong muốn 1.3.6.1. Tác dụng không mong muốn

Những tác dụng không mong muốn được ghi nhận trong quá trình điều trị IFN và Ribavirin: Bảng 1.5.

Bảng 1.5. Tác dụng không mong muốn của Peginterferon

Tác dụng không mong muốn Tỉ lệ

Các rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa

Chán ăn 27%

Giảm cân 7%

Các rối loạn về tâm thần

Mất ngủ 32%

Dễ bị kích thích 24%

Trầm cảm 21%

Giảm độ tập trung 10%

Các rối loạn hệ thần kinh

Đau đầu 47%

Chóng mặt 15%

Các rối loạn hô hấp, ngực và trung thất

Khó thở 13%

Ho 13%

Các rối loạn đường tiêu hóa

Buồn nôn 28%

Tiêu chảy 14%

Đau bụng 10%

Các rối loạn da và mô dưới da

Rụng tóc 24%

Ngứa 21%

Viêm da 16%

Da khô 12%

Các rối loạn hệ cơ xương khớp, mô liên kết và xương

Đau cơ 38%

Đau khớp 22%

Các rối loạn toàn thân và tại chỗ dùng thuốc

Mệt mỏi 49%

Sốt 39%

Rét run 25%

Phản ứng nơi tiêm 21%

Suy nhược 15%

Đau 10%

*Nguồn: Norihiro Furusyo et al, 2008 [88]

IFN có thể gây sẩy thai trong những nghiên cứu trên động vật, do đó không nên sử dụng trong quá trình mang thai. Ribavirin gây độc cho phôi và quỏi thai, ảnh hưởng đến chất lượng tinh trựng. Cần theo dừi chặt chẽ và kiểm soát quá trình có con ở cả đàn ông và phụ nữ trong suốt quá trình điều trị và nhiều hơn 6 tháng sau khi chấm dứt điều trị.

1.3.6.2. Chống chỉ định

- Chống chỉ định tuyệt đối:

Bệnh trầm cảm nặng, không kiểm soát, viêm gan tự miễn hoặc những tình trạng khác được biết chính xác do interferon và ribavirin, cường tuyến giáp không điều trị, phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ không thể dùng các phương pháp tránh thai đầy đủ, những bệnh đồng thời nguy hiểm khác như tăng huyết áp nghiêm trọng, suy tim, dấu hiệu bệnh mạch vành, đái tháo đường kiểm soát kém, tắc nghẽn đường thở, dưới 3 tuổi, tăng mẫn cảm với những thuốc điều trị HCV.

- Chống chỉ định tương đối:

Bệnh gan giai đoạn mất bù; ghép tạng (không phải gan); có mắc các bệnh: thiếu máu nặng (hemoglobin < 100 g/L), thiếu bạch cầu trung tính (số bạch cầu trung tính < 0,75 G/L), thiếu tiểu cầu (tiểu cầu < 75 G/L), bệnh lý hồng cầu, bệnh tim mạch không kiểm soát ( suy tim sung huyết, dấu hiệu loạn nhịp), bệnh mạch não, suy thận tiến triển (độ thanh thải creatinine < 50

mL/phút).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết quả điều trị của hai phác đồ peginterferon alfa 2a kết hợp ribavirin và peginterferon alfa 2b kết hơp ribavirin trong điều trị bệnh nhân viêm gan virus c mạn tính (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w